CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Lại thêm một người chết trong đồn công an


2013-01-23
Đầu năm Dương lịch 2013, lại có thêm một nạn nhân nữa tử vong trong đồn công an làm cho vấn đề công an giết người dân trong đồn trở nên nóng hơn lúc nào hết. Thanh Quang tìm hiều về điều mà nhiều người gọi là “loạn kiêu binh” ấy, như sau:
Courtesy danlambao/Soha.vn
Chị Lê Thị Ránh, vợ của nạn nhân Trần Văn Tân (ở Phúc Thành, Kim Thành, Hải Dương).

Tải xuống - download
Người dân lo ngại hiện tượng “tự tử” trong đồn công an
Thế là trong năm mới 2013 này, lại có thêm một nạn nhân nữa lâm vào tình trạng mà nhạc sĩ Tô Hải từng cảnh báo rằng “vào đồn công an là người sống, ra khỏi đồn công an thành người chết!”. Nạn nhân đó là ông Trần Văn Tân, 53 tuổi, tử vong tại đồn công an xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương hôm mùng 2 tháng Giêng này, mà công an cho là “tự tử’ trong đồn sau khi ông bị vào tay những người “bạn dân” chỉ vì công ty xi-măng Thành Công mất trộm một tấm tôn. Người vợ đau khổ Lê Thị Ránh của nạn nhân cho biết:
Không có dấu vết gì ngoài dấu còng số 8 ở hai cổ tay. Ngoài ra trên thân thể anh ấy, lật ngược lật xuôi từ đầu xuống chân không có một dấu vết gì để chứng minh là anh ấy thắt cổ tự vận cả, mà bây giờ sơ bộ dựng lên là chồng tôi thắt cổ chết….Gia đình tôi rất bức xúc. Một tội nho nhỏ mà chồng tôi làm không đáng để chết thê thảm như thế. Chồng tôi trước giờ vẫn khỏe mạnh bình thường, hiền lành làm ăn. Ai thuê làm thuê làm mướn gì cũng làm hết. Từ trước giờ anh không ốm đau gì cả. Bên Thành Công giao người cho bên xã Kim Xuyên thì chồng tôi vẫn khỏe mạnh bình thường, thế nhưng đến hôm sau lại là một xác chết nằm đấy. Trong khi đó, từ gia đình tôi đến Kim Xuyên chỉ khoảng 2 km, thế nhưng họ không báo gì cho gia đình tôi biết cả…
Không có dấu vết gì ngoài dấu còng số 8 ở hai cổ tay. Ngoài ra trên thân thể anh ấy, lật ngược lật xuôi từ đầu xuống chân không có một dấu vết gì để chứng minh là anh ấy thắt cổ tự vận cả, mà bây giờ sơ bộ dựng lên là chồng tôi thắt cổ chết
bà Lê Thị Ránh
Chẳng những công an không thông báo cho gia đình về tin dữ này, cứ để cho gia đình tự dò la tìm hiểu, mà khi phóng viên hỏi tại sao công an xã canh giữ nạn nhân cả đêm lại để xảy ra cảnh gọi là “tự tử” như vậy, thì ông Phạm Văn Tưởng, trưởng công an xã Kim Xuyên này, không trả lời được.
Tình trạng “kiêu binh” công an đánh chết dân rồi dàn dựng rằng họ tự tử đã từng diễn ra hàng chục trường hợp trong 2 năm qua, khi gia đình nạn nhân cho biết trên thi thể người thân xấu số của họ mang nhiều dấu vết nhục hình. Nhà báo Nguyễn Minh Cần từ Mascơva lên tiếng:
Chưa bao giờ tôi thấy tình trạng CA lộng quyền đến như thế. Vì sao ? Vì nhà nước, những người lãnh đạo cho quyền CA được làm như thế thì họ mới có thể làm. Nhà nước bây giờ cùng lắm chỉ xử màu mè một vài vụ.
Tình trạng giới cầm quyền chỉ xử một hai vụ công an giết dân có thể được xem là ngoại lệ, giữa lúc thực tế cho thấy “kiêu binh” công an sau khi giết dân vẫn bình an vô sự với cái cớ gán ghép giản dị rằng nạn nhân vào đồn công an để tự tử. Còn người thân của nạn nhân thì đau khổ tột cùng, ra sức tìm công lý, nhưng mới biết ra là “đường đi không tới”. Chẳng hạn như người vợ đau khổ Nguyễn Thị Thanh Tuyền kêu oan trong tuyệt vọng cho chồng là anh Nguyễn Công Nhật bị công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đánh chết rồi gán cho nạn nhân tự sát:
Chưa bao giờ tôi thấy tình trạng CA lộng quyền đến như thế. Vì sao? Vì nhà nước, những người lãnh đạo cho quyền CA được làm như thế thì họ mới có thể làm.
Nhà báo Nguyễn Minh Cần
Bây giờ mỗi lần thấy cảnh tượng ba mẹ ngồi cầu nguyện cho con được siêu thoát, ba mẹ khóc khi nhớ con. Mỗi lần về nhà, tôi cố gắng làm sao cho không khí gia đình vui lên, nhưng mà những giọt nước mắt cứ rơi hoài. Chịu không nỗi. Và nhìn những hình ảnh ấy đau lòng quá. Cả gia đình, mỗi lần nói chuyện này ra, ai cũng khóc hết.
Hoặc trường hợp anh Nguyễn Quốc Bảo chết tại đồn công an quận Hai Bà Trưng mà phía nhân danh “công an nhân dân” giải thích là do nạn nhân tự đập đầu vào ghế đến chết, khiến người cha đau khổ Nguyễn Quang Phục mãi uất ức:
Mặc dù giám định pháp y công nhận con trai tôi đã chết nhanh, chết không kịp ngáp, tại cơ quan CA quận hai Bà Trưng, nhưng họ không bao giờ công nhận sai phạm, mà họ bảo con trai tôi chết trên đường tới bệnh viện.
Công an bảo vệ dân?
Tình trạng công an hành dân, tra tấn và thậm chí đánh chết dân tiếp diễn chẳng khác nào “loạn kiêu binh thời Lê Trung Hưng” khiến công luận không khỏi nêu lên hàng loạt nghi vấn về hành động vô nhân sao lại bộc phát “hồn nhiên, vô tư” trong lực lượng mà lẽ ra phải bảo vệ người dân? Hay hành động thủ ác ấy trở thành nhu cầu của công an, góp phần cho thành tích của họ khiến họ đánh đồng giữa người dân vô tội với kẻ thù đúng nghĩa ?
Trong khi nhà báo Nguyễn Ngọc Già bày tỏ nỗi bất bình về “văn hoá đàn áp” vốn ngày càng trở nên “ghê rợn như người VN đang sống giữa rừng già thâm u, nơi ánh sáng văn hoá chưa bao giờ rọi tới”, thì TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Phát triển IDS đã giải thể, đề cập tới “Văn hoá cảnh sát”, báo động về nhiều trường hợp công an hành hung người dân, thậm chí đánh chết người, đó là chưa kể lực lượng công an cũng được huy động trong nhiều vụ cưỡng chế đất đai, mà nổi bật qua các biến cố từ Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản cho tới vụ 2 mẹ con dân oan phải “khoả thân giữ đất” ở Cần Thơ. Và TS Nguyễn Quang A cũng không quên báo động về “tình trạng công an hoá bộ máy nhà nước” đáng ngại hiện nay.

Theo dòng thời sự:



Copy từ: RFA


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét