"Sẽ chẳng có một tổ chức đoàn thể nào phát hiện ra việc bầu Kiên tham
nhũng như vậy. Chẳng có một tổ chức đoàn thể nào dám nói rằng Dương Chí
Dũng tham ô, tham nhũng như vậy. Chẳng có một tổ chức đoàn thể nào có
thể phát hiện ra những sai phạm của Phạm Thanh Bình trong vụ Vinashin".
(TNM chua thêm cho trọn câu, trọn ý) Và cũng sẽ chẳng có Tổng Bí Thư hay Chủ Tịch Nước nào dám vạch mặt ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (đồng chí X) là tổ cha tham nhũng trong các vụ Vinashin, Vinalines, là đầu đảng thâu tóm ngân hàng, là chúa trùm thế lực đỏ thâu tóm đất đai.
(TNM chua thêm cho trọn câu, trọn ý) Và cũng sẽ chẳng có Tổng Bí Thư hay Chủ Tịch Nước nào dám vạch mặt ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (đồng chí X) là tổ cha tham nhũng trong các vụ Vinashin, Vinalines, là đầu đảng thâu tóm ngân hàng, là chúa trùm thế lực đỏ thâu tóm đất đai.
Ở các nước, muốn tham nhũng được
thì phải ở trên thượng tầng - đó là những người có chức, có quyền cực lớn mới
có thể tham nhũng được. Thế nên tham nhũng ở các nước giống như chiếc nón để ngửa,
rất dễ bị quật đổ. Còn tham nhũng ở Việt Nam từ cấp rất thấp lên cấp rất cao,
nên giống như cái nón để úp. Mà như vậy thì rất khó lật được.
Rồi một lần cùng anh đi chơi trên
ôtô, khi vào một làng cổ có barie chặn đường, thu tiền vào làng, một người gác
cổng làng đi ra chỗ anh lái xe. Anh lái xe đưa cho anh ta 5.000 đồng và chiếc
barie được dựng lên. Trong khi đó biển đề phí vào làng là 10.000 đồng. Ông bạn
Tây bảo tôi: “Anh thấy chưa, đấy cũng là một kiểu tham nhũng. Lẽ ra chúng ta phải
mất 10.000 đồng, và người gác cổng kia phải xé một vé cho chúng ta. Nhưng đây
ta chỉ mất có 5.000 đồng. Như vậy là hai bên cùng có lợi. Người gác cổng thì được
5.000 đồng bỏ túi, còn chúng ta thì giảm chi tiêu được 5.000 đồng”.
Rồi anh kết luận: Ở Việt Nam, bất
cứ ai được giao trách nhiệm, có tí chức, tí quyền thì đều có thể tham và
nhũng”. Rồi anh ví von: “Ở các nước, muốn tham nhũng được thì phải ở trên thượng
tầng - đó là những người có chức, có quyền cực lớn mới có thể tham nhũng được.
Thế nên tham nhũng ở các nước giống như chiếc nón để ngửa, rất dễ bị quật đổ.
Còn tham nhũng ở Việt Nam từ cấp rất thấp lên cấp rất cao, nên giống như cái
nón để úp. Mà như vậy thì rất khó lật được”.
Câu chuyện phiếm với người bạn nước
ngoài ám ảnh tôi mãi, mà càng ngẫm càng thấy anh ta nói đúng. Ở Việt Nam bây giờ,
hầu như cái gì cũng phải áp dụng cơ chế “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”.
Không có tiền, muốn đóng một con dấu cho một bộ hồ sơ vô thưởng vô phạt cũng bị
gây khó dễ.
Chống tham nhũng ở ta, đúng là nặng
về hô hào, giáo dục suông, mà thiếu những biện pháp quyết liệt để ngăn chặn những
kẻ muốn “hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Với những kẻ tham nhũng, đặc biệt là
đối với những người đã có chức, có quyền thì không thể nói rằng họ có nhận thức
yếu kém về chính trị, họ thiếu giác ngộ, họ thiếu lòng tự trọng, họ thiếu hiểu
biết về luật pháp… Những kẻ này biết tất cả và khi lên diễn đàn nói về chống
tham nhũng thì chắc chắn là nói rất hay, rất thuyết phục. Nhưng chúng vẫn tham
nhũng, vẫn móc nối với các nhóm có lợi ích kinh tế, móc nối với cả các thế lực
ngầm trong ngành Tài chính - Ngân hàng - Xây dựng, thậm chí cả các cơ quan bảo
vệ pháp luật. Vậy là chúng làm giàu bất chấp những quy định của luật pháp, bất
chấp những quy chuẩn đạo đức của xã hội. Và dĩ nhiên, đó là những kẻ không còn
liêm sỉ.
Ấy vậy mà với những kẻ như vậy,
chúng ta lại có chế tài xử phạt quá nhẹ. Tại sao với những kẻ tham nhũng lại
không tịch thu toàn bộ gia sản và tống cổ vợ con kẻ đó ra sống đầu đường xó chợ?
Nếu như kẻ đó tham nhũng hàng chục tỉ, có dinh cơ đồ sộ mà lại chỉ xử phạt vài
năm tù thì quả thật ai cũng muốn đi tù để có số tiền lớn như vậy. Cho nên, muốn
chống tham nhũng thì phải làm cho những kẻ đang có ý định tham nhũng sẽ không
dám tham nhũng. Bởi nếu như chúng tham nhũng dù chỉ số tiền nhỏ nhoi thì sẽ mất
sạch tất cả những gì chúng đã có được từ trước đến nay. Đó là danh vọng, đó là
chức tước, đó là tiền bạc.
Chúng ta quá đề cao chuyện kiểm
điểm cá nhân, quá đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Hội đồng nhân dân
trong việc giám sát chống tham nhũng. Nhưng ai cũng nhận thấy một điều, sự giám
sát của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp chỉ là nói cho vui,
cho có phong trào.
Sẽ chẳng có một tổ chức đoàn thể nào phát hiện ra việc bầu
Kiên tham nhũng như vậy. Chẳng có một tổ chức đoàn thể nào dám nói rằng Dương
Chí Dũng tham ô, tham nhũng như vậy. Chẳng có một tổ chức đoàn thể nào có thể
phát hiện ra những sai phạm của Phạm Thanh Bình trong vụ Vinashin… Trường hợp
này cũng giống như bấy lâu nay chúng ta nêu cao phương châm: Toàn dân phòng chống
tội phạm. Nhưng nếu như không có lực lượng công an trấn áp một cách quyết liệt
những kẻ phạm tội, lăn xả vào để cứu người thì liệu có mấy người dân dám đuổi bắt
cướp…?
Cho nên, chống tham nhũng bao
nhiêu năm nay, dù có đủ các tổ chức, đủ các biện pháp, đủ các chỉ thị, nghị quyết
nhưng tham nhũng vẫn cứ hoàn tham nhũng, kết quả thu được chẳng đáng là bao.
Gần đây, qua kết quả điều tra xã
hội học về thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc
ở cấp tỉnh trong công tác phòng chống tham nhũng thì thấy rằng, kết quả giám
sát của Hội đồng nhân dân mới chỉ có được ưu điểm là: “Hoạt động giám sát bước
đầu đã thu được một số kết quả: có 53,6% đại biểu Hội đồng nhân dân kiến nghị
là đưa nội dung liên quan đến hoạt động phòng chống tham nhũng vào chương trình
giám sát hàng năm, có 75% đại biểu Hội đồng nhân dân nhận được đơn thư, yêu cầu
khiếu nại của cử tri liên quan đến tham nhũng… Còn hạn chế là có tới 19,7% số đại
biểu Hội đồng nhân dân chưa rõ về tính công khai, minh bạch trong công tác cổ
phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Trong hai năm 2011-2012, không có người nào bị
Hội đồng nhân dân tỉnh bãi nhiệm; Hội đồng nhân dân cũng không thể hiện được sự
giúp đỡ hay bảo vệ người tố cáo tham nhũng. Còn đối với Mặt trận Tổ quốc thì ưu
điểm đó là có 71,9% đại biểu Mặt trận Tổ quốc tham dự những cuộc nói chuyện đề
cập đến vấn đề tham nhũng và phòng chống tham nhũng.
Với kết quả điều tra sơ bộ như vậy
thì có thể thấy rằng, không nên kỳ vọng vào vai trò của đại biểu Hội đồng nhân
dân và Mặt trận Tổ quốc.
Muốn chống tham nhũng trong tình
trạng cấp bách hiện nay, nếu như không giao cho một cơ quan đứng ra chịu trách
nhiệm và các cơ quan khác có trách nhiệm phối hợp, giám sát, hỗ trợ thì không
cách gì có thể chống được tham nhũng. Chúng ta mắc căn bệnh chủ nghĩa hình thức
là làm gì cũng đưa rất nhiều lực lượng vào, chống gì cũng phải có đủ ban nọ,
ngành kia. Nhưng rồi đến khi kết quả không đạt được thì chẳng ai chịu trách nhiệm
cả. Chính vì vậy, phải có một cơ quan chuyên trách chống tham nhũng và “khoán”
cho người đứng đầu cơ quan này…
Nếu không dám làm như vậy thì kiểm
điểm vẫn cứ là kiểm điểm suông, giáo dục vẫn cứ là giáo dục suông và chuyện
tham nhũng vẫn cứ là chủ đề nóng từ năm này sang các năm tiếp theo.
Petrotimes
Copy từ: Trí Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét