Các ngân hàng thương mại cơ cấu lại nợ, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Trong 200.000 tỷ nợ xấu thì 70% có thế chấp từ bất động sản. Vì vậy, phải cơ cấu lại nợ..."
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định
điều này trong buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt thành phố nhằm tìm
các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và xử lý nợ
xấu ngày 18/12 tại TP Hồ Chí Minh. Tham dự có Phó Thủ tướng Hoàng Trung
Hải, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, các bộ, ngành liên quan, Hiệp hội bất
động sản TP Hồ Chí Minh và lãnh đạo một số ngân hàng thương mại…
Theo thông tin tại cuộc họp: 3 năm qua,
thị trường bất động sản thành phố lâm vào tình trạng trì trệ, kéo dài
với nhiều phân khúc “đóng băng” mà cho đến hôm nay vẫn chưa có chuyển
biến. Trong tổng số 1.318 dự án trên địa bàn thành phố thì có 882 dự án
tiếp tục triển khai với quy mô trên 456.000 căn hộ, 242 dự án chưa triển
khai còn lại là các dự án đang tạm dừng hoặc điều chỉnh quy hoạch, cơ
cấu với trên 30 nghìn căn hộ.
Khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh hiện nay là khối lượng hàng tồn kho với tổng giá trị rất lớn trên 30.242 tỷ đồng. Riêng căn hộ chung cư của 74 dự án nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố cũng đã tồn kho tới gần 14.500 căn hộ.
Hàng tồn kho cao, thị trường bất động sản đóng băng trực tiếp tác động và làm phát sinh nợ xấu ngân hàng. Đến thời điểm này dư nợ cho vay bất động sản ở TP Hồ Chí Minh khoảng 85.000 tỷ đồng, chiếm hơn 10% tổng dư nợ trên địa bàn nhưng chiếm tới 58% tổng dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản của cả nước...
“Lĩnh vực bất động sản là ngành kinh tế quan trọng, là ngành tạo cơ sở vật chất chính cho đất nước, sản phẩm bất động có liên quan đến hàng trăm ngành sản xuất, tiêu thụ hàng ngàn chủng loại sản phẩm. Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, trong khủng hoảng kinh tế thì bất động sản luôn là một trong những tác nhân chính, nhưng cũng sẽ là một động lực quan trọng để vượt qua khủng hoảng’’, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh như vậy và kiến nghị dừng các dự án chưa giải phóng mặt bằng hoặc đang giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp kế hoạch phát triển của địa phương.
Đối với các dự án đã giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp với nhu cầu và kế hoạch phát triển của địa phương thì yêu cầu chính quyền địa phương tạm thời điều chỉnh mục đích sử dụng đất có thời hạn và cho phép chủ đầu tư tổ chức khai thác kinh doanh, không để đất trống và chỉ đầu tư tiếp khi được cấp có thẩm quyền cho phép. Với các công trình nhà ở đang thi công dở dang hoặc đã hoàn thành nhưng tồn kho không bán được do diện tích căn hộ quá lớn thì tùy theo từng khu vực, cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ cho phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân...
Bộ Xây dựng cũng đề nghị phối hợp với Hà Nội, TP Hồ Chí Minh làm việc với các chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới trên địa bàn để xác định danh mục dự án phát triển nhà ở xã hội cụ thể và giao nhiệm vụ cho các đơn vị này triển khai thực hiện.
“Đây là việc làm đạt được nhiều mục tiêu. Nhà ở xã hội sẽ phù hợp với khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân, đồng thời đây cũng là một gói kích cầu gián tiếp của Chính phủ cho thị trường, vì Nhà nước đã không thu tiền sử dụng đất đối với nhà ở xã hội, như vậy là Nhà nước đã hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp có việc làm và vẫn thu được lợi nhuận’’ - Bộ trưởng Trịnh Định Dũng phân tích.
Một số ý kiến tại cuộc làm việc kiến nghị cho phép chuyển đổi các dự
án nhà ở tồn kho không bán được sang các công trình dịch vụ đang có nhu
cầu và phù hợp với quy hoạch như: bệnh viện, trường học, khách sạn, dịch
vụ thương mại; đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại đã giải
phóng mặt bằng nhưng chưa triển khai công trình nhà ở thì thì cho phép
cơ cấu lại dự án, chuyển sang làm nhà ở xã hội phục vụ người có thu nhập
thấp, công nhân lao động; đối với các doanh nghiệp vay để đầu tư nhà ở
xã hội thì cho phép khoanh nợ đối với các khoản nợ bất động sản cũ, tiếp
tục cho vay và kiểm soát chặt chẽ khoản vay mới; hình thành gói tín
dụng dành riêng cho người mua nhà xã hội và nhà thương mại có diện tích
nhỏ, giá bình dân (phục vụ các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công
chức, viên chức, lực lượng vũ trang mua nhà trả góp từ tiền lương, tiền
công), trong đó quy định các ngân hàng thương mại phải dành tối thiểu 3% tổng dư nợ tín dụng để cho các đối tượng này vay mua nhà ở...
Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Trần Bắc Hà cho rằng, quan trọng nhất hiện nay là Ngân hàng Nhà nước bơm tiền cứu thị trường bất động sản, nhất là đối với các dự án dở dang, sắp hoàn thành và có khả năng thu hồi vốn. Vì nợ xấu ngân hàng thực chất là nợ xấu bất động sản…
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cam kết tại cuộc họp sẽ đưa ra khoảng 100.000-150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu, chủ yếu tập trung xử lý nợ xấu liên quan đến bất động sản ngay trong quý 2 và quý 3 năm 2013. Đồng thời sẵn sàng cung ứng khoảng 20.000-40.000 tỷ đồng hỗ trợ người mua nhà với lãi suất hợp lý khoảng 8% trong thời hạn 5-10 năm và sẵn sàng hỗ trợ cho các dự án phục vụ mục đích này…
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh khó khăn lớn nhất của nền kinh tế là nợ xấu, hàng tồn kho, bất động sản ứ đọng. Chính phủ sẽ tập trung giải quyết ngay vấn đề này ngay từ đầu năm tới bằng các giải pháp tổng thể, đồng bộ cả trước mắt và lâu dài.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền các địa phương nghiêm túc nhìn nhận, khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất cập, nhất là trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, phát triển nhà ở...
Các bộ, ngành liên quan rà soát sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến quản lý, đầu tư, kinh doanh bất động sản gắn với cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Cùng với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của nhà nước, Thủ tướng cho rằng, các nhà đầu tư cũng phải tự cơ cấu, điều chỉnh lại sản phẩm, hạ giá thành để phù hợp với quy hoạch và thị trường.
Thủ tướng cũng yêu cầu xác định rõ chính sách cụ thể hỗ trợ TP Hồ Chí Minh mua nhà tái định cư vì nhu cầu rất lớn. Đây cũng là giải phải để giải phóng hàng tồn kho. Đồng thời tính toán, xác định rõ tiêu chí, cơ chế, hỗ trợ đối với từng đối tượng đưởng hưởng chính sách nhà xã hội.
Thủ tướng hoan nghênh một số ngân hàng thương mại đã có kế hoạch cụ thể hạ lãi xuất cho vay trong lĩnh vực bất động sản, nhất là đối với các dự án nhà ở xã hội, đồng thời chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước ngay trong tháng 1 năm 2013 hoàn thiện Đề án xử lý nợ xấu....
“Trong số 200.000 tỷ đồng nợ xấu thì có 70% tài sản thế chấp bằng bất động sản thì bây giờ cho vay để hoàn thành sản phẩm để bán tài sản thế chấp. Nếu bán thấp hơn thì trích quỹ dự phòng rủi ro để xử lý... Ngân hàng thương mại phải cơ cấu lại nợ, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu’’- Thủ tướng phân tích rõ cách thức xử lý nợ xấu và đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao quyền tự chủ cho các ngân hàng thương mại được xem xét cho vay tiếp các dự án có khả năng thu hồi vốn...
Thủ tướng cơ bản đồng tình các đề xuất đưa ra tại cuộc họp và cho biết: sau cuộc làm việc ngày mai (19/12) với lãnh đạo chủ chốt TP Hà Nội, Văn phòng Chính phủ sẽ tổng hợp ý kiến để hoàn thiện đề xuất với Chính phủ ban hành Nghị quyết chuyên đề về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, ổn định thị trường bất động sản. Đây sẽ là cơ sở để các Bộ ngành và các địa phương tổ chức thực hiện./.
Khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh hiện nay là khối lượng hàng tồn kho với tổng giá trị rất lớn trên 30.242 tỷ đồng. Riêng căn hộ chung cư của 74 dự án nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố cũng đã tồn kho tới gần 14.500 căn hộ.
Hàng tồn kho cao, thị trường bất động sản đóng băng trực tiếp tác động và làm phát sinh nợ xấu ngân hàng. Đến thời điểm này dư nợ cho vay bất động sản ở TP Hồ Chí Minh khoảng 85.000 tỷ đồng, chiếm hơn 10% tổng dư nợ trên địa bàn nhưng chiếm tới 58% tổng dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản của cả nước...
“Lĩnh vực bất động sản là ngành kinh tế quan trọng, là ngành tạo cơ sở vật chất chính cho đất nước, sản phẩm bất động có liên quan đến hàng trăm ngành sản xuất, tiêu thụ hàng ngàn chủng loại sản phẩm. Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, trong khủng hoảng kinh tế thì bất động sản luôn là một trong những tác nhân chính, nhưng cũng sẽ là một động lực quan trọng để vượt qua khủng hoảng’’, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh như vậy và kiến nghị dừng các dự án chưa giải phóng mặt bằng hoặc đang giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp kế hoạch phát triển của địa phương.
Đối với các dự án đã giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp với nhu cầu và kế hoạch phát triển của địa phương thì yêu cầu chính quyền địa phương tạm thời điều chỉnh mục đích sử dụng đất có thời hạn và cho phép chủ đầu tư tổ chức khai thác kinh doanh, không để đất trống và chỉ đầu tư tiếp khi được cấp có thẩm quyền cho phép. Với các công trình nhà ở đang thi công dở dang hoặc đã hoàn thành nhưng tồn kho không bán được do diện tích căn hộ quá lớn thì tùy theo từng khu vực, cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ cho phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân...
Bộ Xây dựng cũng đề nghị phối hợp với Hà Nội, TP Hồ Chí Minh làm việc với các chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới trên địa bàn để xác định danh mục dự án phát triển nhà ở xã hội cụ thể và giao nhiệm vụ cho các đơn vị này triển khai thực hiện.
“Đây là việc làm đạt được nhiều mục tiêu. Nhà ở xã hội sẽ phù hợp với khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân, đồng thời đây cũng là một gói kích cầu gián tiếp của Chính phủ cho thị trường, vì Nhà nước đã không thu tiền sử dụng đất đối với nhà ở xã hội, như vậy là Nhà nước đã hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp có việc làm và vẫn thu được lợi nhuận’’ - Bộ trưởng Trịnh Định Dũng phân tích.
Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyếttháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản |
Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Trần Bắc Hà cho rằng, quan trọng nhất hiện nay là Ngân hàng Nhà nước bơm tiền cứu thị trường bất động sản, nhất là đối với các dự án dở dang, sắp hoàn thành và có khả năng thu hồi vốn. Vì nợ xấu ngân hàng thực chất là nợ xấu bất động sản…
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cam kết tại cuộc họp sẽ đưa ra khoảng 100.000-150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu, chủ yếu tập trung xử lý nợ xấu liên quan đến bất động sản ngay trong quý 2 và quý 3 năm 2013. Đồng thời sẵn sàng cung ứng khoảng 20.000-40.000 tỷ đồng hỗ trợ người mua nhà với lãi suất hợp lý khoảng 8% trong thời hạn 5-10 năm và sẵn sàng hỗ trợ cho các dự án phục vụ mục đích này…
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh khó khăn lớn nhất của nền kinh tế là nợ xấu, hàng tồn kho, bất động sản ứ đọng. Chính phủ sẽ tập trung giải quyết ngay vấn đề này ngay từ đầu năm tới bằng các giải pháp tổng thể, đồng bộ cả trước mắt và lâu dài.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền các địa phương nghiêm túc nhìn nhận, khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất cập, nhất là trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, phát triển nhà ở...
Các bộ, ngành liên quan rà soát sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến quản lý, đầu tư, kinh doanh bất động sản gắn với cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Cùng với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của nhà nước, Thủ tướng cho rằng, các nhà đầu tư cũng phải tự cơ cấu, điều chỉnh lại sản phẩm, hạ giá thành để phù hợp với quy hoạch và thị trường.
Thủ tướng cũng yêu cầu xác định rõ chính sách cụ thể hỗ trợ TP Hồ Chí Minh mua nhà tái định cư vì nhu cầu rất lớn. Đây cũng là giải phải để giải phóng hàng tồn kho. Đồng thời tính toán, xác định rõ tiêu chí, cơ chế, hỗ trợ đối với từng đối tượng đưởng hưởng chính sách nhà xã hội.
Thủ tướng hoan nghênh một số ngân hàng thương mại đã có kế hoạch cụ thể hạ lãi xuất cho vay trong lĩnh vực bất động sản, nhất là đối với các dự án nhà ở xã hội, đồng thời chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước ngay trong tháng 1 năm 2013 hoàn thiện Đề án xử lý nợ xấu....
“Trong số 200.000 tỷ đồng nợ xấu thì có 70% tài sản thế chấp bằng bất động sản thì bây giờ cho vay để hoàn thành sản phẩm để bán tài sản thế chấp. Nếu bán thấp hơn thì trích quỹ dự phòng rủi ro để xử lý... Ngân hàng thương mại phải cơ cấu lại nợ, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu’’- Thủ tướng phân tích rõ cách thức xử lý nợ xấu và đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao quyền tự chủ cho các ngân hàng thương mại được xem xét cho vay tiếp các dự án có khả năng thu hồi vốn...
Thủ tướng cơ bản đồng tình các đề xuất đưa ra tại cuộc họp và cho biết: sau cuộc làm việc ngày mai (19/12) với lãnh đạo chủ chốt TP Hà Nội, Văn phòng Chính phủ sẽ tổng hợp ý kiến để hoàn thiện đề xuất với Chính phủ ban hành Nghị quyết chuyên đề về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, ổn định thị trường bất động sản. Đây sẽ là cơ sở để các Bộ ngành và các địa phương tổ chức thực hiện./.
Theo Thành Chung
VOVTV
Copy từ: Cafef
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét