CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Trò đánh lại thầy trên bục giảng: "Hẳn đã quá giới hạn chịu đựng"



(Soha.vn) - Nói về trường hợp thầy giáo tát học sinh ở trường THPT Nguyễn Huệ ở Bình Định, ông Đào Trọng Thi cho rằng đó là hành động côn đồ.

Video clip thầy giáo đánh học sinh và học sinh đánh lại xảy ra ở trường THPT Nguyễn Huệ ở tỉnh Bình Định đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Với một loạt các vụ việc liên quan đến giáo dục trong thời gian vừa qua, đã xuất hiện những lo lắng về sự xuống cấp đạo đức trong môi trường sư phạm.
Trao đổi với chúng tôi về vụ việc này, GS Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội cho hay: “Việc giáo viên bạo hành với học sinh là không thể chấp nhận được trên mọi phương diện: từ pháp luật, đạo đức đến phương pháp sư phạm. Và sự việc học sinh đánh lại thầy khi bị thầy đánh, tôi thấy đạo đức trong nhà trường đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Đó là một điều đáng tiếc, đáng xấu hổ cho nhà trường của chúng ta, rất đáng báo động”.
“Với tư cách là một cá nhân trong xã hội chứ chưa nhắc tới công việc là một nhà giáo, tôi thấy việc lấy tay tát một người khác cũng đã là rất khó chấp nhận dù có ghét nhau đến cỡ nào, chưa kể là giáo viên lấy tay tát học sinh như thế. Đó là một hành động côn đồ. Tôi cảm thấy rất buồn!
Hành động phản ứng của học sinh đối với thầy giáo cũng là hành động không thể chấp nhận được nhưng cũng còn có lý do và đáng thông cảm hơn. Bởi lẽ người thầy giáo đó đâu còn giữ được hình ảnh và tư cách của một người thầy trước học sinh nữa khi có một hành động côn đồ như thế. Trong thực tế, học sinh bao giờ cũng ở thế yếu hơn so với giáo viên bởi lẽ những ràng buộc về đạo đức xã hội. Vậy mà học sinh lại vung tay đánh lại thầy giáo thì hẳn là đã vượt quá giới hạn chịu đựng…”, GS Đào Trọng Thi nói.
Hình ảnh cắt từ clip
Hình ảnh cắt từ clip
Và theo GS Thi nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của các ngành các cấp và các thành phần xã hội khác nhau trong xã hội thì đó cũng là một biểu hiện rất nguy hiểm. Trong việc này không hoàn toàn chỉ có quan hệ trong nhà trường dù sự việc xảy ra trong nhà trường mà còn liên quan đến cả xã hội: các bậc phụ huynh và các mối quan hệ xã hội.
Khi được hỏi ý kiến về việc Phó Giám đốc Sở Bình Định cho biết người giáo viên đó là giáo viên hợp đồng theo năm, ông Đào Trọng Thi cho rằng: “Dù có là loại hợp đồng gì thì khi một người đứng trên bục giảng cũng phải có tư cách của một nhà giáo. Đây là vấn đề đạo đức nghề nghiệp chứ không phải đạo đức công chức”.
Liên quan đến những hiện tượng giáo viên đánh học sinh, bảo mẫu đánh trẻ diễn ra ngày càng nhiều, ông Thi cho rằng: “Giáo viên là sản phẩm đào tạo của các trường Sư phạm, đào tạo những người đứng trên bục giảng. Trong bối cảnh xã hội có nhiều tác động mạnh mẽ đến đời sống của mỗi cá nhân, trách nhiệm chính là ở các giáo viên. Các giáo viên phải luôn rèn luyện bản thân thường xuyên, không ngừng cả góc độ chuyên môn lẫn dạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực thi nghề nghiệp.
Ngoài ra cũng rất cần sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, sự quan tâm của xã hội, của các phụ huynh để động viên, khuyến khích các nhà giáo giữ được hình mẫu mô phạm cũng như đạo đức của người giáo viên".
Cũng theo ông Thi, mỗi trường hợp vi phạm có những hoàn cảnh khác nhau, cuộc sống khác nhau tác động đến tâm lý nhưng dường như việc xử lý những trường hợp giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp còn chưa được nghiêm khắc, quyết liệt và vẫn còn sự né tránh nào đó. Cho nên việc xử lý nghiêm minh là cấp bách và cần thiết. Chúng ta phải bắt đầu từ những nhà giáo.


Copy từ: Soha


...........

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét