Nhà nước “lãi” bao nhiêu từ các phiên đấu thấu vàng miếng?
Chênh lệch hàng nghìn tỉ đồng
Con số hay mức chênh lệch nói trên dĩ nhiên không có nghĩa rằng NHNN lãi tới 5.500-7.300 tỉ đồng chỉ sau hơn 9 tháng tổ chức đấu thầu, với 76 phiên được tổ chức liên tiếp suốt từ phiên đầu tiên vào ngày 28.3 đến phiên cuối cùng ngày 31.12.2013.
Để tính được chuyện lời lãi, như mọi đơn vị kinh doanh vàng miếng, NHNN sẽ cần phải tính thêm một loạt các chi phí về thuế nhập khẩu, vận chuyển, bảo hiểm, gia công đến các chi phí tổ chức đấu thầu ròng rã suốt cả năm trời.
Song mức chênh lệch nói trên cũng chưa hẳn là con số lớn nhất mà NHNN có thể thu được hay “lãi” từ các phiên đấu thầu vàng. Bởi trong phần lớn các phiên đấu thầu, mức giá vàng phổ biến mà NHNN chào bán thường có giá cao hơn nhiều mức 3 hay 4 triệu đồng mỗi lượng trên đây.
Thậm chí theo như một phân tích, có những phiên, giá vàng mà NHNN chào bán thành công còn cao hơn giá vàng thế giới tới 6 triệu đồng, hay đặc biệt còn chạm sát ngưỡng 7 triệu đồng mỗi lượng.
Do đó, dù lấy mức chênh lệch nào làm cơ sở đối chiếu, tổng giá trị chênh lệch giữa vàng đấu thầu với giá vàng thế giới cũng là rất lớn bởi số lượng vàng 1,819 triệu lượng được NHNN chào bán thành công trong năm qua quy đổi tương đương tới hơn 68,2 tấn vàng. Chỉ cần nâng mức chênh lệch bình quân lên khoảng 4 triệu đồng mỗi lượng, thay vì mức 3 triệu đồng, chênh lệch giá vàng mà NHNN “thu được” về trong năm qua sẽ tăng từ con số 5.500 tỉ đồng lên tới con số 7.276 tỉ đồng.
Tiền chảy về đâu?
Chính vì mức chênh lệch quá lớn trên đây, nhiều đại biểu Quốc hội cũng như đông đảo dư luận ngay từ rất sớm quan tâm đến câu chuyện chênh lệch giá vàng và việc NHNN sẽ làm gì với khoản thu được từ chênh lệch giá vàng.
Người đứng đầu NHNN – Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng như nhiều lãnh đạo của cơ quan này thời gian qua đều khẳng định, NHNN can thiệp thị trường vàng thông qua đấu thầu không vì mục tiêu lợi nhuận mà chỉ nhằm điều tiết và quản lý nhà nước đối với thị trường vàng.
Các khoản tiền chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế theo đó cũng sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước, thay vì chảy vào túi của giới đầu cơ và kinh doanh vàng như những năm trước đây.
Do đó dù là quá sớm, câu hỏi hợp lý đặt ra hiện nay là, sau khi NHNN trừ đi các chi phí cần thiết theo quy định, sẽ có chính xác bao nhiêu tỉ đồng trong con số chênh lệch giá vàng được nộp vào ngân sách nhà nước (?). Con số này dĩ nhiên ở thời điểm hiện nay thực tế rất khó dự đoán, ít nhất cho đến khi cơ quan ngân hàng trung ương hoàn tất báo cáo quyết toán tài chính năm. Song với chế độ tài chính mới của NHNN được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 07 hồi đầu năm 2013, bước đầu cũng có thể dự đoán một vài “đường đi” của nguồn thu chênh lệch giá vàng.
Chế độ tài chính bàn hành kèm theo Quyết định 07 trên đây quy định rất rõ ràng rằng, khoản chênh lệch qua các phiên đấu thầu vàng sẽ được tính vào khoản thu của NHNN trong lúc các chi phí liên quan sẽ được hạch toán vào các khoản chi của cơ quan này. Điều 3 chế độ tài chính của NHNN cũng quy định, cơ quan này được sử dụng các nguồn thu để trang trải chi phí hoạt động của mình và sau khi trích lập các quỹ theo quy định, toàn bộ số còn lại của chênh lệch thu chi sẽ phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
Giả sử, nếu tính toán riêng biệt đối với riêng khoản chênh lệch thu chi từ đấu thầu vàng, NHNN sẽ được trích lập khoản dự phòng rủi ro tương đương 10% số lãi từ mua bán vàng theo điều 9 của chế độ tài chính. Chưa kể, cơ quan này theo như điều 16 còn được trích lập tương đương 20% chênh lệch thu chi hàng năm cho quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và 10% cho quỹ dự phòng tài chính.
Do đó, nếu lấy con số chênh lệch gần 7.300 tỉ đồng trên đây như là khoản lãi mà NHNN có được từ các phiên đấu thầu vàng, sau khi trừ đi 10% trích lập dự phòng hạch toán vào chi phí (tương đương gần 730 tỉ đồng), cơ quan ngân hàng trung ương sẽ phải nộp cho ngân sách nhà nước 70%, tương đương 4.600 tỉ đồng và được giữ lại khoảng 1.970 tỉ đồng cho các khoản trích lập, quỹ dự phòng.
Các con số sẽ là không hề nhỏ cho một nghiệp vụ chỉ mới được thực hiện trong hơn 9 tháng cuối của năm 2013.
Copy từ: Lao Động
................
Chỉ tính mới mức chênh lệch khoảng 3-4 triệu đồng mỗi lượng, con số
1,819 triệu lượng vàng miếng SJC được NHNN chào bán thành công qua các
phiên đấu thầu trong năm 2013 có mức giá bán cao hơn tới 5.500-7.300 tỉ
đồng so với giá vàng thế giới quy đổi.
Con số hay mức chênh lệch nói trên dĩ nhiên không có nghĩa rằng NHNN lãi tới 5.500-7.300 tỉ đồng chỉ sau hơn 9 tháng tổ chức đấu thầu, với 76 phiên được tổ chức liên tiếp suốt từ phiên đầu tiên vào ngày 28.3 đến phiên cuối cùng ngày 31.12.2013.
Để tính được chuyện lời lãi, như mọi đơn vị kinh doanh vàng miếng, NHNN sẽ cần phải tính thêm một loạt các chi phí về thuế nhập khẩu, vận chuyển, bảo hiểm, gia công đến các chi phí tổ chức đấu thầu ròng rã suốt cả năm trời.
Song mức chênh lệch nói trên cũng chưa hẳn là con số lớn nhất mà NHNN có thể thu được hay “lãi” từ các phiên đấu thầu vàng. Bởi trong phần lớn các phiên đấu thầu, mức giá vàng phổ biến mà NHNN chào bán thường có giá cao hơn nhiều mức 3 hay 4 triệu đồng mỗi lượng trên đây.
Thậm chí theo như một phân tích, có những phiên, giá vàng mà NHNN chào bán thành công còn cao hơn giá vàng thế giới tới 6 triệu đồng, hay đặc biệt còn chạm sát ngưỡng 7 triệu đồng mỗi lượng.
Do đó, dù lấy mức chênh lệch nào làm cơ sở đối chiếu, tổng giá trị chênh lệch giữa vàng đấu thầu với giá vàng thế giới cũng là rất lớn bởi số lượng vàng 1,819 triệu lượng được NHNN chào bán thành công trong năm qua quy đổi tương đương tới hơn 68,2 tấn vàng. Chỉ cần nâng mức chênh lệch bình quân lên khoảng 4 triệu đồng mỗi lượng, thay vì mức 3 triệu đồng, chênh lệch giá vàng mà NHNN “thu được” về trong năm qua sẽ tăng từ con số 5.500 tỉ đồng lên tới con số 7.276 tỉ đồng.
Tiền chảy về đâu?
Chính vì mức chênh lệch quá lớn trên đây, nhiều đại biểu Quốc hội cũng như đông đảo dư luận ngay từ rất sớm quan tâm đến câu chuyện chênh lệch giá vàng và việc NHNN sẽ làm gì với khoản thu được từ chênh lệch giá vàng.
Người đứng đầu NHNN – Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng như nhiều lãnh đạo của cơ quan này thời gian qua đều khẳng định, NHNN can thiệp thị trường vàng thông qua đấu thầu không vì mục tiêu lợi nhuận mà chỉ nhằm điều tiết và quản lý nhà nước đối với thị trường vàng.
Các khoản tiền chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế theo đó cũng sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước, thay vì chảy vào túi của giới đầu cơ và kinh doanh vàng như những năm trước đây.
Do đó dù là quá sớm, câu hỏi hợp lý đặt ra hiện nay là, sau khi NHNN trừ đi các chi phí cần thiết theo quy định, sẽ có chính xác bao nhiêu tỉ đồng trong con số chênh lệch giá vàng được nộp vào ngân sách nhà nước (?). Con số này dĩ nhiên ở thời điểm hiện nay thực tế rất khó dự đoán, ít nhất cho đến khi cơ quan ngân hàng trung ương hoàn tất báo cáo quyết toán tài chính năm. Song với chế độ tài chính mới của NHNN được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 07 hồi đầu năm 2013, bước đầu cũng có thể dự đoán một vài “đường đi” của nguồn thu chênh lệch giá vàng.
Chế độ tài chính bàn hành kèm theo Quyết định 07 trên đây quy định rất rõ ràng rằng, khoản chênh lệch qua các phiên đấu thầu vàng sẽ được tính vào khoản thu của NHNN trong lúc các chi phí liên quan sẽ được hạch toán vào các khoản chi của cơ quan này. Điều 3 chế độ tài chính của NHNN cũng quy định, cơ quan này được sử dụng các nguồn thu để trang trải chi phí hoạt động của mình và sau khi trích lập các quỹ theo quy định, toàn bộ số còn lại của chênh lệch thu chi sẽ phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
Giả sử, nếu tính toán riêng biệt đối với riêng khoản chênh lệch thu chi từ đấu thầu vàng, NHNN sẽ được trích lập khoản dự phòng rủi ro tương đương 10% số lãi từ mua bán vàng theo điều 9 của chế độ tài chính. Chưa kể, cơ quan này theo như điều 16 còn được trích lập tương đương 20% chênh lệch thu chi hàng năm cho quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và 10% cho quỹ dự phòng tài chính.
Do đó, nếu lấy con số chênh lệch gần 7.300 tỉ đồng trên đây như là khoản lãi mà NHNN có được từ các phiên đấu thầu vàng, sau khi trừ đi 10% trích lập dự phòng hạch toán vào chi phí (tương đương gần 730 tỉ đồng), cơ quan ngân hàng trung ương sẽ phải nộp cho ngân sách nhà nước 70%, tương đương 4.600 tỉ đồng và được giữ lại khoảng 1.970 tỉ đồng cho các khoản trích lập, quỹ dự phòng.
Các con số sẽ là không hề nhỏ cho một nghiệp vụ chỉ mới được thực hiện trong hơn 9 tháng cuối của năm 2013.
Copy từ: Lao Động
................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét