CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Tòa xử Trương Duy Nhất, các “bị hại” sẽ lủi đi đâu?

Blogger Trương Duy Nhất bị di lý ra Hà Nội hôm 26/5
Nhà báo-Blogger Trương Duy Nhất bị di lý ra Hà Nội hôm 26/5/2013, sau khi bị bắt (Ảnh từ BBC)

Theo luật sư cho biết, phiên tòa xét xử Nhà báo-Blogger Trương Duy Nhất sẽ được mở vào ngày 04-03-2014 tới đây tại Đà Nẵng.
Có lẽ phiên tòa này lại tô điểm thêm một vết son … đen đúa vào bộ mặt của nền tư pháp nước Việt Nam cộng sản, khi mà nó là phiên tòa lịch sử với 5 “bị hại” là các nhân vật chóp bu trong ban lãnh đạo đảng, nhà nước này, nhưng lại vắng mặt và không thể làm rõ được họ “bị hại” ở chỗ nào.

Những cái tên như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, … sẽ được tòa … nghĩ đến (vì có thể sẽ không “dám” nhắc đến), bởi đó là những “bị hại” cộm cán được cáo trạng nêu, với nội dung trong số 12 bài báo của Trương Duy Nhất được coi là đã “bôi nhọ” các vị này. (*)
Kinh nghiệm xử Cù Huy Hà Vũ không biết có được học trước khi mở phiên tòa, bởi sẽ có một bị cáo rất cứng đầu, không nhận tội, không ăn năn hối cải”. Để tự giúp mình có được sự “ăn ăn hối cải”, Trương Duy Nhất sẽ đòi hỏi những “bị hại” phải có mặt, hay ít ra là các đại diện của họ, nằm trong các cơ quan: Đảng cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ.
Phiên tòa được mở công khai, các nhà báo trong, ngoài nước, các nhân sĩ trí thức, blogger … sẽ có mặt, nhưng liệu có được dự? Họ được “dự” trực tiếp, hay qua màn hình TV (do nại cớ phòng xử không đủ chỗ)? 
Những tranh tụng, những lập luận hứa hẹn sẽ đanh thép và vô cùng “nhạy cảm”, trong một phiên tòa xử một nhà báo có được các nhà báo, các báo thoải mái đăng tải?
Có thể tạm thỏa mãn trí tò mò trong mấy ngày tới bằng bản cáo trạng mà người thân của Trương Duy Nhất sẽ công bố trước phiên xử?
Dư luận trong nước và quốc tế cũng lại có một cơ hội để đo, đếm về nội tình ban lãnh đạo cộng sản VN, về những hứa hẹn “nhân quyền” của nó sau chiếc ghế thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ và trước Hiệp định TPP. 
Tất cả đang chờ đợi chúng ta, 10 ngày tới! Còn những ai lo là sẽ không được thỏa mãn, thì vẫn còn có dịp: một phiên tòa phúc thẩm; nghĩa là “nỗi đau” cho các “bị hại” sẽ còn được các quan tòa đem ra nhay nghiến một lần nữa.

* Xem:  - Kết luận điều tra sai phạm của Trương Duy Nhất (Người lao động, 18/12/2013).  –  Ông Trương Duy Nhất ‘khó hưởng án nhẹ’ (BBC, 19/12/2013).  -  Dọn đường cho bản án Trương Duy Nhất (RFA, 20/12/2013).

Copy từ: Chép Sử Việt  

.................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét