Như Một Thế Giới đã đưa tin, sau khi Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) hoàn thành dự thảo “Quy trình vận hành liên hồ chứa Đăk Mi 4 – Sông Tranh 2 – A Vương”, thành phố Đà Nẵng đã có phản ứng quyết liệt và dọa kiện nếu dự thảo này được thông qua.
Ngay
sau đó, ông Hoàng Văn Bẩy – Cục Trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước
thuộc Bộ TN&MT đã có công văn gửi Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang và
lãnh đạo Bộ TN&MT giải thích vấn đề này.
Đặt lợi ích thủy điện lên đầu
Công văn của của Cục Quản lý Tài
nguyên nước nêu rõ là dự thảo “Quy trình vận hành liên hồ chứa” ra đời
sau gần hai năm nghiên cứu, xây dựng hàng trăm phương án, gửi tới 13 cơ
quan đơn vị xin ý kiến góp ý.
Trước khi trình Thủ tướng Chính phủ
ngày 12 tháng 9 năm 2013, Bộ TN&MT cũng đã tổ chức họp với tổ soạn
thảo với sự tham gia của 5 bộ, 13 ngành, cơ quan liên quan và 2 địa
phương Quảng Nam, Đà Nẵng.
Mùa khô nhìn từ thân đập thủy điện Đăk Mi 4 sẽ thấy thủy điện này không xả một giọt nước nào về sông Vu Gia.
Cục Quản lý Tài nguyên nước khẳng định
mặc dù dự thảo “Quy trình vận hành liên hồ chứa” không phải là văn bản
quy phạm pháp luật nhưng vẫn phải làm “công phu” như vậy vì để đảm bảo
chất lượng xây dựng quy trình!
Trong quá trình thảo luận, về vấn đề
xả nước của hồ Đăk Mi 4 xuống hạ du sông Vu Gia và quy định mực nước tại
trạm thủy văn Ái Nghĩa, có 3 nhóm ý kiến như sau:
Bộ Công Thương, Tổng công ty Đầu tư
phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (chủ đầu tư thủy điện Đăk
Mi 4) đề nghị xem xét giảm lưu lượng xả về hạ du để đảm bảo hiệu quả
phát điện cao hơn, vì cho rằng việc xả với lưu lượng liên tục từ 12,5
đến 25m3/s trong cả mùa cạn là thiệt hại rất lớn về điện, gây lãng phí
tài nguyên nên đề nghị xả từ 3 đến 8,5m3/s.
UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị hồ Đăk Mi 4 xả liên tục 25m3/s trong cả mùa cạn.
Ý kiến cuối cùng của UBND tỉnh Quảng Nam và các cơ quan đơn vị là thống nhất với dự thảo hoặc không có ý kiến!
Lo sợ thiệt hại thay cho thủy điện
Đối với đề nghị của thành phố Đà Nẵng trong công văn số 08/PCBL, Cục Quản lý Tài nguyên nước cho biết:
Theo kết quả thống kê chuỗi thủy văn
từ năm 1976 đến 2008, mực nước trung bình 03 tháng nhỏ nhất tại trạm
thủy văn Ái Nghĩa là 2,67m, trung bình 01 tháng nhỏ nhất là 2,53. Trên
thực tế, nếu đảm bảo được giá trị mực nước tại Ái Nghĩa từ 2,53m trở lên
thì đáp ứng được nhu cầu nước hạ du.
Thủy điện vắt kiệt nước và nạn đào đãi vàng tàn phá biến sông Đăk Mi trở thành con sông chết.
Nhu cầu nước theo đề nghị của thành
phố Đà Nẵng, diện tích tưới thiết kế là 46 ngìn hecta, thực tế là 36,3
nghìn hecta, đã bao gồm những diện tích không lấy nước trực tiếp trên
các dòng chính sông Vu Gia, không phụ thuộc vào việc vận hành hồ Đăk Mi
4.
Lượng nước trên sông Vu Gia đến Ái
Nghĩa không chỉ có hồ Đăk Mi 4 mà còn hồ A Vương và trong tương lai còn
có hồ Sông Bung 4. Do vậy, đề nghị xả nước hồ Đăk Mi 4 trong suốt mùa
cạn 25m3/s (theo đề nghị của Đà Nẵng) không gắn với yêu cầu sử dụng nước
thực tế trong từng thời gian, trường hợp cụ thể chưa phù hợp…
Và cuối cùng, cùng nỗi lo lắng “sẽ gây
thiệt hai cho thủy điện” như Bộ Công thương từng lo, Cục Quản lý Tài
nguyên nước kết luận qua tính toán việc vận hành các hồ chứa đã đảm bảo
nhu cầu dùng nước cho hạ du sông Vu Gia.
Nếu khống chế mực nước trong mùa cạn
tại trạm thủy văn Ái Nghĩa, thiệt hại về điện của thủy điện Đăk Mi 4
trong mùa cạn sẽ dao động từ khoảng 55 triệu Kwh (chiếm 6% so với tổng
sản lượng điện hàng năm) đến tối đa khoảng 144,6 triệu Kwh (chiếm 17,3%)
tương ứng khoảng 55 tỷ đến 145 tỷ đồng!
Mặc dù khẳng định các vấn đề về xả
nước của thủy điện Đăk Mi 4, mực nước tại trạm thủy văn Ái Nghĩa, thay
đổi tỷ lệ chuyển nước qua sông Quảng Huế… đã được nghiên cứu, phân tích
tính toán… nhưng Cục Quản lý Tài nguyên nước “hứa” sẽ nghiên cứu ý kiến
của Đà Nẵng để báo cáo Bộ TN&MT và Thủ tướng Chính phủ trong thời
gian tới.
Minh Sơn
Phó Thủ tướng chỉ đạo không cụ thể?
Như Một Thế Giới đã đưa tin, thủy điện
Đăk Mi 4 đã “cúp” nguồn nước chảy về sông Vu Gia và chia về sông Thu
Bồn khi xây dựng thủy điện nên đã xảy ra tranh chấp nguồn nước với thành
phố Đà Nẵng. Trong quá trình xây dựng UBND TP Đà Nẵng đã kiến nghị dừng
thi công cho đến khi giải quyết nhưng cuối cùng thành phố Đà Nẵng đã
“thua” thủy điện này.
Sau nhiều lần kiến nghị, ngày 29 tháng 4 năm 2010, tại
văn bản số 2840?VPCP-KTN Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã yêu
cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam
(chủ đầu tư Đăk Mi 4) thiết kế cống điều tiết tại tuyến đập thủy điện
Đăk Mi 4 có khả năng xả tối đa 25m3/s trở lại sông Vu Gia.
Mới đây, sau khi Đà Nẵng có văn bản kiến nghị về dự
thảo “Quy trình vận hành liên hồ chứa” đòi 25m3/s, và dọa kiện Bộ
TN&MT, trong văn bản gửi cho Bộ trưởng bộ này, ông Hoàng Văn Bẩy –
Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước có nêu: “Phó Thủ tướng Hoàng
Trung Hải đã yêu cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công
nghiệp Việt Nam thiết kế cống điều tiết tại tuyến đập thủy điện Đăk Mi 4
có khả năng xả tối đa 25m3/s trở lại sông Vu Gia, mà không quy định lưu
lượng xả theo từng thời gian, trường hợp cụ thể”.
Copy từ: Một Thế Giới
.............
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét