Trước tiên, phải nói rằng những ý kiến và lập luận của TS Dương Danh Huy trong bài viết dưới đây là rất hay, lật tẩy thẳng yếu huyệt dường như không có cách gì đỡ được của chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay. Nó cũng lý giải phần nào hiện tượng khó hiểu khi họ vẫn có vẻ như ngoan cố không chịu đưa vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa ra công pháp quốc tế, trước rất nhiều gợi ý, đề nghị của các chuyên gia (*), trong khi Philippines thì đã làm cho vấn đề chủ quyền biển đảo của nước này.
Để “giúp” cho chính quyền CSVN, TS Dương Danh Huy đã đưa ra khuyến nghị cần “chứng minh rằng trong giai đoạn 1954-1975 đã có một quốc gia Việt khác với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) duy trì chủ quyền Việt trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.” Từ đó nêu ra sáng kiến “phi nhạy cảm hóa” cách đó, tức là thừa nhận “từ 1956 đến 30/4/1975 chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH) là đại diện pháp lý của quốc gia phía Nam” (tức là công nhận VNCH là một quốc gia riêng biệt, có chủ quyền).
Thế nhưng, một điều vô cùng quan trọng mà TS Dương Danh Huy chưa hẳn đã đi được tới tận cùng, mà chỉ mới bàn việc “phi nhạy cảm hóa” trong nội bộ người Việt thôi, để cho thấy vấn đề gần như là bất khả thi. Đó là trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, không thể tính hết hằng hà sa số các văn bản, từ cao nhất của chính quyền cho tới các loại báo chí, sách vở v.v.. của nhà nước CSVN, kể cả những thứ văn bản, phát ngôn với quốc tế, đều đã phủ nhận tuyệt đối tính chính đáng của chính quyền VNCH, là một quốc gia có chủ quyền trên nửa phần đất nước VN. Thậm chí không loại trừ những văn bản đã đồng thời phủ nhận HS-TS thuộc VNCH, mà còn công nhận nó thuộc Trung Quốc (**). Giờ đây, không thể quay ra phủ nhận tất tật những thứ văn bản, phát ngôn đó được. Lại cũng không thể đơn giản theo lập luận như của TS Dương Danh Huy, bằng cách “lưu ý rằng đại diện của một quốc gia trong luật quốc tế là một vấn đề trong phạm trù luật quốc tế tương đối độc lập với các vấn đề chính trị, chính nghĩa của các chính quyền VNCH, chính quyền VNDCCH và chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CHMNVN).”
Với một bộ máy hèn và yếu toàn diện, lại càng không thể xử lý nổi vấn đề vô cùng phức tạp như vậy!
Mời xem:
Bauxite Việt Nam
11-02-2014
Hoàng Sa, Trường Sa: pháp lý và chính trị
TS. Dương Danh Huy
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
Trong một bài trên BBC[1], TS Trần Công Trục phản biện ý kiến Việt Nam cần “chính thức tuyên bố hủy bỏ công hàm do cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958”. Mặc dù trong một bài khác trên BBC[2]
tôi có cùng kết luận với TS Trần Công Trục, tôi cho rằng một số lập
luận khác của TS Trần Công Trục là chưa đủ để biện luận cho chủ quyền
Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trước Tòa hay dư luận
luật học.
Thủ tướng VNDCCH có thẩm quyền không?
Lập luận “Các Hiệp ước, Hiệp định này phải
được Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất phê chuẩn theo thủ tục pháp lý
rất chặt chẽ mới có hiệu lực thi hành … các tuyên bố, các văn bản của
một nhân vật nào đó, dù là những quan chức nhà nước cao nhất, có nội
dung về biên giới lãnh thổ đều không có giá trị pháp lý tuyệt đối trong
quan hệ quốc tế” dường như có ý cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng (CH PVĐ) chưa được Quốc hội phê chuẩn cho nên không có đủ giá trị pháp lý.
Trong phiên tòa xử tranh chấp Đông Greenland, Na Uy
cho rằng Ngoại trưởng Na Uy Nils Claus Ihlen đã không có thẩm quyền khi
nói với Bộ trưởng Đan Mạch rằng kế hoạch của Đan Mạch về chủ quyền Đan
Mạch trên toàn bộ Greenland sẽ không gặp khó khăn gì từ Na Uy, và theo
luật Na Uy thì Quốc hội mới có thẩm quyền. Nhưng Tòa đã bác bỏ lập luận
này, với lý do trong luật quốc tế Ngoại trưởng có thẩm quyền để đại diện
cho quốc gia trong vấn đề lãnh thổ.
Như vậy, lập luận “Quốc hội chưa phê chuẩn” chắc chắn
sẽ bị bác bỏ, vì trong luật quốc tế Thủ tướng cũng là người có thẩm
quyền để đại diện cho quốc gia trong vấn đề lãnh thổ.
Hướng lập luận “TT Phạm Văn Đồng không có thẩm quyền”
là đúng, nhưng có lẽ sẽ phải dựa trên lập luận lúc đó Hoàng Sa, Trường
Sa không nằm dưới thẩm quyền lãnh thổ của VNDCCH, mà dưới thẩm quyền của
một quốc gia Việt khác. “Quốc gia” ở đây là khái niệm pháp lý được định
nghĩa trong Công ước Montevideo 1933 là một chủ thể có lãnh thổ, dân
cư, chính phủ và khả năng có quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác.
Quốc gia là khác với Tổ quốc, đất nước, nhà nước hay chính phủ.
Lập luận “[CH PVĐ] chỉ ủng hộ và thừa nhận
phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc vừa tuyên bố, không có chữ nào
nhắc đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa …” khó có thể biện luận đầy đủ cho chủ quyền Việt Nam.
Đúng là tuyên bố 5/9/1958 của Trung Quốc có đưa ra ba
nguyên tắc chính: (1) lãnh hải 12 hải lý, (2) đường cơ sở thẳng và nội
thủy cho Hoa Lục và các đảo gần bờ, (3) tàu thuyền nước ngoài đi lại
trong lãnh hải phải tuân thủ luật Trung Quốc, tàu thuyền máy bay quân sự
nước ngoài vào lãnh hải phải xin phép. Nhưng tuyên bố đó cũng ghi rằng
nguyên tắc thứ nhất được áp dụng cho “tất cả lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm … Hoàng Sa, … Trường Sa và các đảo khác của Trung Quốc”, và nguyên tắc thứ nhì và ba được áp dụng cho “…Hoàng Sa, …Trường Sa và các đảo khác của Trung Quốc”.
CH PVĐ ghi “Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng
hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của
Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của
Trung-quốc.” CH PVĐ tuy không nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa nhưng đã
ghi rằng CP VNDCCH ghi nhận và tán thành như trên mà không bảo lưu gì về
hai quần đảo đó.
Có thể dựa vào “không nhắc đến” để biện luận “không
công nhận”, và như vậy là cần thiết, nhưng không đủ. Lý do là sự không
bảo lưu trên có nghĩa VNDCCH đã không khẳng định chủ quyền Việt trước sự
khẳng định chủ quyền của Trung Quốc. Vấn đề còn nghiêm trọng hơn vì từ
1954 đến 1976 VNDCCH đã không khẳng định chủ quyền Việt trên hai quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo luật quốc tế, nổi bật nhất là theo phán
quyết của Tòa án Công lý Quốc tế về tranh chấp đảo Pedra Branca, nếu
trong một thời gian dài mình không khẳng định chủ quyền trong khi nước
khác đòi chủ quyền thì mình có thể mất.
Trong kịch bản giả tưởng chính phủ VNDCCH đã là đại
diện pháp lý cho toàn Việt Nam, với hành vi của VNDCCH, Việt Nam sẽ khó
thắng cuộc tranh biện pháp lý. Điều làm cho Việt Nam thua trong kịch
bản này sẽ không ở việc công nhận hay không công nhận, mà ở việc không
khẳng định chủ quyền của mình trong khi nước khác đòi chủ quyền.
Một trong những phương hướng lập luận cho Việt Nam là
chứng minh rằng trong giai đoạn 1954-1975 đã có một quốc gia Việt khác
với VNDCCH duy trì chủ quyền Việt trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Lập luận chính thức của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường
Sa viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền lãnh thổ của VNCH. Nhưng
trong luật quốc tế các tuyên bố và hành động chủ quyền lãnh thổ phải là
do đại diện cho một quốc gia thì mới có giá trị pháp lý. Vì vậy, để cho
các tuyên bố và hành động chủ quyền lãnh thổ của chính quyền VNCH có
giá trị pháp lý, lúc đó chính quyền đó phải là đại diện pháp lý cho một
quốc gia.
Do đó, và lưu ý đến thực tế, để cho các tuyên bố và
hành động chủ quyền lãnh thổ của VNCH có giá trị pháp lý, cần vận dụng
quan điểm cho rằng từ 1956 đến 1976 có hai quốc gia Việt trên một đất
nước Việt Nam, mỗi quốc gia một bên vĩ tuyến 17. Thêm vào đó, cần vận
dụng quan điểm cho rằng từ 1956 đến 30/4/1975 chính phủ VNCH là đại diện
pháp lý của quốc gia phía Nam, và sau 30/4/1975 CP CMLT CHMNVN là đại
diện pháp lý của quốc gia đó cho đến khi Việt Nam thống nhất năm 1976.
Lập luận “… theo Hiệp định quốc tế Geneva
1954 bàn về vấn đề Đông Dương … Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính
trị, một chủ thể trong quan hệ quốc tế được quốc tế công nhận. Vì vậy,
Việt Nam Cộng Hòa là đại diện cho nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam để
quản lý và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa …”
đi theo hướng cần thiết: “VNDCCH không có thẩm quyền lãnh thổ đối với
Hoàng Sa, Trường Sa; VNCH có”, nhưng nó có đi xa đủ và và nó có mạnh đủ
chưa?
Theo Hiệp định Geneva, chính quyền VNDCCH quản lý
miền Bắc, và Liên Hiệp Pháp quản lý miền Nam. Vấn đề là “quản lý” có
nghĩa gì? Nó chỉ có nghĩa quản lý dân sự nội địa bên trong duy nhất một
quốc gia Việt, hay nó bao hàm cả thẩm quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc
tế?
Nếu chỉ là trường hợp thứ nhất thì khó thể cho rằng
theo Hiệp định Geneva chính quyền VNDCCH không có thẩm quyền lãnh thổ
trong quan hệ quốc tế đối với Hoàng Sa, Trường Sa, và chính quyền VNCH
có. Trường hợp này sẽ có nhiều rủi ro cho Việt Nam trước Tòa và dư luận
luật học.
Nếu là trường hợp thứ nhì, thí dụ như sau 1954 hay
1956 sự quản lý được quy định trong Hiệp định Geneva đã tiến hóa để bao
hàm cả thẩm quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc tế, thì chính quyền VNDCCH
không có thẩm quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc tế đối với Hoàng Sa,
Trường Sa, và chính quyền VNCH có. Đó là điều cần thiết cho lập luận về
Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhưng trong luật quốc tế thì “có thẩm quyền lãnh thổ
trong quan hệ quốc tế” và “là một quốc gia” đi đôi với nhau. Như vậy,
lập luận cần thiết để bảo vệ chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa
đi đôi với quan điểm khi VNCH còn tồn tại thì chính thể đó đã từng là
một quốc gia, và với quan điểm trước 30/4/1975 chính quyền VNCH là đại
diện của quốc gia đó trong luật quốc tế.
Dễ thấy vì sao hai quan điểm trên dễ bị cho là “nhạy
cảm”, thậm chí là “phản động”. Thậm chí còn có thể có những chuyện chụp
mũ kiểu “Anh nói có 2 quốc gia và chính quyền VNCH đã từng là đại
diện pháp lý. Vậy là anh muốn khôi phục VNCH, anh là phản động, anh muốn
chia đôi đất nước lần nữa.” Nhưng nếu cho rằng trước 1976 và 1975
có hai quốc gia, hay cho rằng trước 30/4/1975 chính quyền VNCH đã từng
là đại diện pháp lý của một quốc gia thì đó chỉ là một nhận định về quá
khứ, không có nghĩa muốn chia đôi đất nước đã thống nhất năm 1976, và
không có nghĩa muốn khôi phục VNCH.
Mặt khác, nếu cho rằng VNDCCH và CHMNVN đã thống nhất
một cách hợp pháp thành CHXHCNVN năm 1976, và do đó CHXHCNVN đã thừa kế
Hoàng Sa, Trường Sa[3], thì dễ bị cho là “thân Cộng”, thậm chí là “biện minh cho CS xâm chiếm miền Nam”, nhưng đó cũng là chụp mũ.
Thật ra khi VNDCCH và CHMNVN còn tồn tại thì quan
điểm chính thức của hai chính thể đó là có hai quốc gia trên đất nước
Việt Nam, mỗi quốc gia một bên vĩ tuyến 17. Quan điểm đó cũng bao hàm
quan điểm trước 30/4/1975 có hai quốc gia. Nhưng ngày nay quan điểm đó
bị lãng quên nhiều và truyền thông Việt Nam ít dám đụng đến nó.
Về quan điểm cho rằng từ 1956 đến 30/4/1975 chính phủ
VNCH là đại diện pháp lý của quốc gia phía Nam, có thể phi nhạy cảm hóa
nó phần nào bằng cách lưu ý rằng đại diện của một quốc gia trong luật
quốc tế là một vấn đề trong phạm trù luật quốc tế tương đối độc lập với
các vấn đề chính trị, chính nghĩa của các chính quyền VNCH, chính quyền
VNDCCH và chính quyền CHMNVN.
Nếu không phi nhạy cảm hóa việc thảo luận giữa người
Việt và việc trình bày với quốc tế về những vấn đề quốc gia, đại diện
pháp lý của quốc gia, thống nhất đất nước, thì sẽ bất lợi cho Việt Nam
trong tranh chấp chủ quyền.
Từ trước đến nay, người Việt thường nhận định về cuộc
chiến 1954-1975 từ những góc độ ý thức hệ, chính trị và chính nghĩa của
bên mình. Phải chăng nhu cầu tranh biện pháp lý về Hoàng Sa, Trường Sa
đang đòi hỏi người Việt phải đi đến một nhận định về lịch sử có thêm
tính chất luật quốc tế và bớt bị kẹt trong các lề ý thức hệ, chính trị
và chính nghĩa?
D.D.H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
—————-
Đừng ‘xui dại’ Việt Nam
Tiến sĩ Trần Công Trục
Gửi cho BBC từ Hà Nội
Gửi cho BBC từ Hà Nội
Cập nhật: 10:56 GMT – thứ bảy, 8 tháng 2, 2014
Trong một bài viết mới đây trên BBC của Bấm ông Lý Thái Hùng,
phần “Ba việc cần làm” có đưa ra ý kiến Việt Nam cần “chính thức tuyên
bố hủy bỏ công hàm do cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958″ khiến dư
luận đặc biệt quan tâm, thậm chí nhiều người cảm thấy hoang mang không
biết thực hư, sai đúng như thế nào.
Chúng tôi đã trao đổi và đều nhận định, ý kiến này của ông Lý Thái Hùng là một kiểu “xui dại” Việt Nam tự chui đầu vào rọ cần phải được nói rõ, phân tích mổ xẻ trước dư luận.
Đầu tiên, theo luật pháp quốc tế nếu như một chính thể đã chính thức công nhận một vấn đề thì không thể hủy bỏ đơn phương một cách đơn giản như vậy là xong. Tiền hậu bất nhất là điều tối kỵ khi đưa một vấn đề tranh chấp ra các cơ quan tài phán quốc tế.
Thứ hai, hiểu như ông Lý Thái Hùng là đã làm sai lệch bản chất pháp lý của Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi Trung Quốc. Bản Công hàm này chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc vừa tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với tên gọi Tây Sa, Nam Sa.
Mặt khác, theo Hiệp định quốc tế Geneva 1954 bàn về vấn đề Đông Dương mà chính Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc khi đó cũng tham dự với tư cách một bên hội nghị thì mọi người đều biết Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính trị, một chủ thể trong quan hệ quốc tế được quốc tế công nhận .Vì vậy, Việt Nam Cộng Hòa là đại diện cho nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam để quản lý và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam do chính phủ Pháp bàn giao lại, chờ đến ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Do đó, Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đại diện cho Việt Nam Dân chủ cộng hòa công nhận tuyên bố phạm vi lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc không liên quan gì đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, càng không có nghĩa là Việt Nam thừa nhận 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc; bởi thời điểm này 2 quần đảo đang do chính thể Việt Nam Cộng hòa, đại diện cho nhà nước Việt Nam quản lý, thực thi chủ quyền.
Cách lý giải Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký như ông Lý Thái Hùng chính là chiêu bài Bắc Kinh đang cố tình lập lờ đánh lận con đen để ngụy biện cho tham vọng bành trướng lãnh thổ của họ và bẫy dụ chúng ta vào tròng. Một khi nghe theo lời xúi dại này, Việt Nam sẽ không bao giờ thoát ra khỏi thòng lọng pháp lý của Bắc Kinh đang giăng sẵn.
Thủ tục pháp lý
Nhân đây, chúng tôi cũng xin đề cập đến thủ tục pháp lý ký và phê chuẩn các Hiệp ước, Công ước có liên quan đến biên giới lãnh thổ quốc gia. Trong thực tiễn quốc tế, các nội dung giải quyết về biên giới, lãnh thổ phải được các đại diện có thẩm quyền của các quốc gia liên quan đàm phán thỏa thuận và nội dung thỏa thuận đó phải được ghi nhận trong các Hiệp ước, Hiệp định…và phải được cac đại diện có thẩm quyền này ký kết chính thức.
Tuy nhiên các Hiệp định, Hiệp ước…dù đã được ký kết này vẫn chưa có hiệu lực thi hành ngay. Các Hiệp ước, Hiệp định này phải được Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất phê chuẩn theo thủ tục pháp lý rất chặt chẽ mới có hiệu lực thi hành. Như vậy, có thể thấy rằng các tuyên bố, các văn bản của một nhân vật nào đó, dù là những quan chức nhà nước cao nhất, có nội dung về biên giới lãnh thổ đều không có giá trị pháp lý tuyệt đối trong quan hệ quốc tế.
Ngoài ra, cũng trong phần nội dung “Ba việc cần làm” của bài viết ông Lý Thái Hùng gửi BBC đã có một sự nhầm lẫn nguy hiểm về bản chất pháp lý vụ Philippines kiện Trung Quốc và bài học cho Việt Nam.
Ông Hùng cho rằng, “Việc hủy bỏ Công hàm cùng với việc quảng bá Tuyên Cáo của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 14 tháng 2 năm 1974, xác định “quần đảo Hoàng sa và Trường sa là những phần bất khả phân lìa của lãnh thổ Việt Nam”, sẽ giúp Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý để kiện Bắc Kinh ra toà án Liên Hiệp Quốc như Phi Luật Tân đang làm”. Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng, Philippines không kiện Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ, bởi tranh chấp chủ quyền nếu các bên không thống nhất bằng văn bản thỏa thuận mà đơn phương nhờ cơ quan tài phán giải quyết thì không ai dám thụ lý.
Philippines kiện Trung Quốc “áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)”, vì vậy đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các nước ven Biển Đông, trong đó có Philippines, mặt khác Trung Quốc lại là thành viên của UNCLOS nên Philippines hoàn toàn có quyền khởi kiện vấn đề này theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Và trên thực tế Tòa án Quốc tế về Luật Biển đã thụ lý theo đúng thủ tục, trình tự pháp định.
Do đó, dù xác định đấu tranh với Trung Quốc bằng pháp lý nhưng chúng ta cũng phải học Philippines nghiên cứu thật kỹ các quy định pháp lý và thông lệ quốc tế để đưa ra quyết định và chuẩn bị phương án khởi kiện, việc này không dễ dàng để cứ nói thích kiện là kiện được ngay.
Tác giả nguyên là Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam từ năm 1995 -2004.
Chúng tôi đã trao đổi và đều nhận định, ý kiến này của ông Lý Thái Hùng là một kiểu “xui dại” Việt Nam tự chui đầu vào rọ cần phải được nói rõ, phân tích mổ xẻ trước dư luận.
Đầu tiên, theo luật pháp quốc tế nếu như một chính thể đã chính thức công nhận một vấn đề thì không thể hủy bỏ đơn phương một cách đơn giản như vậy là xong. Tiền hậu bất nhất là điều tối kỵ khi đưa một vấn đề tranh chấp ra các cơ quan tài phán quốc tế.
Thứ hai, hiểu như ông Lý Thái Hùng là đã làm sai lệch bản chất pháp lý của Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi Trung Quốc. Bản Công hàm này chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc vừa tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với tên gọi Tây Sa, Nam Sa.
Mặt khác, theo Hiệp định quốc tế Geneva 1954 bàn về vấn đề Đông Dương mà chính Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc khi đó cũng tham dự với tư cách một bên hội nghị thì mọi người đều biết Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính trị, một chủ thể trong quan hệ quốc tế được quốc tế công nhận .Vì vậy, Việt Nam Cộng Hòa là đại diện cho nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam để quản lý và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam do chính phủ Pháp bàn giao lại, chờ đến ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Do đó, Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đại diện cho Việt Nam Dân chủ cộng hòa công nhận tuyên bố phạm vi lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc không liên quan gì đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, càng không có nghĩa là Việt Nam thừa nhận 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc; bởi thời điểm này 2 quần đảo đang do chính thể Việt Nam Cộng hòa, đại diện cho nhà nước Việt Nam quản lý, thực thi chủ quyền.
Cách lý giải Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký như ông Lý Thái Hùng chính là chiêu bài Bắc Kinh đang cố tình lập lờ đánh lận con đen để ngụy biện cho tham vọng bành trướng lãnh thổ của họ và bẫy dụ chúng ta vào tròng. Một khi nghe theo lời xúi dại này, Việt Nam sẽ không bao giờ thoát ra khỏi thòng lọng pháp lý của Bắc Kinh đang giăng sẵn.
Thủ tục pháp lý
Nhân đây, chúng tôi cũng xin đề cập đến thủ tục pháp lý ký và phê chuẩn các Hiệp ước, Công ước có liên quan đến biên giới lãnh thổ quốc gia. Trong thực tiễn quốc tế, các nội dung giải quyết về biên giới, lãnh thổ phải được các đại diện có thẩm quyền của các quốc gia liên quan đàm phán thỏa thuận và nội dung thỏa thuận đó phải được ghi nhận trong các Hiệp ước, Hiệp định…và phải được cac đại diện có thẩm quyền này ký kết chính thức.
Tuy nhiên các Hiệp định, Hiệp ước…dù đã được ký kết này vẫn chưa có hiệu lực thi hành ngay. Các Hiệp ước, Hiệp định này phải được Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất phê chuẩn theo thủ tục pháp lý rất chặt chẽ mới có hiệu lực thi hành. Như vậy, có thể thấy rằng các tuyên bố, các văn bản của một nhân vật nào đó, dù là những quan chức nhà nước cao nhất, có nội dung về biên giới lãnh thổ đều không có giá trị pháp lý tuyệt đối trong quan hệ quốc tế.
Ngoài ra, cũng trong phần nội dung “Ba việc cần làm” của bài viết ông Lý Thái Hùng gửi BBC đã có một sự nhầm lẫn nguy hiểm về bản chất pháp lý vụ Philippines kiện Trung Quốc và bài học cho Việt Nam.
Ông Hùng cho rằng, “Việc hủy bỏ Công hàm cùng với việc quảng bá Tuyên Cáo của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 14 tháng 2 năm 1974, xác định “quần đảo Hoàng sa và Trường sa là những phần bất khả phân lìa của lãnh thổ Việt Nam”, sẽ giúp Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý để kiện Bắc Kinh ra toà án Liên Hiệp Quốc như Phi Luật Tân đang làm”. Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng, Philippines không kiện Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ, bởi tranh chấp chủ quyền nếu các bên không thống nhất bằng văn bản thỏa thuận mà đơn phương nhờ cơ quan tài phán giải quyết thì không ai dám thụ lý.
Philippines kiện Trung Quốc “áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)”, vì vậy đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các nước ven Biển Đông, trong đó có Philippines, mặt khác Trung Quốc lại là thành viên của UNCLOS nên Philippines hoàn toàn có quyền khởi kiện vấn đề này theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Và trên thực tế Tòa án Quốc tế về Luật Biển đã thụ lý theo đúng thủ tục, trình tự pháp định.
Do đó, dù xác định đấu tranh với Trung Quốc bằng pháp lý nhưng chúng ta cũng phải học Philippines nghiên cứu thật kỹ các quy định pháp lý và thông lệ quốc tế để đưa ra quyết định và chuẩn bị phương án khởi kiện, việc này không dễ dàng để cứ nói thích kiện là kiện được ngay.
Tác giả nguyên là Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam từ năm 1995 -2004.
—–
** Xem: – Bản đồ của Cục Đo đạc & Bản đồ VN từ 1964 đã ghi Hoàng Sa-Trường Sa là “Tây Sa”-”Nam Sa”? – Đài BBC cũng đã đưa nghi vấn bản đồ VN từng có chữ “Tây Sa”, “Nam Sa” và thông tin “Miền Bắc có tuyên bố Hoàng Sa của TQ?”
Copy từ: Chép Sử Việt
..............
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét