.
Phan Châu Thành
Copy từ: Dân Làm Báo
.....................
Phan Châu Thành (Danlambao) -
Gần đây nhiều trường đại học trong nước, cả công lập lẫn tư thục, và có
lẽ cả xã hội quan tâm đào tạo chuyên nghiệp, đang bị sốc bởi quyết định
ngưng tuyển sinh 207 nghành đào tạo tại 71 trường Đại học (chưa kể cao
đẳng, Bộ sẽ “trảm” sau) của Bộ Đại học, từ 2014.
Đọc những thông tin này, lắng nghe lập luận của các vị Vụ trưởng Vụ Đại
học Nguyễn Anh Tuấn và Thứ trưởng phụ trách Đào tạo Đại học Bùi Văn Ga
làm cơ sở cho quyết định đó, công chúng sẽ tưởng rằng Bộ đang chăm lo
nâng cao chất lượng đào tạo của ngành Giáo dục vốn đã quá sa sút và tai
tiếng này (ngành nào ở Việt Nam hôm nay mà không sa sút và tai tiếng,
trừ ngành làm quan, chém gió và rửa bô cho quan?).
Nguyên nhân của sự sa sút và tai tiếng của ngành Giáo dục, hay Y tế hay
các ngành Kinh tế, Văn hóa khác của Việt Nam hôm nay đều nằm trong một
mẫu số chung là sự lãnh đạo sáng suốt tài tình và không thể thoát khỏi
của đảng CSVN, ai cũng biết, chỉ nói ra hay không thôi. Nhưng tôi cũng
sẽ không bàn về điều đó, vì vô ích, chừng nào 90 triệu dân Việt vẫn phải
đội cái điều 4 Hiếp pháp trên đầu.
Trong vụ Bộ Đại học (tức là cái bộ có học nhất Việt Nam, chỉ thua bộ…
Chính trị) đã vừa “trảm”- cấm tuyển sinh 71 trường trong 207 chuyên
ngành họ muốn đào tạo cho thế hệ sau này, tôi chỉ muốn nói đến não trạng
quản lý trì độn và phương pháp quản lý ngu xuẩn bằng bạo lực của họ -
những người “trí thức” cộng sản. Cái não trạng và phương pháp quản lý
tưởng chỉ có ở thời cải cách ruộng đất những năm 50-60 thế kỷ trước khi
họ mới lên cầm quyền và cầm luôn cuốc xẻng để đập đầu những người nông
dân giỏi nhất và những trí thức đích thực nhất của đất nước, ai ngờ vẫn
còn nguyên trong các trí thức cộng sản đang quản lý cái Bộ phải có trí
thức nhất - Bộ Đại học, hôm nay, hơn 60 năm sau...
Thứ nhất, đó là cái não trạng không quản được thì cấm, rất phổ biến của
chính quyền cộng sản, dù đó là cấm quyền người ta học và dạy nhau cái
chuyên ngành gì đó để sau này người ta – con em chúng ta kiếm sống và
phục vụ xã hội! Đó là vi phạm nhân quyền – quyền được học và quyền được
dạy cái gì pháp luật không cấm, dù nhân danh “để nâng cao chất lượng đào
tạo” – vốn cũng chỉ do người học và người dạy quyết định. Chất lượng đó
ra sao thì do xã hội là bên thụ hưởng – là khách hàng của việc dạy và
học đó sẽ “sử dụng” và đánh giá. Nếu chính quyền, ở đây là Bộ Đại học,
muốn can thiệp vào chất lượng đào tạo thì nên là và chỉ được là sự can
thiệp gián tiếp dựa trên chính sách tác động lên cơ chế thị trường dịch
vụ đào tạo mà thôi. Ở đây, Bộ đã đưa ra áp dụng chỉ tiêu từ một phía
không có xây dựng từ các cơ sở và cho từng ngành, không thống nhất với
các hiệp hội các nhà đào tạo – các trường đại học tư thục và dân lập và
quốc doanh...
Thứ hai, đó là sự ngu xuẩn và máy móc của việc áp dụng “chỉ tiêu tối
thiểu” 1 tiến sĩ và 5 thạc sĩ “cơ hữu” cho mọi chuyên ngành đào tạo, chỉ
dựa trên một vài con số vô hồn, theo lời ông Ga thứ trưởng, là nước ta
hiện có trên 10 ngàn tiến sĩ và trên 50 ngàn thạc sĩ, thừa đủ cho các
trường tuyển dụng vào biên chế giảng viên cơ hữu của mình? Ông Ga quên
mất rằng trong 10 ngàn tiến sĩ đó có bao nhiêu tiến sĩ dổm chỉ mua bằng
cấp để làm quan trong đảng và nhà nước ta? Và đề tài của hàng ngàn bằng
tiến sĩ đểu đó thường có thể đại loại như là “Vai trò vinh quang của
đảng cộng sản VN quang vinh lãnh đạo nhân dân ta đi trên con đường tắt
đón đầu nhân loại gần 200 năm lên XHCN, từ 1930 đến 2099”...?
Vì vậy, cái việc “áp dụng chỉ tiêu” 1 tiến sĩ và 5 thạc sĩ cơ hữu này
của Bộ Đại học có khác nào việc ngày xưa các đội Cải cách Ruộng đất phải
nhất định tìm ra đủ 5% nông dân ta để qui kết địa chủ và xử bắn?
Và vấn đề thứ ba, là các nhà quản lý đào tạo cấp cao nhất mà các vị Bộ
ĐH cũng không hiểu hai điều quan trọng tối thiểu và là đặc thù của đào
tạo chuyên nghiệp, ai cũng biết. Đó là, bản chất việc đào tạo các ngành
rất khác nhau, có ngành dễ đào tạo nên các vị tiến sĩ (như kinh tế, xã
hội…) và có ngành rất khó (như kỹ thuật, mỹ thuật…), trong khi đó các
ngành khó đào tạo cao như kỹ thuật hay mỹ thuật lại rất cần và rất phổ
biến trong xã hội. Và bản chất đặc thù thứ hai của đào tạo chuyên nghiệp
là phải đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của xã hội và thị trường luôn luôn
thay đổi và khác nhau với từng ngành nghề khác nhau nên nhà quản lý đào
tạo rất khó nhưng cần phải cố gắng khớp hai xu hướng cung cầu khác nhau
đó vào nhau.
Việc áp dụng “chỉ tiêu” 1TS+5ThS cho mọi chuyên ngành như nhau vì thế là
bất chấp bản chất trên của ngành đạo tạo chuyên nghiệp, chỉ để dễ cho
người quản lý. Đó là tư duy quản lý đào tạo của cộng sản, vốn không coi
đào tạo là dịch vụ cho xã hội cần phải được thị trường và xã hội thẩm
định chất lượng. Vì thế, việc mong áp dụng “chỉ tiêu” sẽ nâng cao chất
lượng đào tạo sẽ chỉ là hình thức và viển vông, vì muốn nói đào tạo chất
lượng cao lên thì phải đợi xã hội kiểm định rồi sẽ sử dụng tiếp hay và
đào thải. Chính xã hội quyết định sự phát triển của từng ngành nghề, và
sự phát triển đó đầu tiên thường đi vào số lượng rồi mới dần dần đi vào
chất lượng được. Không thể bằng một quyết định hành chính mà tăng chất
lượng đào tạo được, đó chỉ là hình thức hão huyền của cộng sản.
Ví dụ, người viết bài này có thời gian hàng chục năm du học, và khi đó
những người thầy giỏi nhất của tôi, hai vị giáo sư đầu ngành lại là hai
vị chỉ có bằng cử nhân và thạc sĩ, còn học trò xung quanh họ, cũng là
thầy và bạn của tôi thường là những tiến sĩ khoa học nhưng chỉ là các
phó giáo sư và trợ lý giáo sư thôi. Thế nhưng nhờ vậy chất lượng và uy
tín đào tạo của họ rất cao. Dù là nước XHCN lúc đó (Balan) nhưng bằng
cấp của họ được tư bản chấp nhận hoàn toàn, không phải đào tạo lại như
đối với đa số ngành khác. Đó là vì người ta đào tạo chuyên ngành theo uy
tín và trình độ của người đứng đầu, không phải theo bằng cấp như cái
“chỉ tiêu” trên “của ta”. Và uy tín và trình độ đó là từ các kết quả,
các bài báo, các công trình nghiên cứu, các phát minh và các sản phẩm
ứng dụng…. không phải tấm bằng tiến sĩ đi mua như đa số giáo sư cộng sản
VN ngày nay. Về con số giáo sư tiến sĩ và số công trình khoa học cấp
quốc tế, chúng ta đếu biết VN trong nhóm đội sổ ở Asean về số công
trình, và đứng đầu về số tiến sĩ…
(Ví dụ: năm 2012 Singapore có 47.262 bài báo khoa học và Vn chỉ có
7.227, thua Malaysia 33.472 bài và Thái 27.200 bài…- Theo GS. Nguyễn Văn
Tuấn)
Viết bài này, không phải vì tôi chỉ thấy cái dở của cách quản lý đào tạo
của chế độ cộng sản này như trên và muốn góp ý. Tôi biết tại sao họ làm
thể, và có nói cũng vô ích. Họ làm thế vì một phần họ chân thành ngu,
nghĩ rằng làm thế chất lượng đào tạo sẽ lên. Lên làm sao được, vì các
trường có phát triển được đâu! Nhưng chủ yếu họ làm vậy để làm khó các
trường và ra oai với họ. Như thế, các trường mới phải chạy chọt xin xỏ
họ. Nếu chỉ dùng những chính sách gián tiếp như khuyến cáo, khuyến
khích, hay công khai kết quả đào tạo của các trường, đưa ra xã hội đánh
giá và thống kê kết quả, khen thưởng trường này, không khuyến khích
trường kia… thì họ (Bộ ĐH) đói mất!
Tôi viết bài này vì muốn chỉ ra chính sự nguy hiểm của chính sách quản
lý đào tạo của bộ ĐH theo kiểu “Cải cách ruộng đất”. Nó không chỉ khó
chấp nhận mà còn sẽ để lại hậu quả lâu dài cho tương lai đất nước, trong
các ngành mà họ đang cấm và can thiệp thô bạo.
Chúng ta hãy thử xem kỹ danh sách 207 chuyên ngành bị dừng đào tạo của 71 trường sẽ thấy vài điều tôi đã nói trên.
Nhận xét thứ nhất, đó là hầu như đa số trong 207 ngành bị cấm đào tạo
đều thuộc nhóm các ngành kỹ thuật và mỹ thuật là các ngành rất hiếm tiến
sĩ, khó cả làm thạc sĩ. Bản chất vì đó là những ngành thực hành rất
nhiều mới giỏi được, không chỉ cần lý thuyết suông như kinh tế hay văn
học.
Ví dụ:
- Mục 10 và 11, trường Mỹ thuật Công nghiệp HN bị cấm đào tạo
ngành Gốm và ngành Thiết kế Công nghiệp. Hai ngành này đào đâu ra tiến
sĩ nếu không chui vào lò gốm hay nhà máy cơ khí làm khoảng trên chục năm
cho biết nghề? Giỏi nghề thực hành rồi ai còn đi làm bằng tiến sĩ làm
chi nữa (lại phải học thi lại bao nhiêu thứ không cần thiết)?...
- Mục 16 đến 31, trường Sân Khấu – Điện ảnh có 16 ngành không
được đào tạo nữa vì không có tiến sĩ? Không biết ở Hollywood có bao
nhiêu vị tiến sĩ điện ảnh nhỉ?
- Mục 171, trương SP Kỹ thuật Thủ Đức Tp.HCM bị cấm đạo tạo
ngành Kỹ thuật Công nghiệp, trường ĐH Hải phòng bị cấm ngành Chế tạo
máy? Trong ngành kỹ thuật, làm luận án tiến sĩ không thể chỉ đỏ toàn
“nước lã mới” (nói phét) vào đó, phái có sản phẩm phát minh mới cụ thể
như kiếu phát minh ra bánh xe mới. Thế nhưng uy tín hàng đầu như SPKT
Tp.HCM mà không đào tạo được ngành Kỹ thuật Công nghiệp phổ biến nhất,
thì ai thực sự đủ khả năng đào tạo? Với tôi (gần bốn chục năm trong nghề
cơ khí), các kỹ sư ra trường từ SPKT HCM còn khá hơn các kỹ sư của Bách
khoa HN nhiều, và ngang ngửa BK Sài gòn… Thế mà họ bị cấm đào tạo,
logic ở đâu?
Còn nhiều ví dụ như thế nữa, các vị có thể xem danh sách 71 trường và 207 ngành trên Dân trí, Vietnamnet…
Nhận xét thứ hai, đa số các ngành bị cấm còn lại rơi vào nhóm các ngành
mà xã hội và thị trường đang rất cần, có nhu cầu cao và Bộ nên khuyến
khích đào tạo, nhưng đào tạo chuyên nghiệp của ta lâu nay theo kiểu XHCN
không đào tạo nhiều hay hoàn toàn không đao tạo, bỏ trống, do đó thiếu
chuyên gia trầm trọng. Đó thường là các ngành dịch vụ “nhạy cảm” với
đảng ta như:
- Mục 152, 202, 206: Ngành Điều dưỡng (các trường Y Thái Bình,
Hông bàng, Cần Thơ… bị cấm tuyển sinh); Điều dưỡng là ngành xưa nay chỉ
dành riêng cho hệ thống y tế đặc biệt bao cấp dành cho cán bộ đảng… nay
đào tạo để phục vụ dân sao được?
- Mục 98: Ngành Luật Kinh tế (trường ĐH Đà Nẵng); Nước “ta” cần gì Luật kinh tế vì đã có định hướng kinh tế XHCN rồi?
- Mục 185: Ngành Tâm lý học (Sư phạm Hà Nội): Ngành này mấy
chục năm nay chỉ dành riêng cho công an của đảng để hiểu tâm lý dân mà
phục vụ đảng thôi, nên cấm mở rộng?
- V.v…
Có những ngành rất mới hiếm nhưng rất cần thiết cho xã hội ta hôm nay và
một số trường đang đào tạo mà Bộ vẫn cấm thì chẳng hiểu họ muốn gì? Ví
dụ:
- Mục 91, ngành Hải dương học, Đại học quốc gia Tp.HCM? Nếu
ĐHQG HCM không được đào tạo hải dương học thì ai sẽ tào tạo được đây?
Tôi có chị bạn là tiến sĩ Hải dương học ở ĐH QG HCM, chị đã phải về hưu
(theo tuổi), nhưng vẫn thấy chị đi dạy, chỉ là không còn trong biên chế
cơ hữu nữa nên trường của chị không được tuyển sinh cho cái ngành chị
vẫn đào tạo mấy chục năm nay ư? Đó là để nâng cao chất lượng đào tạo ư?
Nước ta diện tích mặt biển quốc gia rộng trên 1 triệu km2 gấp ba lần đất
liền mà không khuyến khích đào tạo Hải dương học ư? Trừ khi… đó đã là
biển đảo của Tàu!
- Mục 192, ngành Quản lý Biển, ĐH Tài Nguyên Môi trường HN? Có
lẽ Biển của ta thay vì tăng cường đào tạo và quản lý thì giao cả cho Tàu
rồi, không cần đào tạo và quản lý nữa?
Có lẽ, cái “được” của quyết định cấm tuyển sinh 207 ngành tại 71 trường
Đại học của Bộ ĐH ngoài việc Bộ sẽ được thỏa mái hành các trường và các
trường sẽ có cơ hội xin xỏ, nịnh nọt các quan Bộ, thì có lẽ nó cũng sẽ
tạo ra cơ hội cho thuê bằng cấp tiến sĩ dổm của các vị trí thức mua bằng
cho các trường để làm hồ sơ xin tuyển sinh cho các trường, còn việc dạy
thì… vẫn như cũ. Vậy thì chất lượng đào tạo sau khi thị trường thuê
bằng cấp sẽ rất sôi động, sẽ tăng hay giảm? Chắc chắn là tăng chi phí
đào tạo của các trường vì phải thuê mua bằng cấp, nên sẽ giảm chất
lượng, vì đó không phái các chi phí trực tiếp của đào tạo.
Tôi nói vậy, không phải để góp ý cho họ và mong họ sẽ tham khảo ý mình.
Tôi không ngây thơ ngu thế nữa. Tôi không góp ý, tôi tố cáo!
Nói vậy để thấy đau cho dân mình, đến việc học hành cũng bị chà đạp lên,
không được học và dậy những gì mình muốn, những gì xã hội cần. Nói vậy
để thấy và cùng thấy cái xã hội cộng sản này nó thối nát lắm rồi và sẽ
sớm đến lúc đa số dân Việt không thể chịu đựng được nữa, sẽ đứng lên đòi
quyền sống Làm Người.
Copy từ: Dân Làm Báo
.....................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét