(Trái hay Phải)-Cô bạn tôi buồn bã kể: “Điều khiến tớ
buồn nhất là những người bán hàng ở chợ, nhìn thấy rõ ràng có người móc
ví của tớ, nhưng không một ai lên tiếng hết. Tự nhiên lúc đó tớ cảm thấy
cô độc như chỉ có một mình trên thế gian này”.
Hà Nội dạo này hay mưa buổi chiều, giờ tan tầm, các bà nội trợ cứ gọi
là lóp nga lóp ngóp trong đống áo mưa để đi vào chợ. Sau cơn mưa chiều
qua, buổi tối, một người bạn nhắn tin kể chuyện với tôi: “Chiều nay tớ
vào chợ T.C mua cá về nấu bữa tối cho bố con nhà nó. Trời mưa nên mình
mặc áo mưa rất vướng víu, túi để trong cốp xe. Vừa mua rau xong, ví để
ra ngoài túi nhưng vẫn trong cốp, không nhấn khóa cốp vì nghĩ tý nữa
sang hàng cá, khóa lại mất công mở. Lúi húi cúi xuống chọn cá xong, đưa
cho chị bán hàng cân xong, quay lại mở cốp để lấy ví giả tiền thì không
thấy ví nữa. Rụng rời hết cả người, bao nhiêu giấy tờ và một vài triệu
đồng. Lúc ấy, mấy người bán hàng mới nói, lúc nãy có hai thằng mặt bịt
khẩu trang kín mít, đi xe đạp đến đứng cạnh xe tớ, đã móc ví lấy đi rồi.
Tớ buồn quá bạn ạ. Mất giấy tờ, mất tiền. Bữa tối của chồng con thành ra dang dở, đành về nhà lục tủ lạnh xem có gì thì ăn nốt. Nhưng cái khiến tớ cứ bần thần tới mức bàng hoàng cả người là tại sao lúc đó, những người bán hàng ở chợ rõ ràng thấy có thằng móc ví từ cốp xe của tớ mà không một ai lên tiếng hết, đợi lúc chúng đi khỏi rồi mới nói với tớ? Ngay lúc đó, tớ cảm thấy chưa bao giờ cô độc như thế, như thể chỉ có một mình mình tồn tại trên thế gian này”.
Tôi nhắn tin trò chuyện với bạn trên máy điện thoại, an ủi bạn một đôi câu, rằng bây giờ cuộc đời đã đổi thay tới 180 độ như thế đấy, người ngay thì sợ kẻ gian, thấy việc tốt thì tảng lờ đi, không làm. Những người bán hàng ở chợ không dám lên tiếng, vì họ sợ bị những thằng lưu manh kia trả thù, họ phải lo cho cái chỗ bán hàng mưu sinh của họ, cũng chẳng trách được, thôi thì mình sơ hở thì mình phải chịu.
Chúng tôi cùng đồng ý với nhau, rằng thôi thì mình sơ hở thì mình phải chịu. Thế nhưng tôi biết ngay sau khi cuộc trò chuyện kết thúc, trong thâm tâm, cả hai chúng tôi sẽ còn phải trăn trở mãi về cái mệnh đề “người ngay sợ kẻ gian” trong đời sống này. Vì một sự trớ trêu tréo ngoe ra như thế, liệu có làm chúng ta quen, rồi mặc nhiên chấp nhận nó hay không?
Chuyện như của cô bạn tôi, trong cuộc sống hôm nay không phải chuyện hiếm hoi. Chúng ta có thể gặp ở bất cứ đâu trong cuộc đời này, ở mọi lĩnh vực. Ở một cơ quan, biết là ông sếp sai lè lè ra đấy, tham nhũng, vơ vét cho mình từ bao nhiêu đặc quyền đặc lợi, nhưng tất cả mọi nhân viên cấp dưới cùng im lặng, cùng tảng lờ đi. Có người còn nghĩ chua chát thế này: Để lên được chức ấy, lão đã phải bỏ ra hàng đống tiền, giờ phải là lúc cho lão gặt lại chứ. Có người thì im lặng, chỉ đơn giản là im lặng thôi, lên tiếng thì thiệt vào thân, có khi bị sa thải, hết cần câu cơm, con mình chết đói nhe răng ai thương?
Thế đấy, chúng ta phải trách ai đây nếu không là trách chính mình khi đã chọn một thái độ sống “mũ ni che tai” như thế? Chúng ta đang mất lòng tin vào những điều tốt đẹp, chúng ta hèn nhát, không dám đấu tranh với cái xấu, nhắm mắt cho qua mọi chuyện cốt để yên thân và giữ lấy nồi cơm của mình. Một thái độ sống tồi tệ như thế, đã lan tỏa khắp nơi, từ công sở về đến từng căn nhà trong ngõ phố, tới ngõ chợ, tới con phố đang mỗi ngày một đông thêm những kẻ cướp giật. Nhiều nạn nhân chới với khi bị giật đồ, khi bị cướp, kêu lên cũng chẳng có ai đoái hoài, kẻ cướp ung dung chạy thoát thân.
Có lẽ khoảng mươi, mười lăm trước đây, cô bạn tôi đã không bị mất cái ví, vì những người bán hàng trông thấy cảnh ấy sẽ la lên, một vài người đàn ông nóng tính có thể sẽ xúm vào, cho thằng kẻ cắp mấy cái bạt tai, rồi thì tống nó lên công an... Nhưng giờ thì hiếm có lối ứng xử phải đạo và nhiệt tình như thế lắm. Chuyện nhà bà thì bà đi mà lo, vướng gì đến tôi mà tôi phải giúp.
Từ câu chuyện buồn trong cơn mưa chiều qua của bạn tôi, tôi cứ nghĩ mãi về bài học bó đũa của người xưa. Bởi vì chúng ta đang sống ích kỷ quá, nên mỗi chúng ta đều đang là một cây đũa nhỏ bé và lẻ loi, khẽ bẻ một cái là xong, nhưng nếu chúng ta biết sống vì nhau hơn, biết dựa vào nhau để chống lại điều xấu, bảo vệ cái tốt, thì kẻ xấu nào dám lộng hành nữa chứ?
Nếu chúng ta cùng đồng lòng bảo vệ những điều tử tế, những điều tốt đẹp và lẽ phải, sự trong sạch ở đời này, những kẻ tham nhũng và lợi dụng chức quyền để lấy tay che kín bầu trời, xô nghiêng cán cân công lý liệu có làm được không?
Đến bao giờ, tất cả chúng ta mới hợp thành một bó đũa vững chắc, trong một tình thương ấm áp dành cho nhau, để bảo vệ nhau trước những đen bạc thói đời?
TIN LIÊN QUAN |
---|
Đi chợ. Ảnh: minh họa) |
Tớ buồn quá bạn ạ. Mất giấy tờ, mất tiền. Bữa tối của chồng con thành ra dang dở, đành về nhà lục tủ lạnh xem có gì thì ăn nốt. Nhưng cái khiến tớ cứ bần thần tới mức bàng hoàng cả người là tại sao lúc đó, những người bán hàng ở chợ rõ ràng thấy có thằng móc ví từ cốp xe của tớ mà không một ai lên tiếng hết, đợi lúc chúng đi khỏi rồi mới nói với tớ? Ngay lúc đó, tớ cảm thấy chưa bao giờ cô độc như thế, như thể chỉ có một mình mình tồn tại trên thế gian này”.
Tôi nhắn tin trò chuyện với bạn trên máy điện thoại, an ủi bạn một đôi câu, rằng bây giờ cuộc đời đã đổi thay tới 180 độ như thế đấy, người ngay thì sợ kẻ gian, thấy việc tốt thì tảng lờ đi, không làm. Những người bán hàng ở chợ không dám lên tiếng, vì họ sợ bị những thằng lưu manh kia trả thù, họ phải lo cho cái chỗ bán hàng mưu sinh của họ, cũng chẳng trách được, thôi thì mình sơ hở thì mình phải chịu.
Chúng tôi cùng đồng ý với nhau, rằng thôi thì mình sơ hở thì mình phải chịu. Thế nhưng tôi biết ngay sau khi cuộc trò chuyện kết thúc, trong thâm tâm, cả hai chúng tôi sẽ còn phải trăn trở mãi về cái mệnh đề “người ngay sợ kẻ gian” trong đời sống này. Vì một sự trớ trêu tréo ngoe ra như thế, liệu có làm chúng ta quen, rồi mặc nhiên chấp nhận nó hay không?
Chuyện như của cô bạn tôi, trong cuộc sống hôm nay không phải chuyện hiếm hoi. Chúng ta có thể gặp ở bất cứ đâu trong cuộc đời này, ở mọi lĩnh vực. Ở một cơ quan, biết là ông sếp sai lè lè ra đấy, tham nhũng, vơ vét cho mình từ bao nhiêu đặc quyền đặc lợi, nhưng tất cả mọi nhân viên cấp dưới cùng im lặng, cùng tảng lờ đi. Có người còn nghĩ chua chát thế này: Để lên được chức ấy, lão đã phải bỏ ra hàng đống tiền, giờ phải là lúc cho lão gặt lại chứ. Có người thì im lặng, chỉ đơn giản là im lặng thôi, lên tiếng thì thiệt vào thân, có khi bị sa thải, hết cần câu cơm, con mình chết đói nhe răng ai thương?
Thế đấy, chúng ta phải trách ai đây nếu không là trách chính mình khi đã chọn một thái độ sống “mũ ni che tai” như thế? Chúng ta đang mất lòng tin vào những điều tốt đẹp, chúng ta hèn nhát, không dám đấu tranh với cái xấu, nhắm mắt cho qua mọi chuyện cốt để yên thân và giữ lấy nồi cơm của mình. Một thái độ sống tồi tệ như thế, đã lan tỏa khắp nơi, từ công sở về đến từng căn nhà trong ngõ phố, tới ngõ chợ, tới con phố đang mỗi ngày một đông thêm những kẻ cướp giật. Nhiều nạn nhân chới với khi bị giật đồ, khi bị cướp, kêu lên cũng chẳng có ai đoái hoài, kẻ cướp ung dung chạy thoát thân.
Có lẽ khoảng mươi, mười lăm trước đây, cô bạn tôi đã không bị mất cái ví, vì những người bán hàng trông thấy cảnh ấy sẽ la lên, một vài người đàn ông nóng tính có thể sẽ xúm vào, cho thằng kẻ cắp mấy cái bạt tai, rồi thì tống nó lên công an... Nhưng giờ thì hiếm có lối ứng xử phải đạo và nhiệt tình như thế lắm. Chuyện nhà bà thì bà đi mà lo, vướng gì đến tôi mà tôi phải giúp.
Từ câu chuyện buồn trong cơn mưa chiều qua của bạn tôi, tôi cứ nghĩ mãi về bài học bó đũa của người xưa. Bởi vì chúng ta đang sống ích kỷ quá, nên mỗi chúng ta đều đang là một cây đũa nhỏ bé và lẻ loi, khẽ bẻ một cái là xong, nhưng nếu chúng ta biết sống vì nhau hơn, biết dựa vào nhau để chống lại điều xấu, bảo vệ cái tốt, thì kẻ xấu nào dám lộng hành nữa chứ?
Nếu chúng ta cùng đồng lòng bảo vệ những điều tử tế, những điều tốt đẹp và lẽ phải, sự trong sạch ở đời này, những kẻ tham nhũng và lợi dụng chức quyền để lấy tay che kín bầu trời, xô nghiêng cán cân công lý liệu có làm được không?
Đến bao giờ, tất cả chúng ta mới hợp thành một bó đũa vững chắc, trong một tình thương ấm áp dành cho nhau, để bảo vệ nhau trước những đen bạc thói đời?
- Mi An
Copy từ: Phụ Nữ Today
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét