ỦY HỘI LUẬT GIA QUỐC TẾ NHẤN MẠNH sự CẦN THIẾT phải BẢO VỆ LUẬT SƯ ở VIỆT NAM
Ngày 30/5/2013 - Ủy
hội Luật gia quốc tế đã trình bày với Hội Đồng Nhân Quyền và Báo Cáo
Viên Đặc Biệt về sự độc lập của thẩm phán và luật sư, liên quan đến việc
cần thiết phải bảo vệ các luật sư ở Việt Nam.
Ủy hội Luật gia quốc tế nhắc lại Điều 16 của Những Nguyên tắc Cơ Bản về Vai trò của Luật sư của LHQ rằng “Chính
phủ phải đảm bảo rằng các luật sư có thể thực hiện tất cả các chức năng
nghiệp vụ của họ mà không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc có sự can
thiệp bất chính đáng và rằng họ sẽ không bị quấy nhiễu, hoặc bị đe dọa
về việc bị truy tố, các biện pháp trừng phạt hành chính, kinh tế hoặc
các hình thức khác đối với bất kỳ hành động nào phù hợp với nhiệm vụ
chuyên môn, tiêu chuẩn và đạo đức đã được công nhận”.
Trong cuộc đối thoại với Báo Cáo Viên
Đặc Biệt về sự độc lập của thẩm phán và luật sư, Gabriela Knaul, Ủy hội
Luật gia quốc tế nhấn mạnh đến việc giúp đỡ pháp lý (chủ đề báo cáo của
Báo Cáo Viên Đặc Biệt gửi đến Hội Đồng) là không hiệu quả nếu thiếu đi
sự bảo vệ thích hợp đối với nghề nghiệp thuộc ngành luật.
Theo điều khoản 16-18 của Bộ Luật Cơ Bản
Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về Vai Trò của Luật Sư, Ủy hội Luật gia quốc tế
nêu ra sự quan tâm đến các trở ngại mà các luật sư nhân quyền phải đối
mặt ở Việt Nam, đặc biệt những người đã bị khai trừ khỏi luật sư đoàn và
không được phép hành nghề trong việc đại diện cho các nạn nhân bị phân
biệt đối xử và bị cưỡng đoạt đất đai.
Ủy hội Luật gia quốc thúc giục Chính phủ
Việt Nam gia hạn mời Bà thực hiện chuyến công du đến VN, hợp tác và cho
phép Bà điều tra những vấn nạn này và những trở ngại khác trong việc
hoạt động hiệu quả nghiệp vụ pháp lý ở Việt Nam.
Báo cáo đã được đưa ra theo khoản 3
(phát huy và bảo vệ quyền con người) trong chương trình nghị sự của
Phiên họp thường kỳ lần thứ 23 Hội đồng Nhân quyền (ngày 27 tháng 5 đến
ngày 14 tháng 6 năm 2013)
***
Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
Phiên họp thường kỳ thứ 23, ngày 27 tháng 5 đến 14 tháng 6 năm 2013
Khoản 3 Chương trình nghị sự
Bài phát biểu của Gabriela Knaul (Ủy hội Luật gia quốc tế) trong cuộc đối thoại với Báo Cáo Viên Đặc Biệt phụ trách về tính độc lập của thẩm phán và luật sư
BẢO VỆ GIỚI LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM
Ngày 20 tháng 5 năm 2013
Bản gửi báo chí
Thưa Bà Báo Cáo Viên Đặc Biệt, phụ trách về tính độc lập của thấm phán và luật sư,
Ủy hội Luật gia quốc tế hoan nghênh báo
cáo của Bà và đặc biệt đánh giá cao tính thực tiễn khi nó nhấn mạnh vai
trò quan trọng của trợ giúp pháp lý trong việc đảm bảo sự bảo vệ các nạn
nhân của hành vi vi phạm nhân quyền.
Ủy hội Luật gia quốc tế nhấn mạnh rằng
trợ giúp pháp lý thường xuyên không hiệu quả do thiếu đi sự bảo vệ thích
đáng dành cho giới luật sư. Do đó chúng tôi lưu ý sự quan tâm từ bà, và
cũng như từ sự quan tâm của Hội đồng nhân quyền, về những thách thức
nhất định mà luật sư nhân quyền Việt Nam phải đối mặt, đặc biệt những
luật sư bị khai trừ khỏi luật sư đoàn và không được phép hành nghề luật
trong việc đại diện cho các bạn nhân bị phân biệt đối xử và cưỡng chế
đất đai. Những luật sư này gồm có Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài, Huỳnh Văn Đông, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định và Lê Trần Luật.
Nhiều người trong số họ bị buộc tội và kết án theo điều 79 và 88 Bộ
Luật Hình Sự Việt Nam, một bộ luật hình sự hóa những hành vi tìm cách
luật đổ Chính quyền hoặc những người thực hiện tuyên truyền chống Chính
quyền. Hiện tại, Lê Công Định và Nguyễn Văn Đài vẫn bị quản chế tại gia,
trong khi đó Huỳnh Văn Đông, Lê Thị Công Nhân và Lê Trần Luật đã không
còn bị giam cầm những vẫn bị giám sát. Những cáo buộc tạo dựng về tội
trốn thuế đã áp đặt lên luật sư Lê Quốc Quân, ông bị bắt vào tháng 12
năm 2012 và vẫn chưa được đem ra xét xử.
Ủy hội Luật gia quốc tế nhắc lại Điều 16
của Những Nguyên tắc Cơ Bản về Vai trò của Luật sư của LHQ (the UN
Basic Principles on the Role of Lawyers) rằng “Chính
phủ phải đảm bảo rằng các luật sư có thể thực hiện tất cả các chức năng
nghiệp vụ của họ mà không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc có sự can
thiệp bất chính đáng và rằng họ sẽ không bị quấy nhiễu, hoặc bị đe dọa
về việc bị truy tố, các biện pháp trừng phạt hành chính, kinh tế hoặc
các hình thức khác đối với bất kỳ hành động nào phù hợp với nhiệm vụ
chuyên môn, tiêu chuẩn và đạo đức đã được công nhận”. Điều 17 và 18 khẳng định rằng “Một khi sự an toàn của luật sư bị đe dọa… họ phải được bảo vệ đầy đủ từ nhà chức trách” và rằng “luật sư không bị xem đồng hóa với những gì thuộc về thân chủ của họ hay lý tưởng của thân chủ họ…”. Nếu thiếu đi sự tôn trọng những quyền cơ bản này, việc thực hiện công lý qua hỗ trợ pháp lý thường gây ra thất vọng.
Trong bối cảnh này, thưa Bà Báo Cáo Viên Đặc Biệt,
Chúng tôi thúc giục thúc giục Chính phủ
Việt Nam gia hạn mời Bà thực hiện chuyến công du đến Việt Nam, hợp tác
và cho phép Bà điều tra những vấn nạn này và những trở ngại khác trong
việc hoạt động hiệu quả nghiệp vụ pháp lý ở Việt Nam.
Lời cuối, thưa Bà Báo Cáo Viên Đặc Biệt,
Ủy hội Luật gia quốc tế mong muốn nhắc lại sự ủng hộ của chúng tôi với
nhiệm vụ mà bà phụ trách và nhằm nhắc nhở các nước về nghĩa vụ hợp tác
với Bà và với tất cả các Báo cáo viên Đặc biệt khác, bao gồm việc tôn
trọng những Thư cáo buộc và Thư Kháng cáo khẩn cấp.
Cảm ơn bà.
Statement delivered by:
Ms Ilaria Vena, ICJ Centre for the Independence of Judges and Lawyers
Further contact:
Ms Emerlynne Gil (emerlynne.gil@icj.org), ICJ Asia Pacific Programme
Ms Ilaria Vena, ICJ Centre for the Independence of Judges and Lawyers
Further contact:
Ms Emerlynne Gil (emerlynne.gil@icj.org), ICJ Asia Pacific Programme
P.O. Box, 91, Rue des Bains, 33, 1211 Geneva 8, Switzerland
Tel: +41(0) 22 979 3800 – Fax: +41(0) 22 979 3801 – Website: http://www.icj.org – E-mail: info@icj.org
Tel: +41(0) 22 979 3800 – Fax: +41(0) 22 979 3801 – Website: http://www.icj.org – E-mail: info@icj.org
Copy từ: Defend the Defenders
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét