Chỉnh sửa Hiến pháp, hay là vét đáy ngăn kéo các thế lực bảo thủ?
Hồ Cương Quyết - André Menras
Phạm Toàn dịch
Áp
lực của những con ó Bắc Kinh vào lúc đang cơn bành trướng và xâm lăng
Việt Nam và các nước láng giềng đã đặt Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)
vào một vị thế càng ngày càng quá sức chịu đựng. Thấy rõ rành rành một
bên là các lợi ích của người Tàu được ĐCSVN bênh vực trên thực tế và một
bên là các lợi ích của người Việt Nam chẳng được ĐCSVN bênh vực tẹo
nào, bởi lẽ trong cái đường lối đã được áp đặt thì hai phía lợi ích hoàn
toàn trái ngược nhau. Kẻ thù bên trong là nạn tham nhũng trong “một bộ
phận không nhỏ” các cán bộ của ĐCSVN đã được Bắc Kinh sử dụng rộng rãi
làm tay trong [nguyên văn: làm con ngựa thành Troie] nhằm đào sâu
thêm cái hố đã vô cùng sâu người Việt Nam phân chia ra, một bên là các
lợi ích quốc gia dân tộc và một bên là lợi ích của những cá nhân và
những nhóm đang béo múp lên nhờ trực tiếp hoặc gián tiếp ăn theo vào
công việc hợp tác kinh doanh với người anh lớn phương Bắc.
Đây
là mặt trái của tấm huy chương, khi ĐCSVN tự xưng trong bản Hiến pháp
1992 rằng họ là “đảng lãnh đạo” của quốc gia dân tộc, khi đó họ cũng tự
đưa mình lên vị trí hàng đầu chịu trách nhiệm và thực hiện các nghĩa vụ
mà chỉ có làm đầy đủ những điều đó thì mới chứng minh được vị trí đế
vương như được ghi trong Hiến pháp đó. Và như thế là Đảng cũng buộc mình
phải thành công trong phát triển kinh tế, phải chống lại mọi cuộc tiến
công để bảo vệ cho được những thành tựu của nhiều thế kỷ hy sinh của
nhân dân Việt Nam, đặc biệt là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập
quốc gia. Khi gặp thất bại không phủ nhận được, Đảng phải là kẻ duy nhất
bị kết tội một cách chính thức.
Được đem sử
dụng vừa làm tấm mộc che chắn lại vừa làm cái dùi cui giữa Bắc Kinh và
nhân dân của mình, lại bị săm soi đến mất mặt sau mỗi vụ xì-căng-đan tài
chính hoặc kinh tế, Đảng trở thành đối tượng của cao trào ngày càng
mạnh mẽ bộc lộ những khát vọng thay đổi, ấy thế nhưng câu trả lời duy
nhất của Đảng hiện nay lại chỉ còn là dọa dẫm và đàn áp. Do chỗ Đảng
không muốn hoặc không có khả năng thay đổi tình hình đến độ không chịu
đựng được này, Đảng càng ngày càng dấn sâu vào cái ngõ cụt ở đó lý lẽ và
thành lũy co cụm duy nhất của họ chỉ còn là Cảnh sát và Quân đội. Làm
cho Quân đội xa rời khỏi bản chất nhân dân của nó, biến nó thành một
công cụ chỉ phục vụ cho Đảng, và mọi người thấy rõ rằng người ta đã tính
đến chuyện dùng bạo lực để trả lời những khát vọng thay đổi của nhân
dân.
Phong trào yêu nước và dân chủ đang hình
thành được hiện hình trên bề mặt và đang phát triển theo bề sâu nhằm
phản ứng lại những bất công có thật, những bạo hành có thật mà người dân
đang chịu đựng, những vụ tịch thu đất đai có thật theo kiểu mafia,
những vụ quỳ gối cúi đầu xấu hổ trước những lấn chiếm có thật của người
Tàu, những hành xử chuyên quyền độc đoán của các quan lại ở cơ sở hoặc
của những thế lực đen tối không dám xưng tên …
Không
một điều ác nào trong số những cái ác xã hội đó đã được bịa đặt ra bởi
những kẻ chuyên bịa chuyện hoang đường nào đó nhằm làm lung lay chế độ.
Chính là bản thân chế độ, giời đất ạ, chính chế độ đã tự mình làm cho
mình lung lay.
Không thể tránh khỏi hiện tượng
phản ứng cứu nguy cho cảnh suy thoái của đất nước này, phản ứng chỉ có
thể ngày càng gia tăng từ phía một nhân dân kiêu hùng từng chứng rõ một
cách dũng cảm cái độ kiên nhẫn mà tới mức đó con người sẽ chẳng thể nào
nhượng bộ thêm được nữa. Cho tới lúc này, cần thấy là, ngoại trừ vài
phản ứng phòng vệ mang tính bạo hành và giận dữ của những người nông dân
bị mất tài sản chống lại bọn đầu gấu được chính quyền thuê, người dân
vẫn luôn luôn giữ được một cách hành xử hòa bình, đầy phẩm giá, họ vẫn
hy vọng vào đối thoại, vào kiến nghị, vào các đoán đại diện, vào sự phán
xét của một nền công lý công minh trong một Nhà nước pháp quyền... Cách
hành xử này trái ngược rành rành với tệ bạo hành ngày càng gia tăng và
đôi khi là sự tàn bạo trong những câu “trả lời” nhân dân.
Cái
thực tại kinh hoàng đang hiện dần là như sau: ở Việt Nam hiện nay,
người Việt Nam đang hành xử như những người xa lạ thực sự với nhau, thậm
chí như là những kẻ thù thực thụ của nhau. Bắc Kinh đã hoàn thành công
việc phá hoại và chia rẽ! Và trong tình thế này, như hiện thân trong một
số nhà lãnh đạo cao nhất của họ, ĐCSVN lại không tỏ ra có đủ danh dự và
tự trọng. Nếu những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam này lường được đầy
đủ hệ quả chính sách của họ suốt hai chục năm qua, thì hẳn là họ sẽ tỏ
ra thực sự khôn ngoan để bớt cứng rắn khư khư giữ Điều 4 Hiến pháp liên
quan đến “đảng lãnh đạo”. Không thể dùng văn bản pháp luật để làm cho
một vai trò lãnh đạo được trở thành chính danh: cái vai trò đó chỉ có
thể có được dần dần ngày này qua ngày khác, trong hành động cụ thể, minh
bạch, tại hiện trường trên thực địa. Bằng cách bênh vực những kẻ yếu
hèn nhất, bằng cách xây dựng con đường phát triển mà không bỏ mặc hàng
triệu người nghèo khó bên vệ đường… Và, bản tổng kê thế là đã quá rõ,
ĐCSVN đã không thắng được vụ đặt cược mà lẽ ra họ rất có thể đã thắng.
Trong
khi tình hình ngày càng tồi tệ đi và thấy rõ là cần chọc cho cái nhọt
vỡ ra, việc cải cách Hiến pháp chính là một thời đoạn cực kỳ quan trọng
để lấy lại niềm tin và sức mạnh quốc gia dân tộc. Thế nhưng, họ lại làm
như ông Tổng Bí thư ĐCSVN đâm đầu chê trách các công dân – những người
được chính họ mời đối thoại – khi những công dân này nói lên những ý
kiến muốn thay đổi, muốn cải cách, muốn hiện đại hóa đầy tính xây dựng,
thì đó không phải là một dấu hiệu sức mạnh, hoặc hòa hoãn, hoặc cởi mở.
Ngược lại, điều đó chứng tỏ sự thất bại và cô lập của một đường lối
chính trị và một cách quản lý kinh tế. Còn làm như Thủ tướng đã làm hồi
đầu năm là kêu gọi Cảnh sát “lập lại toàn bộ trật tự” để giải tán các
“nhóm chống đối” và đập tan các mạng internet “xấu”, cả điều đó cũng
chẳng cho thấy chút gì rằng chế độ này đang tràn đầy sức khỏe.
Trong
tình hình như thế mà lại tiến hành lùng sục tìm tung tích những người
ký kiến nghị như “nhóm nhà báo chính trị” của báo Đại Đoàn Kết cơ quan
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã làm kết hợp với các cơ quan an
ninh tỉnh Hà Tĩnh, là một việc chả có gì đáng ngạc nhiên.
Sau
khi đã huy động các “nhà tư tưởng” đáng ngờ và các nhà Sử học “đã quên
mọi điều”, các giáo sư trong Quân đội và các cơ quan khác, huy động tất
cả những người bảo thủ để vét váy quét quáy các ô kéo chính trị hòng
xoay chệch hướng cuộc tranh luận toàn quốc không cho đi vào mục tiêu
đích thực nữa: cuộc đối thoại tự do về nội dung, về những gì là căn bản
của bản Hiến pháp. Chỉ vì cuộc đối thoại này tỏ ra là nguy hiểm đối với
quyền lực tuyệt đối.
Và họ tung vào cuộc chiến
những tên lính đánh thuê mới: những “nhà báo chính trị” đang mặc bộ đồ
nhà điều tra lân la làm bạn với những thế lực an ninh vô cùng độc lập để
dĩ nhiên là đạt tới những kết luận bóp méo bẻ queo bôi bác những người
ký kiến nghị. Đó là một chiến dịch chỉ có mắt mù mới không nhìn thấy: nó
vừa là vu khống lại vừa là khiêu khích nhằm đẩy những người quản trị
chữ ký người ký kiến nghị trưng ra các địa chỉ cho họ đàn áp dễ dàng
hơn.
Song cũng thật thù vị khi ta thấy điều
này, ấy là vừa mới đây thôi, khi có vô số xì-căng-đan ngân hàng,
xì-căng-đan tài chính và xì-căng-đan kinh tế, những vụ việc như ngẫu
nhiên đều dừng lại trước cánh cổng các nhà đại quyền lực đương chức, thì
chả ai thấy ma nào trong đám nhà báo ấy, những người hôm nay đang đóng
vai trò nhà điều tra nổi danh, chẳng thấy đâu tên tuổi thực sự, địa chỉ
thực sự, tài sản thực sự và các số tài khoản của những kẻ ở cấp cao nhất
có dính líu vào vụ việc…
Này, cho mình biết
đi, cậu điều tra ai và điều tra vấn đề gì, và mình sẽ cho cậu biết cậu
là hạng người như thế nào. Nhưng cái nhóm “nhà báo” ấy không đáng cho
chúng ta bàn tán lâu về sự vô tư và căn cứ đích đáng của “cuộc điều tra”
bọn đó tiến hành. Ngược lại, hành động của họ cho thấy quá rõ ràng cái
chính quyền này định đi tới đâu trong cuộc thảo luận Hiến pháp này và họ
muốn áp đặt gì cho báo chí trong bàn tay kiểm soát của họ.
Trong
giai đoạn hiện nay, khi tất cả các đối tác xã hội và chính trị đều
tuyên bố sẵn sàng tham gia vào cuộc Đại tranh luận toàn quốc, cuộc tranh
luận tuyệt đối cần thiết nơi mỗi công dân có quyền và có nghĩa vụ được
cung cấp đầy đủ thông tin và được nói lên ý kiến của mình, thì lúc này
vai trò tối thiểu của tất cả các phương tiện thông tin xứng đáng với
danh hiệu đó cần phải phản ánh những suy tư, những quan điểm, những
chứng cứ, đã được biểu đạt một cách đa dạng và tôn trọng nhau.
Ti
vi cần phải được sử dụng vào mục đích này bằng cách phân bố công bằng
thời gian được lên tiếng trong khung khổ các diễn đàn công dân.
Thế
nhưng, liệu “Đảng lãnh đạo” có ưng thích cái dưỡng khí này và và cái
ánh sáng này không? Liệu “Đảng ta” đã sẵn sàng nhận thách thức một cách
lương thiện?
Thực tế hình như đang chứng minh điều ngược lại.
H. C. Q. - A. M.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Amender la Constitution ou racler les fonds de tiroirs des forces conservatrices ?
La
pression des faucons de Pékin, en pleine stratégie d’expansion et
d’agression sur le Vietnam et les nations voisines, place le Parti
communiste vietnamien dans une position de plus en plus insoutenable. Le
contraste est criant entre les intérêts chinois qu’il protège de fait
et ceux de son peuple qu’il ne protège pas car, dans la stratégie
imposée, les deux apparaissent comme fondamentalement contradictoires.
L’ennemi intérieur de la corruption d’ « un nombre qui n’est pas petit
» de ses cadres est largement utilisée par le cheval de Troie de Pékin
pour accentuer cet énorme fossé vietnamien entre les intérêts nationaux
d’un côté et, de l’autre, ceux des individus et des groupes qui
s’engraissent, directement ou non, de la collaboration et du business
avec le grand frère du nord.
Revers de la
médaille, lorsque le parti communiste vietnamien, s’est autoproclamé,
depuis la Constitution de 1992 comme « parti dirigeant » de la nation,
il s’est ainsi placé lui-même en première ligne des responsabilités et
des devoirs qui seuls peuvent justifier cette position impériale. Il
s’est donc condamné à faire réussir le développement économique, à
protéger contre toutes attaques les acquis de siècles de sacrifices de
son peuple, essentiellement l’intégrité territoriale et la souveraineté
nationale. Dans le cas d’échec avéré, il est le seul à devoir être
légitimement incriminé.
Utilisé comme bouclier
et matraque entre Pékin et son peuple, mis sous les projecteurs du
déshonneur à chaque nouveau scandale financier ou économique, il fait
l’objet de la poussée grandissante des aspirations au changement tandis
que sa seule réponse aujourd’hui reste la menace et la répression. Comme
il ne veut pas ou ne peut pas changer cette position intenable, il
s’engage toujours plus avant dans une impasse où la force policière et
la force armée tendent à devenir ses seuls arguments et remparts.
Détourner l’armée de son essence populaire pour en faire un instrument
au service exclusif du Parti montre bien qu’on envisage la violence
comme réponse aux aspirations de changement.
Le
mouvement patriotique et démocratique naissant se dessine en surface et
se développe en profondeur en réaction aux injustices réelles, aux
violences réelles subies, aux confiscations maffieuses réelles de
terres, aux soumissions honteuses aux empiètements réels chinois, aux
comportements dictatoriaux réels des mandarins locaux ou des forces
occultes qui n’osent dire leur nom… Aucun de ces maux sociaux n’est
inventé par on ne sait quels affabulateurs dans le but de déstabiliser
le régime. C’est bien le régime, hélas, qui se déstabilise lui-même. Le
phénomène de réaction salvatrice à cette décadence nationale est
inévitable et ne peut que s’amplifier de la part d’un peuple fier qui a
déjà montré avec courage jusqu’où on ne peut plus céder. Jusqu’ici, il
faut noter qu’à l’exception de quelques réactions défensives violentes
et exaspérées de la part de paysans expropriés contre des voyous loués
par les autorités, le peuple a toujours gardé un comportement pacifique,
digne, en espérant dans le dialogue, les pétitions, les délégations,
l’arbitrage d’une justice équitable dans un Etat de droit... Ce
comportement est en contraste flagrant avec la violence croissante et
quelquefois la sauvagerie des réponses qu’il reçoit.
La
terrible réalité qui se fait jour est celle-ci : Dans le Vietnam
d’aujourd’hui, des Vietnamiens se comportent comme de véritables
étrangers, voire comme de véritables ennemis envers les autres
Vietnamiens. Pékin a bien fait son travail de sape et de division ! Et,
dans cette situation, le Parti communiste vietnamien, en la personne de
certains de ses hauts dirigeants, n’est pas à son honneur. Si ceux-ci
mesuraient bien les conséquences de leur politique depuis deux
décennies, ils feraient preuve d’une réelle sagesse en étant moins
fermes sur le maintien de l’Article 4 de la Constitution concernant le «
parti dirigeant ». Pour être légitime, un rôle dirigeant ne se décrète
pas : il ne peut que se gagner, jour après jour, dans l’action concrète,
transparente, sur le terrain. En protégeant les plus faibles, en
construisant la route du développement sans laisser des millions de
pauvres sur le bord… Et, le bilan le montre d’évidence, le parti
communiste vietnamien n’a pas gagné ce défi alors qu’il aurait pu.
Alors
que le mal empire et qu’il faudra bien percer l’abcès, la réforme de la
Constitution est une étape cruciale pour relancer la confiance et la
force nationale. S’obstiner, comme le premier secrétaire du Parti, à
stigmatiser les citoyens - qu’on appelle par ailleurs au dialogue- quand
ceux-ci expriment des opinions de transformation, de réforme, de
modernisation constructive, n’est pas un signe de force, d’apaisement et
d’ouverte. Au contraire, cela témoigne bien de l’échec et de
l’isolement d’une ligne politique et d’une gestion économique. Appeler
la police, comme l’a fait le Premier ministre en ce début d’année à «
mettre tout en œuvre » pour dissoudre les « groupes d’opposition » et
casser les réseaux internet « malveillants », cela non plus ne témoigne
pas de la bonne santé du régime.
Dans ces
conditions, assister à une opération de dénigrement des pétitionnaires,
comme celle menée par le « groupe de journalistes politiques » de
l’organe central du Front de la Patrie, Dai Doan Ket, en coopération
avec les services de sécurité de la province d’Ha Tinh n’est pas
étonnant. Après avoir mobilisé des « idéologues » douteux et des
historiens « oublieux », professeurs au sein de l’armée et d’autres
services, les conservateurs raclent maintenant leurs fonds de tiroirs
politiques pour détourner le débat national de son véritable objectif :
dialoguer librement sur le contenu, sur le fond de la Constitution. Car
ce dialogue est dangereux pour leur pouvoir exclusif. Ils lancent donc
dans la bataille de nouveaux mercenaires : des « journalistes politiques
» qui se transforment en enquêteurs fraternisant avec les très
indépendantes forces de sécurité pour arriver, bien sûr, à des
conclusions de falsification et de tricherie de la part des
pétitionnaires. C’est une opération cousue de fil blanc : elle double la
calomnie d’une provocation en poussant les administrateurs de la
pétition à livrer les adresses des pétitionnaires pour que ceux-ci
soient plus facilement réprimés. Il est d’ailleurs très intéressant de
noter que dans un passé récent, lors des nombreux scandales bancaires,
financiers et économiques qui se sont , comme par hasard, arrêtés aux
portes supérieures du pouvoir, aucun de ces journalistes, aujourd’hui
éminents enquêteurs, n’ait fait de révélation sur les vrais noms, les
adresses, les biens matériels et les comptes en banque des personnes
impliquées au plus haut niveau… Dis-moi sur qui et avec qui tu enquêtes
et je te dirai qui tu es. Mais ce groupe de « journalistes » ne mérite
pas qu’on s’attarde longtemps sur l’innocence et le bien-fondé de leur «
enquête ». Par contre, leur action est révélatrice de l’orientation
prise par le pouvoir dans ce débat et imposée à la presse qu’il
contrôle.
Dans la période actuelle où tous les
partenaires sociaux et politiques se déclarent prêts à un grand débat
national, débat absolument nécessaire où chaque citoyen a le droit et le
devoir d’être informé et de s’exprimer, le rôle minimum de tous les
moyens d’information digne de ce nom devrait être de refléter les
réflexions, points de vue, témoignages, exprimés dans leur diversité et
dans le respect mutuel. La télévision devrait être utilisée à cet effet
en attribuant équitablement les temps de parole dans de cadre de
tribunes citoyennes. Mais cet oxygène et cette lumière sont-ils
souhaités par le « Parti dirigeant » ? Est-il prêt à relever loyalement
ce défi ? La réalité semble montrer le contraire.
Copy từ: Bauxite Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét