Ba Sàm vừa có bài đăng "Phản phản biện".
Có thể nói đây là bài viết mà Ba Sàm đã dành khá nhiều tâm huyết và nó
liên quan trực tiếp tới cái gọi là "đặc khu thông tin" do blogger này đề
xuất. Tuy nhiên nội dung bài viết có một số điểm không thỏa đáng như
việc chủ trang này đã áp đặt một số tiêu chí để phân loại blogger, hay
việc hình thành cái gọi là "đội quân thứ 4" phản phản biện một cách có
văn hóa và khoa học hơn.
Cá nhân tôi không cần "đội quân thứ tư", tôi không có nhu cầu đóng thêm thuế.
Mong cầu đối thoại dân chủ, cởi mở trên không gian hiện đại,
bắt đầu từ việc Nhà nước và Công Dân đối thoại, bắt đầu từ việc dẹp bỏ luôn và
ngay những quy chụp vớ vẩn, lố bịch từ không ít báo chính thống. Chứ không phải
từ đặc khu thông tin, hay "từ đội quân thứ 4" phản phản biện văn hóa và khoa học.
Copy từ: Han Times
1. Phải - Trái hai lề
Một bên Lề Phải
với đầy đủ ban nọ bệ kia, với tiền của Nhà
nước (xin nói thẳng là cả tiền công dân đóng thuế), với quá nhiều nhà
báo, quá nhiều
những kẻ mang danh là nhà lý luận. Bản thân TBT Nguyễn Phú Trọng cũng
phải thốt lên đại ý rằng: Chưa bao giờ chúng ta có được bộ máy tuyên
truyền đồ sộ với trang thiết bị hiện đại như thế này.
Phía bên này Lề Trái, phần đa là dân logger. Họ (chúng ta,
tôi) biên log theo đúng cái kiểu tay trái: không mấy người sống được nhờ biên
log phản biện (công kích) Nhà nước - càng không có mấy người mạo hiểm kiếm
sống từ "nghề" này.
Không phải ai cũng làm nghề viết rồi trở thành logger
phản biện.
Logger chỉ có tay không, không tiền đài thọ, không thế lực,
không che chắn và phải đối mặt với một tương lai bị hăm dọa. Thứ duy nhất mà
chúng ta có được đó là cái đầu và trái tim của mình.
Nhưng tao ngộ chiến Lề Phải - Lề Trái nhiều lần rồi, Lề Phải
tỏ ra không phải là đối thủ xứng tầm của Lề Trái. Bài cùn cuối cùng mà Lề Phải bung ra sẽ là ca
ngợi Đảng Quang Vinh, nhân dân chọn lựa, còn bên kia là thù địch, kích
động lôi kéo.
Cả một bộ máy tuyên truyền đồ sộ, tốn tiền tốn của nhưng lại
thường xuyên phải chịu thất bại thảm hại trước blogger (những kẻ tay không biên
log). Đó là tại sao? Là tại công cụ tuyên truyền của Nhà nước đã trở nên quá thiểu năng, phiến diện và cạn đáy về tư
duy.
Nhìn ở chiều sâu hơn, điều này chỉ biểu thị tư duy đã cạn
kiệt của chính những người cầm quyền.
Thời gian gần
đây xuất hiện cái gọi là "Dư luận viên" nhưng cá nhân tôi tin rằng chẳng
mấy chốc họ sẽ bị đào thải. Lào xào có đấy, cũng sẽ xôm tụ chút ít
nhưng cuối cùng họ với sự non yếu về lý luận của mình cũng sẽ chỉ tụ lại
với nhau thành từng nhóm và không làm việc gì hoàn hảo hơn là tự diễu
cợt chính mình, qua đó diễu cợt ngay cả người đài thọ cho họ
Cơ chế không cho phép có được người tài trong "bộ máy Dư luận
viên". Một thực tế rất hiển nhiên, nhiều người vốn dĩ từ Lề Phải (báo chính thống) đã chuyển sang thành Lề Trái hoặc
không lề. Đơn giản khi ham đọc, ham hiểu, ham khám phá thì sẽ tìm ra chân lý và khát khao được nói tiếng nói của mình.
Tuyên ngôn blogger
Chúng ta là
blogger, những kẻ tay không viết log và đầu óc mơ về một thứ tưởng như
điên rồ cho cả xứ sở này: Dân Chủ - Thịnh vượng. Chúng ta không có gì
ngoài cái đầu và trái tim của mình, chúng ta không có gì ngoài sự trải
nghiệm những buồn vui và cả nước mắt của mình.
Chúng ta có quyền phát ngôn theo ý
riêng của mình, chúng ta có cái đầu để tư duy, có con tim để yêu cái phải, cái
đúng, ghét cái ác, cái giả dối.
Chúng ta là
blogger chúng ta trịnh trọng tuyên
bố về quyền bình đẳng, quyền dân chủ, quyền được nói của chính mình.
Bằng tiếng nói của mình, chúng ta chiến đấu để bảo vệ quyền đó cho không
chỉ riêng
chúng ta.
Thứ quyền mà không một thế lực nào, một quyền lực nào có thể cướp
đoạt được.
Và chúng ta bình đẳng như nhau.
Và do vậy mọi
áp đặt phân vai đều là không thể chấp nhận được. Tôi - blogger do vậy
tôi nói tiếng nói của tôi. Đó là quyền của blogger, quyền của cá nhân
blogger. Đừng tự đẻ ra luật và áp đặt những tiêu chí dị hợm của bất cứ
một vị nào lên tôi.
Chỉ có bình đẳng, đa chiều ngôn luận và mở rộng tranh luận
thì mới có dân chủ, và logger sống trên cộng đồng Internet này là vì điều đó.
3. Đội quân thứ 4: Phản phản biện.
Ba Sàm đề xuất việc ra đời của "đội quân thứ 4" phản phản biện một cách khoa học và có văn hóa. Tôi
nói thẳng với tôi đó là điều quái thai và dị hợm, nó không khác gì đội
quân "Dư luận viên" cả - có chăng cũng chỉ là ở tầm cao hơn, chuyên
nghiệp hơn.
Hình thành đội quân này có nghĩa là phải có tiền, có công
sức để đầu tư cho đội quân ấy. Tiền ấy ở đâu ra? Xin thưa rằng từ thuế của tôi
- Của công dân. Với tư cách người đóng thuế, tư cách công dân tôi thì một xu
tôi cũng không cho đội quân phản phản biện, dù cho nó có văn hóa và khoa học
như thế nào đi chăng nữa.
Gần bẩy trăm tờ
báo, sáu bẩy chục nhà đài hàng chục vạn người sống nương theo đó chưa
đủ à? Qua những gì mà chúng ta đã được trải nghiệm qua các lần tao ngộ
chiến giữa Lề Phải với Lề Trái thì việc hình thành được đội quân thứ 4
như BS nói (hay việc báo chí chính thống có thể làm được điều này) là
viễn mơ, không thực tế.
Cá nhân tôi không cần "đội quân thứ tư", tôi không có nhu cầu đóng thêm thuế.
Thay vì hình
thành ra đội quân phản phản biện thì Nhà nước hãy đối thoại với công
dân. Hơn lúc nào hết nhà nước cần có một tư duy đối
thoại với công dân. Còn khi nhà nước từ chối đối thoại thì có nghĩa công
dân
còn tiếp tục công kích, tiếp tục xa rời nhà nước, rời xa những người cầm
quyền.
Con gà và quả trứng, con gà có trước, hay quả trứng có
trước?
Copy từ: Han Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét