Tiền, quà của mạnh thường quân hỗ trợ mái ấm thường xuyên nhưng trẻ vẫn ăn uống kham khổ. Nhiều em bị bạo hành phải vào bệnh viện cấp cứu hoặc chịu không nổi đành trốn về quê...
Anh H.T.Y (ngụ TP HCM) là người trực tiếp quản lý bếp
và trẻ tại mái ấm Hoa Mẫu Đơn (HMĐ) trong 3 năm (từ 2010 đến đầu năm
2013). “Tôi đến với mái ấm bằng cả tấm lòng, mong được nấu bữa ăn ngon,
đủ dinh dưỡng cho các em. Thế nhưng, chứng kiến nhiều chuyện xảy ra
khiến tôi quá bất mãn nên đành bỏ đi” - anh Y. bức xúc.
“Bóp” dần bữa ăn
Theo Y., nếu mái ấm khó khăn, bà Đơn “bóp” bữa ăn của trẻ, anh cũng chấp nhận nhưng hầu như tháng nào cũng có mạnh thường quân đến hỗ trợ rất nhiều. “Tôi là người quản lý sổ sách và tiếp khách nên biết rõ. Sữa, đồ hộp, gạo, mì… hỗ trợ cho mái ấm thường đội nón ra đi đến cửa hàng tạp hóa. Thấy việc chăm lo đời sống cho các em không ra gì nên tôi đã nhiều lần lên tiếng phản đối” - anh Y. nhớ lại.
Y. cho biết vào dịp lễ, Tết, mạnh thường quân và đại diện các ngân hàng thường đến thăm mái ấm, lì xì cho trẻ nhưng em nào về quê cũng chẳng có tiền xe, họa may chỉ vài món quà nhỏ. “Tết năm 2012, do quá bức xúc, tôi kịch liệt phản đối. Cuối cùng, bà Đơn phải gửi tất cả phần lì xì của khách cho trẻ, mỗi em 500.000-700.000 đồng” - anh khẳng định.
Chị N.T.T.V (ngụ TP HCM) là người tự nguyện đến mái ấm HMĐ chăm sóc trẻ sơ sinh từ tháng 9-2012 đến tháng 8-2013. “Tuần nào tôi cũng đến đây từ 6 giờ 30 phút đến tối mịt mới về, mong được góp phần giúp các em. Tuy nhiên, thường xuyên chứng kiến cảnh trẻ ăn uống thiếu thốn, như bữa sáng thường là cháo nấu từ cơm nguội lõng bõng nước, chan tí nước mắm, tôi rất xót xa. Trong khi đó, hàng, quà của các nhà hảo tâm mang đến tặng nhiều nhưng không biết đi đâu” - chị V. thắc mắc.
Bức xúc không kém là chị L.T.Đ.M (ngụ TP HCM), người có thời gian tình nguyện đến HMĐ chăm sóc trẻ hơn 3 tháng. “Đồ ăn, thức uống của các em không bảo đảm vệ sinh. Nhiều thứ như đồ hộp, nước tương, nước mắm quá hạn vẫn cho trẻ dùng. Các em sống được là nhờ các suất ăn chế biến sẵn của nhà hảo tâm và các trường học mang đến mỗi ngày” - chị M. cho biết.
Vô cớ ăn đòn
Những người từng đến phụ giúp hoặc trực tiếp làm việc ở mái ấm HMĐ vẫn còn rất bức xúc trước chuyện trẻ thường xuyên bị đánh đập vô cớ. Có em bị nhân viên quản lý đánh đến ngưng thở, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu như Vàng A Giàng, 14 tuổi. Khi chúng tôi tìm gặp Giàng hỏi chuyện bị nhân viên quản lý tên là Hải đánh đập, em tỏ ra rất sợ hãi. “Cuối tháng 8-2013, con đang ngồi chơi thì ông Hải kêu khiêng phụ tấm cửa nhôm. Thấy con vừa khiêng vừa ngậm kẹo, ông ấy liền lao vào đánh, dộng đầu xuống nền nhà, bóp cổ con đau lắm. Con thở không nổi nhưng cũng ráng kêu cứu. Mấy cô đưa con đi cấp cứu ở Bệnh viện quận Tân Phú. Hàng xóm báo công an phường, sau đó ông Hải nghỉ việc” - Giàng kể lại.
Vì sợ bị bạo hành nên có em đã trốn về nhà. Trò chuyện với chúng tôi qua điện thoại, em Giàng Thị Cúc (15 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Lắk) khoe: “Về được đến nhà, con mừng lắm, không lo bị đánh đập nữa”. Khi chúng tôi hỏi thời gian được mái ấm HMĐ “cưu mang”, Cúc thở dài: “Nhiều đứa bị đánh lắm. Tụi con không giặt đồ cũng bị đánh. Làm gì không vừa ý người ta cũng bị đánh. Chú Hải đánh nhiều nhất”.
Theo anh Sùng Vảng La, cha nuôi của Cúc, vì thấy em quá sợ sống ở mái ấm HMĐ nên một số người bên ngoài đã cho em tiền về quê. “Cha Cúc mất, mẹ bỏ đi, để lại 7 đứa con. Thấy hoàn cảnh Cúc tội nghiệp, nghe có người giới thiệu HMĐ, tôi liền đưa cháu xuống TP HCM, cứ tưởng sẽ được ăn ở đàng hoàng, ai ngờ…” - anh La thất vọng.
Nhiều trẻ ở mái ấm HMĐ khi tiếp xúc với chúng tôi cũng kể chuyện rất dễ bị ăn đòn vô cớ. Chuyện trẻ bị đánh bầm tím tay chân không phải hiếm. Người đánh có khi là người quản lý hoặc “mẹ Đơn”.
“Bóp” dần bữa ăn
Anh Y. cho rằng trẻ vào mái ấm rất thiếu thốn tình thương gia đình
nên cần phải chăm sóc kỹ từ bữa ăn đến giấc ngủ. Vì thế, anh yêu cầu mỗi
bữa ăn, một trẻ phải có đủ 100 g thịt, cá và rau củ… Ban đầu, bà Phạm
Thiên Đơn, chủ mái ấm HMĐ, còn đồng ý nhưng đến giữa năm 2012 thì siết
dần.
Các cháu bé tại mái ấm Hoa Mẫu Đơn Ảnh: HẢI PHONG
“Mỗi ký đường, bột nêm, nước mắm..., chúng tôi muốn mua cũng phải xin
xỏ rất khó khăn. Để bảo đảm bữa ăn cho các em, tôi phải gom ve chai
trong nhà bán kiếm tiền mua thêm chút rau, thịt cải thiện. Còn nước mắm,
đường, bột ngọt..., mỗi bữa nấu ăn tôi phải múc một muỗng để dành trong
kệ, phòng khi hết thì có mà dùng” - anh Y. kể. Theo Y., nếu mái ấm khó khăn, bà Đơn “bóp” bữa ăn của trẻ, anh cũng chấp nhận nhưng hầu như tháng nào cũng có mạnh thường quân đến hỗ trợ rất nhiều. “Tôi là người quản lý sổ sách và tiếp khách nên biết rõ. Sữa, đồ hộp, gạo, mì… hỗ trợ cho mái ấm thường đội nón ra đi đến cửa hàng tạp hóa. Thấy việc chăm lo đời sống cho các em không ra gì nên tôi đã nhiều lần lên tiếng phản đối” - anh Y. nhớ lại.
Y. cho biết vào dịp lễ, Tết, mạnh thường quân và đại diện các ngân hàng thường đến thăm mái ấm, lì xì cho trẻ nhưng em nào về quê cũng chẳng có tiền xe, họa may chỉ vài món quà nhỏ. “Tết năm 2012, do quá bức xúc, tôi kịch liệt phản đối. Cuối cùng, bà Đơn phải gửi tất cả phần lì xì của khách cho trẻ, mỗi em 500.000-700.000 đồng” - anh khẳng định.
Chị N.T.T.V (ngụ TP HCM) là người tự nguyện đến mái ấm HMĐ chăm sóc trẻ sơ sinh từ tháng 9-2012 đến tháng 8-2013. “Tuần nào tôi cũng đến đây từ 6 giờ 30 phút đến tối mịt mới về, mong được góp phần giúp các em. Tuy nhiên, thường xuyên chứng kiến cảnh trẻ ăn uống thiếu thốn, như bữa sáng thường là cháo nấu từ cơm nguội lõng bõng nước, chan tí nước mắm, tôi rất xót xa. Trong khi đó, hàng, quà của các nhà hảo tâm mang đến tặng nhiều nhưng không biết đi đâu” - chị V. thắc mắc.
Bức xúc không kém là chị L.T.Đ.M (ngụ TP HCM), người có thời gian tình nguyện đến HMĐ chăm sóc trẻ hơn 3 tháng. “Đồ ăn, thức uống của các em không bảo đảm vệ sinh. Nhiều thứ như đồ hộp, nước tương, nước mắm quá hạn vẫn cho trẻ dùng. Các em sống được là nhờ các suất ăn chế biến sẵn của nhà hảo tâm và các trường học mang đến mỗi ngày” - chị M. cho biết.
Vô cớ ăn đòn
Những người từng đến phụ giúp hoặc trực tiếp làm việc ở mái ấm HMĐ vẫn còn rất bức xúc trước chuyện trẻ thường xuyên bị đánh đập vô cớ. Có em bị nhân viên quản lý đánh đến ngưng thở, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu như Vàng A Giàng, 14 tuổi. Khi chúng tôi tìm gặp Giàng hỏi chuyện bị nhân viên quản lý tên là Hải đánh đập, em tỏ ra rất sợ hãi. “Cuối tháng 8-2013, con đang ngồi chơi thì ông Hải kêu khiêng phụ tấm cửa nhôm. Thấy con vừa khiêng vừa ngậm kẹo, ông ấy liền lao vào đánh, dộng đầu xuống nền nhà, bóp cổ con đau lắm. Con thở không nổi nhưng cũng ráng kêu cứu. Mấy cô đưa con đi cấp cứu ở Bệnh viện quận Tân Phú. Hàng xóm báo công an phường, sau đó ông Hải nghỉ việc” - Giàng kể lại.
Vì sợ bị bạo hành nên có em đã trốn về nhà. Trò chuyện với chúng tôi qua điện thoại, em Giàng Thị Cúc (15 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Lắk) khoe: “Về được đến nhà, con mừng lắm, không lo bị đánh đập nữa”. Khi chúng tôi hỏi thời gian được mái ấm HMĐ “cưu mang”, Cúc thở dài: “Nhiều đứa bị đánh lắm. Tụi con không giặt đồ cũng bị đánh. Làm gì không vừa ý người ta cũng bị đánh. Chú Hải đánh nhiều nhất”.
Theo anh Sùng Vảng La, cha nuôi của Cúc, vì thấy em quá sợ sống ở mái ấm HMĐ nên một số người bên ngoài đã cho em tiền về quê. “Cha Cúc mất, mẹ bỏ đi, để lại 7 đứa con. Thấy hoàn cảnh Cúc tội nghiệp, nghe có người giới thiệu HMĐ, tôi liền đưa cháu xuống TP HCM, cứ tưởng sẽ được ăn ở đàng hoàng, ai ngờ…” - anh La thất vọng.
Nhiều trẻ ở mái ấm HMĐ khi tiếp xúc với chúng tôi cũng kể chuyện rất dễ bị ăn đòn vô cớ. Chuyện trẻ bị đánh bầm tím tay chân không phải hiếm. Người đánh có khi là người quản lý hoặc “mẹ Đơn”.
Trong một cuộc thi gần đây, nhóm xiếc gồm 7 thành viên của HMĐ đoạt
giải nhì. Lẽ ra, đây là niềm vui nhưng sau khi đoạt giải, vào dịp lễ,
Tết, các em phải chạy sô liên tục. Trong khi đó, tiền thu về đều đưa hết
cho chủ mái ấm. Việc những em chỉ khoảng 7-8 tuổi như Thiên Thảo, Thiên
Khôi phải trượt patin, xoay vòng trên không; Mai Huệ, Mai Chi phải đeo
những chiếc vòng nặng trịch xoay liên tục... khiến nhiều người giật
mình: Liệu ở tuổi ăn, tuổi lớn, các em có đủ sức chịu nổi?
Sẽ xác minh, xử lý
Theo ông Võ Trương Bình - Chủ tịch UBND
phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP HCM, nơi mái ấm HMĐ đặt cơ sở - vì thấy
mái ấm hoạt động có giấy phép và là nơi cưu mang nhiều em nhỏ có hoàn
cảnh đáng thương nên địa phương đã động viên và tạo điều kiện để trẻ có
giấy khai sinh, BHYT.
“Tuy chưa nhận được phản ánh nào về việc trục lợi của chủ mái ấm
nhưng chúng tôi sẽ xác minh những gì mà báo và những người từng làm việc
ở đây phản ánh để đề xuất cấp trên xử lý nghiêm” - ông Bình cho biết. |
NHÓM PHÓNG VIÊN
Copy từ: Người Lao Động
..................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét