Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-11-08
Nhiều vụ án tham nhũng được cho có ‘tầm cỡ’ sẽ được đưa ra xét xử. Tuy nhiên để được hiệu quả theo như mong đợi, một luật sư tại Nam Định là luật sư Ngô Ngọc Trai hồi đầu tháng 11 này có đơn kiến nghị phải đưa những vụ án mà ông này gọi là ‘đại án tham nhũng’, mà trước mắt là hai vụ án Dương Chí Dũng và Nguyễn Đức Kiên, ra xét xử lưu động trong hai tháng cuối năm này.
Có quyết tâm chống tham nhũng?
Gia Minh hỏi chuyện luật sư Ngô Ngọc Trai về kiến nghị đó cũng như một số thông tin liên quan. Trước hết ông giải thích:LS Ngô Ngọc Trai: Bình thường người dân Việt Nam rất ít khi đến tòa án để xem xét xử do ở Việt Nam có câu ‘vô phúc đáo tụng đình’, người ta không muốn đế nơi xử án đâu. Đó là tâm lý chung. Nhưng có một số tội phạm mà các cơ quan chính quyền muốn xét xử, thu hút sự chú ý của dân chúng để tạo ra một dư luận xã hội rộng rãi để đấu tranh với loại hình tội phạm gây bức xúc, người ta muốn xét xử lưu động.
Việc đề xuất xử án lưu động cũng có thể xem như một biện pháp đánh giá về mức độ quyết tâm chống tham nhũng của các cơ quan. Và tôi tin là ý kiến được chấp nhận.Người dân Việt Nam lại có một tâm lý nữa là hiếu kỳ, hiếu sự , khi có những sự việc thuận tiện cho tham gia, người ta cũng ghé qua xem. Việc xét xử lưu động chẳng qua để thu hút sự tham gia, chú ý của các tầng lớp nhân dân.
-LS Ngô Ngọc Trai
Gia Minh: Qua những diễn biến lâu nay về công tác chống tham nhũng, luật sư có tin rằng kiến nghị của luật sư được chấp nhận hay không?
Ls Ngô Ngọc Trai: Về đề xuất của tôi, tôi thấy thế này. Mới vào tháng 5 năm 2013 vừa rồi tôi có tham gia bào chữa trực tiếp trong một vụ án tổ chức xét xử lưu động tại tỉnh Nam Định, địa điểm xử án là hội trường của ủy ban nhân dân xã, nơi bị cáo cư trú. Tôi thấy mọi quy trình thủ tục xét xử bình thường như trong phòng xử án của tòa án, có điểm khác hơn là nhân dân đi tham dự rất đông.
Liên quan đến kiến nghị này, tôi thấy lâu nay về công tác chống tham nhũng thì tôi thấy là hiện tại các cấp lãnh đạo đảng và chính quyền Việt Nam cũng đang hô hào rất quyết tâm, nhưng quan trọng là xem việc làm thực tế của họ thế nào. Việc đề xuất xử án lưu động cũng có thể xem như một biện pháp đánh giá về mức độ quyết tâm chống tham nhũng của các cơ quan. Và tôi tin là ý kiến được chấp nhận.
Gia Minh: Vừa rồi có một số vụ án hình sự, đặc biệt là những vụ án chính trị, mặc dù có luật sư nhưng những người trong cuộc cho biết ý kiến của luật sư không được phía Hội đồng xử án và phía công tố xem xét gì?
LS Ngô Ngọc Trai: Về vấn đề đó dọ họ không hiểu rõ về luật sư. Thực ra khi tham gia vào một vụ án hình sự, luật sư đâu phải chỉ tham gia mỗi phiên tòa đâu, mà trong cả quá trình điều tra - xét xử, luật sư đều có tham gia và có những hoạt động. Nếu luật sư năng nổ, nhiệt tình họ có thể làm được rất nhiều việc để giúp đỡ cho bị cáo cũng như gia đình của họ. Ví dụ việc họ vào trại để thăm gặp bị can, bị cáo nắm bắt thông tin về tình hình sức khỏe… của bị can, bị cáo thế nào; sau đó truyền đạt cho gia đình. Tức luật sư là cầu nối giữa người bị giam và người bên ngoài. Ngoài ra liên quan đến hành vi phạm tội thì luật sư có quyền chứng minh với các cơ quan xem xét về việc có dấu hiệu oan sai hay không, hay tội danh khác, hay tội danh nhẹ hơn đều kiến nghị được. Mọi người nên hiểu vai trò luật sư không chỉ ở phiên tòa mà trong cả giai đoạn họ đều có vai trò.
Cần sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự
Gia Minh: Trong những ngày này dư luận nói nhiều về vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, theo luật sư để tránh tình trạng oan sai như thế, ngành tư pháp cần có những cải tổ căn bản nào cho ngành tư pháp, dù rằng vấn đề cải cách ngành này cũng được nói đến gần đây?Ở đây có mâu thuẫn giữa yêu cầu suy đoán vô tội và trách nhiệm chứng minh tội phạm của Hội đồng Xét xử; đó là điểm cần phải sửa đổi trong Bộ luật Tố tụng Hình sự của nước ta.LS Ngô Ngọc Trai: Về vụ án ông Chấn, tôi rất quan tâm theo dõi vì rất giống với vụ án oan mà tôi cũng theo đuổi để kêu oan cho bị cáo đó là vụ án Hàn Đức Long ở Bắc Giang. Mọi tình tiết của vụ án tương tự như nhau và hiện nay bị cáo mà tôi kêu oan cho họ lại đang trong tình trạng đặc biệt, vì bị cáo chịu án tử hình. Liên quan đến việc oan sai, tôi có mấy ý kiến để tránh tình trạng oan sai. Thực ra người ta cũng đã bàn luận nhiều trong những hội thảo rồi. Đúc kết lại như thế này: Đầu tiên sửa Bộ Luật Hình sự để quy định cho phép bị can, bị cáo được quyền im lặng. (Thay vì quy định Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức nhục hình, hãy quy định Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quyền giữ im lặng.)
-LS Ngô Ngọc Trai
Thứ hai, sửa đổi bỏ quy định lời khai của bị can bị cáo cũng là chứng cứ kết tội. Thứ ba, buộc người điều tra viên phải có trách nhiệm tham gia tố tụng tại phiên tòa. Thứ tư: Đầu tư mua sắm các trang thiết bị máy móc hiện đại cho cơ quan điều tra, phục vụ việc giám định tư pháp, hay xac minh tội phạm…
Gia Minh: Nhân vụ của ông Nguyễn Thanh Chấn, người ta nói nguyên tắc suy đoán vô tội vẫn chưa được áp dụng, luật sư nghĩ gì về điều đó?
LS Ngô Ngọc Trai: Nguyên tắc suy đoán vô tội là một tinh thần trong tố tụng hình sự. Hiện nay nội dung đó cũng được ẩn dấu hoặc hay được quy định ở một số điều khoản của Bộ Luật Hình sự, nhưng không được thực sự rõ ràng. Vấn đề là suy đoán vô tội, nhưng các cơ quan như cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, tòa án là những cơ quan tiến hành tố tụng. Cũng giống như một số quốc gia mà theo tôi biết cơ quan xét xử không có trách nhiệm chứng minh tội phạm mà họ là cơ quan cần được thuyết phục về hành vi phạm tội. Ở đây có mâu thuẫn giữa yêu cầu suy đoán vô tội và trách nhiệm chứng minh tội phạm của Hội đồng Xét xử; đó là điểm cần phải sửa đổi trong Bộ luật Tố tụng Hình sự của nước ta.
Gia Minh: Chân thành cám ơn Luật sư.
Copy từ: RFA
.......................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét