Phùng Hoài Ngọc
Trên blogspot.com, Đong La đã ghi như sau:
“Giới thiệu về tôi
*Giải thưởng cuộc thi thơ Hội Nhà Văn TPHCM 1986.
*Tặng thưởng thơ TC Văn nghệ Quân đội 1998.
*Tặng thưởng phê bình TC Văn nghệ Quân đội 1997.
*Giải A sáng tạo Khoa học Kỹ thuật TPHCM 1993”
“Hồ sơ về tôi” chỉ ra thói háo danh hão huyền của Đông La.
Ai biết tác phẩm được giải của Đông La là cái gì không?
Ai biết giải thưởng hạng mấy không? (Nhất, nhì, ba hay an ủi, khuyến khích?)
Đông La không muốn đăng tải tác phẩm của mình đến bạn đọc mà chỉ thích khoe khoang cái tên giải thưởng!
Văn nghệ
sĩ, quí nhất là tác phẩm để đời, danh hiệu giải thưởng chỉ là phụ. Tình
trạng lạm phát giải thưởng, danh hiệu thi đua đặc biệt ở các nước XHCN,
nhìn vào thật kinh hồn, tiêu biểu nhất là Liên Xô cũ và Việt Nam ngày
nay.
Nhân tiện lạm bàn chuyện danh hiệu, giải thưởng một chút, sau sẽ quay lại chuyện Đông La.
Liên Xô cũ có lẽ là nước lập kỷ lục về các giải thưởng và danh hiệu…
Theo đó, Việt Nam cũng bắt chước gần như một bản sao.
Giải thưởng Lê Nin, Stalin bây giờ không còn ai nhăc đến.
Giải thưởng
HCM cao hơn giải thưởng Nhà nước (Cộng hoà XHCN Việt Nam), hiển nhiên
người ta phải hiểu cá nhân lãnh tụ HCM cao quí hơn Nhà nước toàn dân…
Danh hiệu “nghệ sĩ nhân dân” so với “nghệ sĩ ưu tú” thì ai cao hơn?
Người ta nghĩ ngay rằng Ưu tú thì hẳn là cao nhất rồi.
Bản thân chữ
“ưu tú” là tốt đẹp vượt bậc so với người khác… Cái chữ “nhân dân” mơ hồ
này khiến người ta phải lăn tăn “ai cao hơn?”.
Có lẽ “nhân dân” là bình thường quá, vậy chắc là thấp hơn “ưu tú”.
Thế mà không phải !
Hóa ra ngược
lại mới đúng ý đồ lãnh đạo. Cái thói “lạm dụng nhân dân” mị dân lố bịch
khi đặt tên cho bao nhiêu cơ quan quyền lực, chỉ để cho nhân dân sướng
cái bụng trong phút chốc.
Rắc rối là
mấy ông sính chữ mà lại dốt chữ. Thà rằng cứ ba loại “vàng- bạc- đồng”
hay “nhất nhì ba” như thế giới đặt nghe quen. Nếu đã chọn “ưu tú” thì
phải thay “nhân dân” bằng “cực xuất sắc” hay “siêu nghệ sĩ” chi đó còn
dễ nghe…Nhược bằng đã quyết đặt “nhân dân” rồi thì bậc tiếp theo là
“giai cấp thống trị” hay chi đó. Cái hội đồng thi đua XHCN rảnh việc
ngồi chơi chữ khập khiễng lung tung.. Ngày xưa tất cả giáo viên đều là
“Người GV nhân dân” tất cả. Chả hiểu từ lúc nào lãnh đạo lại nghe Đám cố
vấn thầy dùi đổi ra “Nhà giáo ưu tú” và “Nhà giáo nhân dân”. Cứ làm như
chế độ ta tôn quý “nhân dân” lắm vậy !
Nguyễn Du chưa từng được giải thưởng đương thời, còn được/bị vua Tự Đức vừa khen ngợi vừa dọa đánh roi.
Nhà giáo
Chu Văn An cũng không được chế độ đương thời phong tặng danh hiệu gì. Về
sau nhân dân vẽ tranh ông đưa vào thờ tại Văn miếu Quốc tử giám giữa
đất Thăng Long.
Một chuyện
khác, đáng lẽ Đông La khi liệt kê “thành tích” đừng bỏ quên bài tiểu
luận khẳng định tài năng nhà văn Nguyễn Huy Thiệp hồi cuối những năm 80
thế kỷ trước. Hồi đó Đông La đi theo chân GS Hoàng Ngọc Hiến khẳng định
một tài năng văn chương nước nhà khi bùng nổ cao trào Đổi mới. Bài tiểu
luận ấy khiến bạn đọc yêu Nguyễn Huy Thiệp và nhớ đến tên anh ta.
Có lẽ, bây
giờ anh ta tự biết ngượng với giai đoạn tiến bộ hồi mới Đổi mới với bài
tiểu luận về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nên không dám liệt kê trên blog.
Anh ta say sưa với mấy “giải thưởng văn chương” trong buổi chợ chiều của báo Văn nghệ Quân đội và Hội nhà văn TP. HCM.
Tạp chí Văn
nghệ quân đội thời chiến tranh còn có đất dụng võ nhờ viết nương theo
khí thế kháng chiến hừng hực của nhân dân. Trai thời loạn mà. Bây giờ
“trai thời bình” mà đi nói chuyện “quân đội” thì ít hấp dẫn rồi.
Mấy năm nay
Đông La lựa chọn chửi bới hầu hết các nhà trí thức tinh hoa và dũng cảm
đang phản biện, đấu tranh cho một đất nước dân chủ tiến bộ . Hắn ta
điên cuồng mạt sát liên miên, thô tục kinh hồn.
Giọng văn Đông La khiến ta nghĩ tới một mụ nặc nô trong vai “dư luận viên” (không biết anh ta có được hưởng kinh phí dư luận viên hay là tự chọn vai “thái giám bảo hoàng hơn vua” ?).
Một kẻ cầm bút lưu manh quen chửi bới tục tằn như Đông La sao còn dám chê nhóm thơ Mở Miệng làm thơ tục ?
Đây là luận điểm của Đông La tán tụng nhà báo Trọng Đức rằng “Trọng Đức cũng có một ý hay nữa: “dân chủ không phụ thuộc vào chế độ độc đảng hay đa đảng mà nó phụ thuộc vào bản chất chế độ cầm quyền phục vụ giai cấp nào”.
Đông La và
Trọng Đức, hãy trung thực nói xem, Đảng CSVN đang phục vụ giai cấp nào?
(Nhớ là phải dẫn chứng đàng hoàng nhé). “Bản chất của Đảng” thể hiện ở
chỗ nào, ngoài cuốn sách nhỏ Điều Lệ Đảng ? Mặt khác, các anh hãy chỉ ra
“đảng cầm quyền” nào trên thế giới tự ghi rõ “bản chất xấu xa” của họ ?
Dốt nát về chính trị học mà Đông La câng câng bàn chuyện chính trị . Anh ta nói lướt qua thật nhanh: “Dù rằng xã hội VN hiện tại còn rất nhiều yếu kém. Như việc thiếu cơ chế kiểm soát sinh ra tham nhũng…”.
Sao anh ta không dám dấn thêm câu hỏi nữa giải thích “Vì sao thiếu cơ
chế”, bởi vì tất yếu sẽ phải trả lời “vì thiếu tam quyền phân lập, vì
độc đảng toàn trị”. Bàn chính trị mà nói năng hàm hồ, lửng lơ , qua loa
xong chuyện như đài báo nhà nước thế sao?
Đông La chửi ông Lê Hiếu Đằng một người bằng tuổi cha chú như sau:
“…chắc Đằng thường ngày phải ăn cứt chứ không ăn cơm. Bởi nếu còn biết phân biệt cứt với cơm thì không ai viết như vậy!”.
“Một bạn đọc tên Đoàn Tâm- bạn ngưu tầm ngưu mã tầm mã” của Đông La thuận đà viết còm như sau: “Miệng chó không mọc được ngà voi, dog già LHĐ kia nói bậy là chuyện thường.” (dog: con chó – tiếng Anh).
Có lẽ tôi
sẽ gợi ý thạc sỹ Nhã Thuyên nghiên cứu một đề tài về blog Đông La lập
kỷ lục nói năng thô bỉ nhất nước Việt Nam CHXHCN.
ĐL mỉa mai ông Lê Hiếu Đằng, anh ta viết : “Các
vị trên đều từng là công chức “ăn ngập chân răng” danh lợi của chế độ.
Vậy bây giờ các vị đang cho cái chế độ đó là xấu xa, muốn lật đổ để xây
dựng một xã hội tốt đẹp hơn thì trước hết các vị nên trả lại tất cả nhà
cửa, chế độ hưu trí đã, rồi quay về rừng lập chiến khu để làm cách mạng”.
“Trả lại” cho ai ?
Anh ta không biết một thực tế hiển nhiên rằng chính Nhân dân nuôi dưỡng công chức và quan chức, bao gồm cả quan chức Đảng.
Anh
ta mượn lời Tố Hữu uất ức than phiền sau một Đại hội Đảng bị cho ra rìa
“chẳng lẽ giờ miềng lại lên rừng lập đội du kích làm cuộc CM khác !”.
Tố Hữu còn thua xa ông Lê Hiếu Đằng về dũng khí.
Một kẻ cầm bút vô học, như Đông La, ưa hằn học với những người có học vị, học hàm đang đấu tranh cho tiến bộ và công lý.
Nhắm mắt bưng tai trước biết bao bất công xã hội trùng điệp suốt nửa thế kỷ qua, Đông La chưa viết được một dòng chữ phàn nàn.
Không một trang mạng nào tranh luận với Đông La vì quá khinh bỉ y.
Họ xem Đông La như nhân vật quái dị Lara (thiên truyện Bà lão Izerghin
của Maxim Gorki). Lara bị cộng đồng khinh bỉ đến nỗi xa lánh hắn, buồn
tới mức hắn muốn được người ta chửi mắng, đánh đập, muốn được chết trong
tay con người…nhưng mọi người đều né tránh.
Lãng tử viết bài này vì lòng nhân đạo cho hắn được toại nguyện.
Bài này cũng
kèm một lời trách hai cơ quan văn nghệ đã lỡ tay trao giải cho một kẻ
cầm bút ít liêm sỉ và nên hối hận rằng đã tạo cái thương hiệu cho Đông
La, khiến hắn được đà lộng ngôn, tức là vô tình giết hắn…
Xin hỏi, Tạp
chí VNQĐ và Hội nhà văn TP.HCM bây giờ có tự hào vì đã chót trao giải
cho một kẻ “xã hội đen cầm bút” như Đông La không ?
GNLT
Copy từ: Blog Giang Nam Lãng Tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét