Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson trong vịnh Manila đầu năm 2013 - REUTERS /R. Ranoco
Trong một bản thông báo, Trợ lý Ngoại trưởng Philippines Carlos
Sorreta, một nhà đàm phán phía Manila cho biết : “Đối với người Mỹ, họ
thường có những thỏa thuận như thế, với một thời hạn là 20 năm. Trước
mắt, phái đoàn thương thuyết Philippines đang mong muốn một thời hạn
ngắn hơn nhiều.”
Ông Carlos Sorreta tuy nhiên không tiết lộ thời hạn cụ thể mà Philippines đề xuất trong phản đề nghị được đưa ra. Bản thông báo chỉ xác định rằng vấn đề thời hạn sẽ là “đối tượng để tiếp tục thảo luận”.
Được hãng tin Pháp AFP gạn hỏi về việc các nhà đàm phán Mỹ phải chăng đã đề xuất một thỏa thuận 20 năm với Manila, phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Philippines ông Kurt Hoyer từ chối bình luận. Còn ông Sorreta thì không trả lời điện thoại.
Vào lúc vòng đàm phán Mỹ Philippines về thỏa thuận tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ khởi sự tại Manila vào trung tuần tháng Tám, Manila từng cho biết là thời hạn đề xuất đã được Hoa Kỳ đưa ra thảo luận. Tuy nhiên, biên bản cuộc họp ngày 29 tháng 8 tại Washington, nhân vòng hai cuộc đàm phán, không thấy đề cập đến vấn đề này.
Bản sao biên bản cuộc họp được Bộ Ngoại giao Philippines công bố cho báo chí vào hôm nay chỉ nói : “Các bên đã tiếp tục thảo luận và đạt được tiến bộ đáng kể về... Điều XIII ( Hiệu lực, Thời hạn, Kết thúc, và Sửa đổi). Biên bản cũng cho biết rằng các vòng tiếp theo của cuộc đàm phán trong tuần thứ hai của tháng Chín sẽ diễn ra tại Hoa Kỳ.
Theo các giới chức trong chính quyền Philippines, việc Hoa Kỳ tăng cường hiện diện trên nước họ là một phần trong những nỗ lực của Manila nhằm xây dựng một nền quốc phòng đáng tin cậy vào lúc quốc gia Đông Nam Á này phải đối mặt với tranh chấp lãnh thổ trên biển với Trung Quốc.
Manila cáo buộc Bắc Kinh hung hăng áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông, bao gồm cả vùng biển gần bờ biển Philippines.
Trong khi đó, Hoa Kỳ mong muốn đạt được với Philippines một thỏa thuận tương tự với những gì mà Mỹ đã có với Úc và Singapore, trong bối cảnh Washington tìm cách củng cố quan hệ của mình với toàn vùng Đông Nam Á , một phần là để đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Ông Carlos Sorreta tuy nhiên không tiết lộ thời hạn cụ thể mà Philippines đề xuất trong phản đề nghị được đưa ra. Bản thông báo chỉ xác định rằng vấn đề thời hạn sẽ là “đối tượng để tiếp tục thảo luận”.
Được hãng tin Pháp AFP gạn hỏi về việc các nhà đàm phán Mỹ phải chăng đã đề xuất một thỏa thuận 20 năm với Manila, phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Philippines ông Kurt Hoyer từ chối bình luận. Còn ông Sorreta thì không trả lời điện thoại.
Vào lúc vòng đàm phán Mỹ Philippines về thỏa thuận tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ khởi sự tại Manila vào trung tuần tháng Tám, Manila từng cho biết là thời hạn đề xuất đã được Hoa Kỳ đưa ra thảo luận. Tuy nhiên, biên bản cuộc họp ngày 29 tháng 8 tại Washington, nhân vòng hai cuộc đàm phán, không thấy đề cập đến vấn đề này.
Bản sao biên bản cuộc họp được Bộ Ngoại giao Philippines công bố cho báo chí vào hôm nay chỉ nói : “Các bên đã tiếp tục thảo luận và đạt được tiến bộ đáng kể về... Điều XIII ( Hiệu lực, Thời hạn, Kết thúc, và Sửa đổi). Biên bản cũng cho biết rằng các vòng tiếp theo của cuộc đàm phán trong tuần thứ hai của tháng Chín sẽ diễn ra tại Hoa Kỳ.
Theo các giới chức trong chính quyền Philippines, việc Hoa Kỳ tăng cường hiện diện trên nước họ là một phần trong những nỗ lực của Manila nhằm xây dựng một nền quốc phòng đáng tin cậy vào lúc quốc gia Đông Nam Á này phải đối mặt với tranh chấp lãnh thổ trên biển với Trung Quốc.
Manila cáo buộc Bắc Kinh hung hăng áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông, bao gồm cả vùng biển gần bờ biển Philippines.
Trong khi đó, Hoa Kỳ mong muốn đạt được với Philippines một thỏa thuận tương tự với những gì mà Mỹ đã có với Úc và Singapore, trong bối cảnh Washington tìm cách củng cố quan hệ của mình với toàn vùng Đông Nam Á , một phần là để đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét