Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt tiếp đón Tổng thống Mỹ Barack Obama - REUTERS
Tuy nhiên, trên bình diện quốc tế, Washington vẫn đơn độc bên
cạnh đồng minh duy nhất là Pháp trong cuộc phiêu lưu quân sự này.
Chính quyền Mỹ vẫn cần có thêm sự ủng hộ từ nhiều nước cho cuộc can
thiệp quân sự vào Syria được tuyên bố hùng hồn cách đây ít ngày.
Đó là điều mà tổng thống Obama đặt trọng tâm trong chuyến đi châu Âu dự hội nghị thượng đỉnh G20, vốn là một diễn đàn bàn nhiều về kinh tế.
Trước khi đến tới Nga tham dự G20 trong hai ngày thứ Năm và thứ Sáu tại Saint Petersbourg Tổng thống Mỹ hôm nay có chuyến viếng thăm Thụy Điển 24 giờ. Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt đã khẳng định hồ sơ Syria sẽ được đề cập đến trong chuyến viếng thăm này. Lập trường của Thụy Điển trên hồ sơ Syria từ trước đến nay vẫn là ủng hộ giải pháp thương lượng tại Liên hiệp quốc.
Washington đã thông báo trước là Syria sẽ là vấn đề trọng tâm trong các cuộc trao đổi bên lề diễn đàn các nước phát triển nhất thế giới lần này, trước khi tổng thống Obama ra quyết định trừng phạt chế độ Bachar al-Assad.
Sau khi bất ngờ quyết định lùi lại dự định tấn công quân sự chờ đèn xanh của Quốc hội, từ cuối tuần qua chính quyền Obama tất tả ngược xuôi để thuyết phục các nghị sĩ Mỹ. Trước khi lên đường công du châu Âu, tổng thống Mỹ dường như đã thu thập được sự ủng hộ khá đông đảo các nghị sĩ của hai viện Quốc hội để có thể tin tưởng dự định can thiệp quân sự vào Syria sẽ được thông qua vào phiên họp Quốc hội ngày 09/09/2013 tới đây.
Tuy nhiên, không ít nghị sĩ vẫn khuyến cáo là trên trường quốc tế, Mỹ vẫn đơn độc. Một số quan chức Nhà Trắng đã ngỏ ý cho biết, ông Obama sẽ phải dành nhiều thời gian trong chuyến đi châu Âu lần này để giải thích lập trường của Mỹ về Syria và nếu lôi kéo thêm được sự ủng hộ thì là điều rất cần thiết lúc này để có được tính chính đáng cho cuộc phiêu lưu quân sự của mình.
Theo như thông báo hôm nay của Nhà Trắng , bên lề hội nghị G 20 tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có cuộc gặp với đồng nghiệp Pháp Francois Hollande và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Trong khi không như thông lệ ngoại giao của các cuộc gạp thượng đỉnh G 20, Nhà Trắng và Kremlin cho biết không dự trù cuộc gặp riêng nào giữa ông Obama và ông Putin. Việc này có thể giải thích bằng mối bất đồng giữa hai nước xung quanh vụ Snowden. Mặt khác, Matxcơva luôn tỏ rõ quan điểm phản đối mọi can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Syria.
Mặc dù vậy, hôm nay tổng thống Putin đã có vẻ như dịu giọng hơn với tuyên bố Matxcơva có thể chấp nhận một giải pháp quân sự náo đó vào Syria nếu có được « bằng chứng thuyết phục » về việc Damas sử dụng vũ khí hóa học. Thuyết phục như thế nào thì chỉ có ông Putin mới biết.
Tuy nhiên, ông Putin cũng cảnh báo là một cuộc can thiệp không trong khuôn khổ Liên hiệp quốc sẽ là một « cuộc xâm lược ». Những tuyên bố của tổng thống Putin được giới quan sát đánh giá nhằm làm dịu bầu không căng thẳng vì hồ sơ Syria đang bao trùm trước ngày khai mạc thượng đỉnh G20 mà Nga là nước chủ nhà, chứ chưa hẳn đã là một sự thay đổi lập trường của Matxcơva trong việc ủng hộ chế độ Damas.
Washington hiểu rõ sức nặng của hai lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an. Nhưng nếu buộc phải hành động ngoài khuôn khổ của Liên hiệp quốc thì chính quyền Mỹ cần phải có thêm nhiều tiếng nói ủng hộ chứ không phải duy nhất bên cạnh một đồng minh Pháp như hiện nay.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua đã cảnh báo hậu quả của việc Mỹ phải thoái lui chiến dịch quân sự nhằm vào Syria rằng : « Nếu chúng ta không hành động (tại Syria), chúng ta sẽ mất đi các đồng minh và càng ít người còn tin cậy vào chúng ta trong khu vực ». Vậy là phải chăng với Mỹ lúc này, án binh bất động còn nguy hại hơn là can thiệp quân sự vào Syria ?
Đó là điều mà tổng thống Obama đặt trọng tâm trong chuyến đi châu Âu dự hội nghị thượng đỉnh G20, vốn là một diễn đàn bàn nhiều về kinh tế.
Trước khi đến tới Nga tham dự G20 trong hai ngày thứ Năm và thứ Sáu tại Saint Petersbourg Tổng thống Mỹ hôm nay có chuyến viếng thăm Thụy Điển 24 giờ. Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt đã khẳng định hồ sơ Syria sẽ được đề cập đến trong chuyến viếng thăm này. Lập trường của Thụy Điển trên hồ sơ Syria từ trước đến nay vẫn là ủng hộ giải pháp thương lượng tại Liên hiệp quốc.
Washington đã thông báo trước là Syria sẽ là vấn đề trọng tâm trong các cuộc trao đổi bên lề diễn đàn các nước phát triển nhất thế giới lần này, trước khi tổng thống Obama ra quyết định trừng phạt chế độ Bachar al-Assad.
Sau khi bất ngờ quyết định lùi lại dự định tấn công quân sự chờ đèn xanh của Quốc hội, từ cuối tuần qua chính quyền Obama tất tả ngược xuôi để thuyết phục các nghị sĩ Mỹ. Trước khi lên đường công du châu Âu, tổng thống Mỹ dường như đã thu thập được sự ủng hộ khá đông đảo các nghị sĩ của hai viện Quốc hội để có thể tin tưởng dự định can thiệp quân sự vào Syria sẽ được thông qua vào phiên họp Quốc hội ngày 09/09/2013 tới đây.
Tuy nhiên, không ít nghị sĩ vẫn khuyến cáo là trên trường quốc tế, Mỹ vẫn đơn độc. Một số quan chức Nhà Trắng đã ngỏ ý cho biết, ông Obama sẽ phải dành nhiều thời gian trong chuyến đi châu Âu lần này để giải thích lập trường của Mỹ về Syria và nếu lôi kéo thêm được sự ủng hộ thì là điều rất cần thiết lúc này để có được tính chính đáng cho cuộc phiêu lưu quân sự của mình.
Theo như thông báo hôm nay của Nhà Trắng , bên lề hội nghị G 20 tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có cuộc gặp với đồng nghiệp Pháp Francois Hollande và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Trong khi không như thông lệ ngoại giao của các cuộc gạp thượng đỉnh G 20, Nhà Trắng và Kremlin cho biết không dự trù cuộc gặp riêng nào giữa ông Obama và ông Putin. Việc này có thể giải thích bằng mối bất đồng giữa hai nước xung quanh vụ Snowden. Mặt khác, Matxcơva luôn tỏ rõ quan điểm phản đối mọi can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Syria.
Mặc dù vậy, hôm nay tổng thống Putin đã có vẻ như dịu giọng hơn với tuyên bố Matxcơva có thể chấp nhận một giải pháp quân sự náo đó vào Syria nếu có được « bằng chứng thuyết phục » về việc Damas sử dụng vũ khí hóa học. Thuyết phục như thế nào thì chỉ có ông Putin mới biết.
Tuy nhiên, ông Putin cũng cảnh báo là một cuộc can thiệp không trong khuôn khổ Liên hiệp quốc sẽ là một « cuộc xâm lược ». Những tuyên bố của tổng thống Putin được giới quan sát đánh giá nhằm làm dịu bầu không căng thẳng vì hồ sơ Syria đang bao trùm trước ngày khai mạc thượng đỉnh G20 mà Nga là nước chủ nhà, chứ chưa hẳn đã là một sự thay đổi lập trường của Matxcơva trong việc ủng hộ chế độ Damas.
Washington hiểu rõ sức nặng của hai lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an. Nhưng nếu buộc phải hành động ngoài khuôn khổ của Liên hiệp quốc thì chính quyền Mỹ cần phải có thêm nhiều tiếng nói ủng hộ chứ không phải duy nhất bên cạnh một đồng minh Pháp như hiện nay.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua đã cảnh báo hậu quả của việc Mỹ phải thoái lui chiến dịch quân sự nhằm vào Syria rằng : « Nếu chúng ta không hành động (tại Syria), chúng ta sẽ mất đi các đồng minh và càng ít người còn tin cậy vào chúng ta trong khu vực ». Vậy là phải chăng với Mỹ lúc này, án binh bất động còn nguy hại hơn là can thiệp quân sự vào Syria ?
Copy từ: RFI
...............................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét