* BÙI VĂN BỒNG
Hôm mới đây, ngồi uống cà
phê sáng
với mấy ông cán bộ hưu trí bên sông Hậu, tôi nghe họ kể chuyện về mấy
ông lãnh
đạo cấp trên có nhiều tật xấu, nhưng ai phê bình cho dù bằng cách nào
thỉ các "quan cách mạng" đó vội ‘bật lo xo’, cứ giãy nãy lên như đĩa
phải vôi. Thậm chí
họ còn tỏ thái độ ghét bỏ, xa lánh người đã trung thực, chan tình, thẳng
thắn
phê bình,. Rồi một ông chép miệng: “Lãnh đạo ta phần nhiều là vậy, chỉ
thích khen,
thích nịnh, không chấp nhận ai phe ebình”. Một vị khác nói: “Tỏ thái độ
còn đỡ,
đằng này còn trù úm, chèn ép, đẩy đuổi
người phê bình mình. Còn cái TÔI tệ hại hơn là trắng trơn tham lam vơ
vét của
nhà nước, chiếm đất của dân thì cái TÔI lớn hơn và thực dụng hơn. Đó là
chủ
nghĩa cá nhân quá nặng rồi”…
Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi. Tự điển
Thesaurus định nghĩa về cái TÔI (hay ngã kiến, bản ngã - egoismism/the selfness) là sự
tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình,
đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác. "Cái
TÔI" được hình thành ngay từ khi con người sinh ra và qua tiếp xúc với thế
giới bên ngoài, "cái tôi" học cách cư xử sao cho kiểm soát được những
ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận. Từ những ham muốn vụ lợi nhưng còn
vô thức ba đầu, cái TÔI lớn dần lên và trở thành những ham muốn y sthức, dân
xtới những thủ đoạn đê tiện, hèn kém và cả tội ác.
Trong thư gửi cho tín hữu Philipphê, thánh Phaolô chú
trọng đến cách sống trong cộng đòan cũng như trong đời sống gia đình. Trong đời
sống cộng đòan, Ngài khuyên họ hãy có những đức tính cần thiết như sự đồng tâm
nhất trí tránh chia rẽ, sự thông cảm với nhau vui cùng người vui khóc cùng
người khóc, sự khiêm nhường, tránh tìm hư danh, tránh tìm tư lợi nhưng hãy tìm lợi ích cho những người khác.
Quan niệm về cái tôi thường được hiểu theo hai khía
cạnh: (1) Tích cực: sự hãnh diện phù hợp về những giá trị, nhân phẩm của chính
bản thân; (2) Tiêu cực: sự nhận định sai về những giá trị, nhân phẩm của mình
đưa đến sự tự ti hay tự tôn, biểu hiện thự dụng, chỉ thấy tiền tài, của cải,
vật chất là hơn tất cả mọi thứ trên đời. Tuy nhiên, xem ra từ mấy chục năm nay
đã thấy “bộ phận lớn” cán bộ đảng viên có chức có quyền lại dính chùm vào vế
thứ hai trên đây. Họ chỉ biết lợi dụng chức vụ, quyền hạn, khoác áo đảng cộng
sản, ngụy trang cái vỏ cán bộ cách mạng đẻ trục lợi, thành tỉ phú, trọc phú, ‘tư
sản đỏ’, sống lối tư bản nhưng vẫn tự vỗ ngực là “giai cấp vô sản”, giai cấp
“tiền phong” của cách mạng! Họ đã thực sự biến chất, hoàn toàn suy thoái về đạo
đức, lối sóng, nhưng nếu ai phê bình họ thì lập tức bị quy chụp là chống đảng,
chống nhà nước, bôi xấu lãnh đạo, bị áp đặt là do “thế lực thù địch” xúi giục…
Suy thoái về đạo đức, lối sống là điểm yếu chí tử, làm
cho đảng bộc lộ những yếu kém trước dân, tiềm chứa nhiều nguy cơ hiểm họa trong
đảng, tại hại cho nền chính trị-xã hội. Mọi đảng viên trước hết phải thắm chữ
‘hồng’ sau đó mới đến ‘chuyên’. Nhưng cả hồng và chuyên đều không có thì đó là
mầm hại ngay trong đảng. “Hồng” là đạo đức của người cộng sản. Đạo đức cơ bản
nhất là toàn tâm toàn ý vì dân vì nước, vì mục đích cao cả, tránh hết mọi biểu
hiện cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ, vụ lợi, co lại xây cho cái TÔI ngày càng lớn,
choán hết mọi đạo lý. Biểu hiện đạo đức là quan điểm, nhận thức tư tưởng, lối
sống, cách sống và cả tác phong giao tiếp, phương pháp công tác… Một phép cân
bằng rất đơn giản: Ai không có đạo đức cách mạng, thì người đó không xứng đáng
mang danh đảng viên. Nhưng trong thực tế, đảng viên đương chức đương quyền, vị
trí lãnh đạo, người đứng đầu lại suy
thoái về đạo đức, lối sống. Hai chữ ‘đảng viên’ chỉ là cái áo khoác ngoài, như
kiểu áo tàng hình, để họ mượn đó mà hành động bất nhân, thất đức. Họ lợi dụng
sự mạnh thế trong nhiệm kỳ, lợi dụng chức vụ quyền hạn, tranh thủ tìm mọi cơ
hội, mánh lới, kéo bè kết cánh để vơ vét tiền của dân, khoét rỗng quốc khố,
trực tiếp làm nghèo đất nước, đẩy đời sống của người dân vào nghèo túng, khó
khăn, làm cho xã hội ngày càng trì trệ kéo dài
Nhưng, một nghịch lý là:
Túi riêng
cứ mỗi ngày thêm căng phồng, phình to tới vô cực, không biết mấy cho
vừa; còn
việc công thì MACKENO. Rồi cũng không sao. Mọi mánh lới che đậy chạy
chọt, lấp
liếm, tráo trở đã giúp họ ‘hạ cánh an toàn’, ẵm theo khối tài sản lớn do
tham
nhũng mà có. Thế mà, họ vẫn vinh danh lên bục nhận …Huy hiệu mấy chục
năm tuổi đảng !? Họ cứ lèn cho căng chật túi riêng, có ‘tập
thể lãnh dạo’ có ‘cơ chế’ chịu, còn họ vẫn nở mặt, vênh váo mạng danh
“đảng
viên trung kiên, có nhiều đóng góp cho cách mạng, suốt đời hy sinh phấn
đáu cho
lý tưởng cộng sản”…
Đó là một nghịch lý phơi bày ra hết bộ mặt thật của
những kẻ khoác áo đảng để vụ lợi cá nhân, gia đình, dòng họ. Chính họ mới là
‘thé lực thù địch’ của đảng và của nhân dân. Chính họ mới là biểu hiện rõ nhất
của suy thoái toàn diện, họ đang ‘tự diễn biến’ làm mất uy tín đảng cầm quyền,
phá nát hệ thống thể chế, bôi bẩn vào bàn chất chế độ.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) đã chỉ rõ:
Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều
nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ
giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do
vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa
không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm,
tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một
cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân.
Những quy định về chức danh, chức trách, về trách
nhiệm người đứng đầu đã rõ ràng, nhưng khi thực hiện lại buông lơi, bỏ trống,
dễ dàng cho qua, không theo nguyên tắc. Khái niệm về “tập thẻ lãnh đạo” rất
chung chung, hiểu thế nào cũng đúng, làm cách nào cũng ít bị ‘trật lề’ , ít khi
bị coi là vi phạm nguyên tắc, miễn là có cách đưa ra thường vụ, cáp ủy bàn, tìm
cách ‘xin ý kiến’ coi như xong. Nhưng tập thể lãnh đạo lại chỉ là cái cớ, còn
hành động tụy tiện sai pháp luật, vô nguyên tắc thì không cá nhân nào chịu
trách nhiệm một các rõ ràng.
Huấn thị về đạo đức, lối sống của đảng viên thì rất rõ
ràng; như là: Mỗi cán bộ phải thực sự gương mẫu, nói đi đôi với làm, phải có
tinh thần tập thể, tinh thần “lo trước thiên hạ vui sau thiên hạ”; phải công
bằng với mọi người, công tâm, chính tâm… thì dân sẽ tin, sẽ phục và làm theo.
Thế nhưng, cá nhân người đứng đầu và các chức danh không cần gương mẫu, không
cần lo với thiên hạ, chỉ lo làm sao
hưởng nhiều hơn thiên hạ, vui trước cái vui của hiên hạ,…thì lại vẫn không sao,
không ai đụng đến. Họ đã tự cho mình đặc quyền đặc lợi được hưởng CNCS trước
thế giới: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
Nguyên nhân chính là những quy định về
nguyên tắc lãnh
đạo của đảng chưa được ‘luật hóa’ chưa đi vào nền nếp, chưa có những quy
định và thực hiện nghiêm kỷ luật, điều lệ đảng. Cái chung chung là mớ
bùng nhùng. Thêm
vào đó, các cấp bộ đảng lại buông lỏng vai trò lãnh đạo. Từ cấp cơ sở
trở lên
buông lỏng quản lý, coi nhẹ giáo dục, rèn luyện đảng viên, thiếu kiểm
tra, dôn
đốc. Vũ khí phê bình-tự phê bình bị biến thành thứ sơn quết bên ngoài,
hô hào
cho kêu, nhưng trong thực tế chẳng có hiệu ích gì. Hơn nữa, người đứng
đầu lại
cùng chung ‘ý tưởng’ tham nhũng như cấp dưới, thì ai lãnh đạo ai? Ai
điều hành
quản lý ai? Và ai kiểm tra, kiểm điểm ai?
Những biểu hiện buông lỏng lãnh đạo làm mất vị trí,
vai trò, xem nhẹ kỷ luật, điều lệ đảng đã trở thành chuỗi con cờ Domino dẫn
tới: Túi riêng cứ chất cho đầy / Việc
chung bỏ mặc, bầy hầy chẳng sao”.
BVBCopy từ: Bùi Văn Bồng’ blog
....................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét