Việt Nam đang điều chỉnh
chính sách tiền tệ theo hướng phù hợp hơn trong lúc vẫn gặp phải
các hoạt động phá hoại diễn ra thường xuyên đối với nền kinh tế, từ nạn
tiền giả tới tệ biển thủ các nguồn tài chính công.
Đó là quan điểm của nhà quan sát từ Việt Nam,
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, trong cuộc trao đổi hôm 22/8/2013 bàn về chủ đề
đồng tiền, dòng vốn, giải pháp cho phục hồi kinh tế.Tờ báo chuyên về kinh tế và tài chính dẫn lời một thành viên trên thị trường tiền tệ nhận định rằng diễn biến tỷ giá này là 'khá bất thường, 'cần tiếp tục theo dõi', có thể 'ngắn hạn' tuy bước đầu có thể gợi ý xác định về 'diễn biến mới của lãi suất' trên liên ngân hàng và nhu cầu ngoại tệ lớn xuất hiện.
Về diễn biến mới đây trên thị trường tiền tệ, trả lời câu hỏi liệu đây có là việc đồng USD thực sự "tăng mạnh" hay là đồng VND mất giá so với Mỹ kim, nếu chỉ nhìn từ một vài biểu hiện bên ngoài, Tiến sỹ Nguyễn Quang A hôm thứ Năm nhận định với BBC:
"Tôi nghĩ thực sự đồng tiền Việt Nam, giá trị thực, chứ không phải là giá trị danh nghĩa, so với đô-la chẳng hạn, thì thực sự là cao chứ không phải là mất giá.
Khi tài phiệt 'móc ngoặc' với nhà nước
TS. Nguyễn Quang A
bình luận hiện tượng được cho là các tài phiệt móc ngoặc với nhóm lợi
ích trong nhà nước trục lợi từ khai thác tài nguyên và các nguồn lực.
'Từ tiền giả phá hoại'
Về biểu hiện phá hoại đối với với tiền tệ Việt Nam, hôm 22/8, tờ Dân Trí phản ánh việc nhà chức trách ở một tỉnh biên giới phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc phát giác và bắt giữ các vụ vận chuyển tiền giả được in ở nước ngoài, bên cạnh đồng đô-la giả.Tờ báo cho hay hôm thứ Năm, cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an tỉnh Lạng Sơn đã hoàn tất thủ tục truy tố một đối tượng vận chuyển từ Trung Quốc vào Việt Nam lượng tiền giả là 200 triệu VND khi tìm cách qua cửa khẩu Tân Thanh.
Vẫn tờ này phản ánh, hôm 5/8, một đối tượng khác trong một vụ riêng rẽ, bị công an kinh tế Việt Nam phát giác và bắt giữ khi đang vận chuyển, cũng qua ngả Lạng Sơn, số tiền giả lớn khác có trị giá lên tới 11.000 USD và hơn 68 triệu đồng tiền Việt Nam.
"Không thể loại trừ việc học những kinh nghiệm xấu của mafia Nga, giới tài phiệt Nga, trong việc móc ngoặc với nhà nước để kiếm chác, trục lợi trong việc mua bán doanh nghiệp, đấu thầu các tài sản của nhà nước, hầm mỏ và đất đai"
TS Nguyễn Quang A
"Tất nhiên, tiền giả chủ yếu được in, cứ nói thẳng toạc móng heo, ở Trung Quốc đưa sang là chính là đến 100%, có tác hại rất lớn đối với nền kinh tế và có lẽ là về mặt kinh tế, tuy tôi không có số liệu cụ thể, nhưng về khối lượng, tôi nghĩ rằng tác động ấy không phải là lớn lắm,
"Nhưng về mặt tâm lý, về mặt niềm tin, lòng tin của người dân vào đồng nội tệ, thì đấy là một sự phá hoại hết sức nguy hiểm."
'Tới đánh cắp tài nguyên'
Tuy nhiên một trong những vấn nạn khó nhìn thấy hơn có thể đang làm suy yếu Việt Nam từng ngày là nạn tham nhũng từ 'ăn cắp' tài nguyên, khoáng sản, công sản quốc gia, thông qua lách luật và móc ngoặc giữa các nhóm tài phiệt, đại gia và nhóm lợi ích trong nhà nước và chuyển ra nước ngoài trục lợi, trong khi nền kinh tế quốc nội đang cần các nguồn lực để củng cố, phục hồi.Tiến sỹ Quang A nói:
Cựu Viện trưởng Viện IDS đã giải thể nói xã hội Việt Nam vài chục năm gần đây có thể đã xuất hiện một lớp các nhà tài phiệt, đại gia mới lũng đoạn nền kinh tế và làm giàu bất chính thông qua áp dụng các kinh nghiệm xấu về lách luật và làm ăn gian lận từ kinh nghiệm của mafia nước ngoài và móc ngoặc với một bộ phận của giới cầm quyền.
Ông nói:
"Tôi có thể nói không thể loại trừ việc học những kinh nghiệm xấu của mafia Nga, giới tài phiệt Nga, trong việc móc ngoặc với nhà nước để kiếm chác, trục lợi trong việc mua bán doanh nghiệp, đấu thầu các tài sản của nhà nước, hầm mỏ và đất đai chẳng hạn. Chuyện đó tôi khẳng định là không thể không có việc học đó và không thể không có ở Việt Nam".
Tiến sỹ Quang A cho rằng mức độ biển thủ tài nguyên, công quỹ, rửa tiền do lách luật, móc ngoặc với nhóm lợi ích và tác hại của chúng ra sao với nền kinh tế khó tính toán hết.
"Cụ thể nó đến mức như thế nào thì nói thật là phải có những tổ chức độc lập, phải có kinh phí để nghiên cứu một cách rất tường tận, lúc đó mới có thể bình luận một cách đầy đủ cơ sở được."
Copy từ: BBC
....................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét