Tàu Trung Quốc (giữa) chạm trán với tuần duyên Nhật gần đảo Uotsuri, thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Reuters
Copy từ: Lao Động
Theo nguồn tin từ Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản hôm qua (4.8),
ba chiếc tàu tuần duyên Trung Quốc vẫn lảng vảng tại khu vực sát ranh
giới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (biển Hoa Đông) đang tranh chấp giữa hai
nước, sau khi đã tiến vào bên trong vùng 12 hải lý vào tối 3.8.
Ngoài ra, còn có một chiếc tàu nhỏ khác của Trung Quốc thâm nhập vào vùng biển này, thả một chiếc phao mang cờ đỏ.
Theo phía Nhật Bản, từ mấy ngày qua, 4 chiếc tàu Trung Quốc đã đến khu vực này. Vào chiều 4.8, 3 chiếc đã tiến vào bên trong vùng hải phận của đảo và chỉ ra khỏi vùng 12 hải lý này vào lúc 23 giờ (giờ địa phương).
Tuần duyên Nhật còn cho biết thêm rằng hôm qua đã phát hiện một chiếc tàu nhỏ mang cờ Trung Quốc ở cách phía bắc quần đảo khoảng 50km. Chiếc tàu đã đột nhập vào vùng biển Senkaku/Điếu Ngư cũng vào lúc chiều, thả một chiếc phao mang cờ đỏ rồi nhanh chóng rút ra khỏi khu vực này.
Nếu trước đây, Trung Quốc chủ yếu cử tàu của lực lượng hải giám trên nguyên tắc không có vũ trang đến vùng Senkaku/Điếu Ngư, thì sau khi Bắc Kinh sáp nhập ba cơ quan hải giám, ngư chính và hải tuần vào một cơ chế duy nhất là Tuần duyên, các chiếc tàu được phái đến khu vực tranh chấp này chính là tàu Tuần duyên.
Giới quan sát e ngại rằng sự kiện ngày càng có nhiều tàu trang bị vũ khí hiện diện trong vùng sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột nghiêm trọng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, trong khi tiếp xúc ngoại giao giữa hai bên hầu như đang bị ''đóng băng''.
Theo phía Nhật Bản, từ mấy ngày qua, 4 chiếc tàu Trung Quốc đã đến khu vực này. Vào chiều 4.8, 3 chiếc đã tiến vào bên trong vùng hải phận của đảo và chỉ ra khỏi vùng 12 hải lý này vào lúc 23 giờ (giờ địa phương).
Tuần duyên Nhật còn cho biết thêm rằng hôm qua đã phát hiện một chiếc tàu nhỏ mang cờ Trung Quốc ở cách phía bắc quần đảo khoảng 50km. Chiếc tàu đã đột nhập vào vùng biển Senkaku/Điếu Ngư cũng vào lúc chiều, thả một chiếc phao mang cờ đỏ rồi nhanh chóng rút ra khỏi khu vực này.
Nếu trước đây, Trung Quốc chủ yếu cử tàu của lực lượng hải giám trên nguyên tắc không có vũ trang đến vùng Senkaku/Điếu Ngư, thì sau khi Bắc Kinh sáp nhập ba cơ quan hải giám, ngư chính và hải tuần vào một cơ chế duy nhất là Tuần duyên, các chiếc tàu được phái đến khu vực tranh chấp này chính là tàu Tuần duyên.
Giới quan sát e ngại rằng sự kiện ngày càng có nhiều tàu trang bị vũ khí hiện diện trong vùng sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột nghiêm trọng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, trong khi tiếp xúc ngoại giao giữa hai bên hầu như đang bị ''đóng băng''.
Theo RFI
Copy từ: Lao Động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét