TÂM SỰ MỘT CÔ GIÁO TRẺ TỪNG THAM GIA BIỂU TÌNH CHỐNG XÂM LƯỢC HAY CÂU CHUYỆN : "TÀ ÁO DÀI ĐẦU TIÊN XUỐNG ĐƯỜNG "
Chẳng hay ho gì khi phải lang thang hò hét trên đường phố, nhưng tôi không biết có cái gì đó cứ thúc giục tôi đi … Giờ tôi mới khổ như vầy, thôi thì tôi chịu thôi, mấy anh có làm gì tôi thì tôi cũng ráng mà chịu, nhưng tôi sẽ chia sẻ trên facebook với bạn bè và gia đình tôi để được họ nắm bắt tình hình khó khăn của tôi và nếu tôi và chồng tôi có chuyện xui rủi gì thì họ biết mà giúp chúng tôi.
Cũng
như số mệnh của bao nhiều người xuống đường chống tàu trong những năm
vừa qua, tôi đây may mắn hơn! Có người bị vứt mắm tôm vô nhà, bị an ninh
theo dõi, bị an ninh mách cha mách mẹ, bị an ninh cho côn đồ hăm dọa
ngăn đe, bị an ninh chocồn
đồ quẹt xe, “được” an ninh mời cafe an ủi khuyên răn, “được” hầu chuyện
vui vẻ với an ninh, (nói chung tốt xấu gì cũng có) ... Tôi thì hên
nhiều hơn xui … “được” mời làm việc mấy lần, “được” họ quan tâm khuyên
nhủ, “được” họ đến thăm ba mẹ (họ nói gì với ba mẹ tôi, tôi cũng không
biết, nhưng mà tôi đã bị mắng tơi bời). Gần đây, họ làm việc với cả ban
lãnh đạo của ông chồng tôi (người không liên quan gì đến việc làm yêu
nước của tôi). Cơ quan của chồng tôi đã yêu cầu ông chồng tôi là phải
quan tâm khuyên bảo vợ …
Quá
bức xúc vì những việc làm của mình không hề chống đối nhà nước, mà chỉ
một lòng vì muốn noi gương các tiền nhân dẹp giặc tàu, giặc đói, giặc
dốt và vì một Việt Nam tiến bộ mà tôi phải gặp những hệ lụy kéo dài như
thế, liên quan đến cả công ăn việc làm của chồng mình mà tôi viết bài
viết này để một lần nói hết tất cả những suy nghĩ thật lòng của tôi cũng
như giải bày các lý do vì sao tôi lại làm thế, cũng như trả lời câu hỏi
đầy lo lắng của ông chồng tôi “Em có nhận tiền khi đi biểu tình hay
không?”
-
Trong những năm 2011, đặc biệt vào khoảng tháng 6 tháng 7 năm 2011, tôi
tình cờ kết bạn và đọc được nhiều thông tin từ các tờ báo từ nhiều lề về
tình hình Trung Quốc lấn át và ức hiếp ngư dân Việt Nam. Tin tức lúc đó
rất nóng và sôi sục tinh thần căm giận sự bành trướng của Trung Quốc.
Tôi là người cẩn thận, tôi cũng có rà soát cả các tờ báo chính thống ở
trong nước như Thanh Niên – Tuổi Trẻ ... và tôi tin tưởng là tình hình
biển đảo Việt Nam ta đang hồi bị Trung Quốc lăm le xâm chiếm.
Đây là những bài mà tôi đã xem:
Chính trị - Xã hội
*Trung Quốc lộ ý đồ xâm lấn biển Đông
30/05/2011 23:57
* Chèn ép láng giềng
* Đường lưỡi bò thách thức dư luận
Rất
nhiều tàu cá Trung Quốc đồng loạt xâm chiếm, tranh giành ngư trường
thuộc chủ quyền Việt Nam. Theo các lão ngư, tàu cá Trung Quốc đi theo
từng nhóm 20-30 chiếc là một hiện tượng bất thường so với lối đánh bắt
truyền thống.
(Đình Phú - Hiển Cừ - Đức Huy)
==> Và bài này nữa:
Trên truyền hình Trung Quốc, ngày 3-6-2011, một bình luận viên nói phải tát cho Việt Nam…
(Trích đoạn)
-
Tôi đã đọc rất nhiều bài viết thời điểm đó, mà tại thời điểm đó thì tin
như thế này rất là nhiều. Như Vietnam Net có nhiều tin - bài như:
Philippines phản ứng thế nào với Trung Quốc về Biển Đông? (ngày 1-6),
Trung Quốc lại ngang ngược phá cáp khảo sát của Việt Nam (9-6), Biển
Đông: Trung Quốc từ "quả quyết" đến "gây hấn" (14-6)...VietNamNet còn
giới thiệu để bạn đọc thấy rõ hơn những vấn đề xã hội phức tạp của Trung
Quốc qua loạt bài do Tuần báo Courrier International của Pháp số ra
cuối tháng 6, với 7 trang trích dịch các bài báo từ Bắc Kinh, Hồng Kông
và Singapore.
Báo
Thanh niên, Tuổi trẻ và nhiều tờ khác cũng có nhiều tin-bài. Trên nhiều
mạng cũng có những phản ứng mạnh mẽ... Nhiều báo đã kịp thời đưa tin
những cuộc họp báo thể hiện sự phản ứng, công khai vấn đề biển Đông của
Việt Nam thời điểm đó.
Đài
ABS CBN News của Philippines dẫn lời phó giáo sư Li Mingjiang của
Trường nghiên cứu các vấn đề quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công
nghệ Nangyang (Singapore) cho rằng: đường chữ U trên biển Đông là do
Trung Quốc tự vẽ ra, chứ không dựa theo luật lệ quốc tế nào; ...
-
Tôi nhớ mình đã xem một cái ảnh. Ảnh của các ngư dân Việt Nam ra khơi …
rồi về lại đất liền với những thùng muối to thay vì để ướp cá, họ ướp
xác ngư dân Việt Nam ta bị Trung Quốc bắn chết vào đó. Tôi nhìn bức ảnh
ấy và đã rơi nước mắt, tôi xót xa cho họ như những thùng muối đó đang
ướp chính trái tim tôi!
-
Tóm lại là từ báo chí trong và ngoài nước, những bài viết rất cụ thể
chân thật, từ những trang báo đáng tin tưởng đã thật sự hướng được sự
quan tâm của tôi về vấn đề chủ quyền – điều mà bấy lâu nay tôi không hề
có hứng thú. Mặc dù đã trở nên hết sức thận trọng, không có gan làm loạn
ngoài đường, nhưng cái chết của các ngư dân làm tôi không thể không bức
xúc. Nếu bạn có người thân bị giết chết vì đánh cá trên chính đất đai
của ông bà tổ tiên mình để lại, bạn có bức xúc không? Tôi thì có, vì tôi
vốn rất cảm tính, tôi là người thích sống có tình cảm, và rất dễ xúc
động!
-
Thời điểm đó, một số trang facebook của bạn bè chia sẻ những thông báo
rủ nhau đi biểu tình chống Trung Quốc tại hai đầu Hà Nội và Sài Gòn,
trong đó có một trang web là NguyenXuanDien - Bauxit - Ba sam, ... Họ
thông báo cho các nhân sĩ tri thức hãy làm gì để kịch liệt phản đối, hãy
lên tiếng, hãy xuống đường giơ cao biểu ngữ ngăn chặn bọn tàu …. Thế là
tôi đã đi và làm cái việc mà tôi cho là hết sức bình thường, mà một
công dân có trách nhiệm với chủ quyền phải làm!
-
Kết quả: Ghét bọn tàu thì đã hét cho đã rồi đó. Muốn đưa hình ảnh của
chính mình là một người Việt Nam bình dị chống tàu thì tôi cũng đã làm
được qua cách mà tôi mặc chiếc áo dài … Tôi là người đầu tiên mặc áo dài
đi biểu tình chống tàu.
-
Cũng muốn cho nhà nước thấy sự ôn hòa và không hề phá rối hay thù hận
công an, vì vậy mà tôi đã tự nguyện chụp ảnh với một anh công an, người
khuyên tôi giải tán bằng tình cảm chân thành của anh ta (đã làm tôi xúc
động!!). Khi anh công an này bảo:”Anh thương em nên anh mới muốn em giải
tán đó!”. Nhìn đôi mắt anh ấy ướt ướt muốn nói thêm điều gì mà không
nói được, tôi đã cảm nhận ra nguy hiểm sắp kề cận, và tôi quyết định
cuốn cờ, cuốn biểu ngữ giải tán!
-
Cuối cùng thì có ngoan đến thế thì tôi cũng bị bắt! Họ vật bạn bè tôi
xuống đất, khiêng như khiêng heo một số bạn quăng lên thùng xe. Tôi bị
xố đẩy, trầy chân, bầm chân, bầm mình, rồi còn bị chửi “Đụ má, đụ mẹ”
rùm beng từ miệng của những an ninh mặc thường phục … rồi tôi cũng bị
quăng lên thùng xe như các bạn trẻ khác. Chưa bao giờ ngồi trên một
chiếc xe của công an kiểu như vậy. Xe rú còi chạy rất nhanh, chúng tôi
phải bám chặt vào thành xe để không rớt xuống đường. Ngay lúc đó mà một
bạn còn ráng hô lên “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam”. Tà áo dài của tôi
bay phấp phới!
-
Sau đó thị bị làm việc tại đồn, lúc đầu thì căng thẳng, nhưng sau đó thì
khá thân thiện. Họ lo ăn lo uống và chở tôi ra bến xe tiễn tôi về Cần
Thơ.
An
ninh ở Cần Thơ tiếp tục mời tôi làm việc và anh này rất tốt. Tôi cảm
nhận thế chứ không thể giải thích được. Sau đó tôi về Phụng Hiệp – Hậu
Giang cho con trai vào lớp một, thì được an ninh Hậu Giang làm việc vài
lần … Nghĩ mà buồn bực, vì chỉ một lần bị bắt thì họ theo dõi, quản lý,
nhắc nhở tôi hoài đến tận bây giờ, kể cả ông chồng tôi là đảng viên hơn
10 năm tuổi đảng không liên quan đến việc này cũng bị làm phiền …
-
Ngày xưa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng tham gia làm cách mạng và kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954). Bác còn khổ tâm hơn tôi
nhiều. Tôi không dám so sánh mình như bác, mà thật ra tôi bị ảnh hưởng
bới Bác Hồ. Tôi không thần tượng Hồ Chí Minh như những bạn trẻ cuồng
đảng, nhưng tôi thật sự bị ảnh hưởng bởi những câu nói quá hay từ Bác.
+
Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng
chẳng có nghĩa lý gì. (Toàn tập, ST, 1984, tập 4, trang 35)
+ Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. (Toàn tập, ST, 1986, tập 6, trang 286)
+
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. (Toàn tập, ST, 1985, tập 5, trang 299) -
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. (Toàn tập, ST, 1985, tập 5, trang 299)
+
Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do... Ðối với mọi vấn
đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý.
(Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 482)
+ Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 50)
(Hồ Chí Minh)
Nói
ra mấy câu này, bao lần tôi bị các bạn chống cộng ném đá tơi bời, cũng
như mấy bạn cờ đỏ không thích tôi nói về HCM vì các bạn ấy không thích
tôi chống TQ anh em của họ, nhưng tôi thích các tư tưởng ấy của Bác thì
nói là thích.
-
Dù các an ninh cố làm giảm nhẹ quy mô, mức độ các cuộc tuần hành biểu
tình để làm yên lòng Trung Quốc làm Việt Nam an ninh ổn định thì bọn
Trung Quốc họ có thèm để tâm đến đâu, lâu lâu chúng vẫn ức hiếp ngư dân
đấy thôi. Bây giờ tôi không có đi biểu tình nữa. An ninh Sài Gòn ép tôi
ký một cam kết “không đi biểu tình chống TQ nữa” và tôi đã ký rồi. Còn
lưu tờ cam kết đó ở Quận I. Sao làm phiền tôi hoài vậy? Đừng dồn tôi vào
bước đường cùng đến nỗi tôi không còn gì để mất và trở thành một thành
viên của một nhóm đối lập nào đó.
-
Có lẽ đã bao nhiêu năm rồi Việt Nam mới có những cuộc biểu tình như thế.
Không những ở trong nước là Hà Nội và Sài Gòn mà biểu tình đã đồng loạt
nổ ra tại nhiều nước khác … Tôi tự hào vì mình đã góp phần làm nên một
điểm nhấn trên một trang lịch sử vẻ vang của quê hương. Chống ngoại xâm
thì không bao giờ là sai trái, mà đó là vì lòng yêu nước tự nhiên trong
tôi nổi lên vào thời điểm đó mà thôi. Tôi không làm thế để được nổi
tiếng, và cũng không dự trù được hết những tai hại mà nó sẽ xảy ra cho
mình cho đến ngày hôm nay. Chỉ có thể nói gọn như thế này: Lòng yêu nước
của tôi lúc ấy là theo bản năng vựt đậy, nó là một thứ tình cũng như
tình yêu đôi lứa, không ai có thể mua chuộc – xúi giục – chỉ đạo, …
không có ai trả tiền gì đâu , … tôi thề là ko hề có ai trả tiền cả, mà
tôi lại còn tốn tiền đi đứng nữa cơ!
"Tôi yêu đất nước này chân thật, như yêu anh nụ hôn ngọt trên môi …"
-
Yêu nước có phải là một cái tội không?! Có ai đó lôi kéo xúi giục tôi
hay không … tôi xin thưa là nếu lôi kéo thì tôi sẽ không đi, vì tính tôi
thích làm cái gì thì hãy để cho tôi tự nguyện. Tôi coi điều lôi kéo xúi
giục đó chỉ dành cho trẻ con.
-
Các bạn an ninh bảo tôi hãy để nhà nước lo. Tôi lúc đầu không thích vậy,
nhưng bây giờ thì tôi cũng đã đồng ý để nhà nước lo rồi mà. Tuy nhiên
tôi cũng nói là lịch sử đã ghi lại rất nhiều vết nhơ của nhiều ông như
Trần Ích tắc, hay Trọng Thủy rồi đó .vv. Tóm lại tôi cũng đã giao cho
nhà nước lo rồi. Tôi sẽ ráng mà tin nhà nước. Tôi vẫn xem báo đài và dò
xét từng động thái nhỏ của nhà nước mỗi ngày. Nhà nước chỉ là một dạng
chính thể, được sinh ra để làm công tác quản lý. Còn “Tổ quốc” thì thuộc
về Nhân Dân.
-
Những việc mà tôi làm tóm lại đó là những cư xử rất có tính xây dựng chứ
không phải phá hoại. Bởi khi có sự tương tác giữa các bên có liên quan
về quyền lợi và nghĩa vụ thì kết quả bao giờ cũng tốt hơn.
-
Biểu tình có đòi lại được đảo không? Trước mắt thì là không. Chẳng hay
ho gì khi phải lang thang hò hét trên đường phố, nhưng tôi không biết có
cái gì đó cứ thúc giục tôi đi … Giờ tôi mới khổ như vầy, thôi thì tôi
chịu thôi, mấy anh có làm gì tôi thì tôi cũng ráng mà chịu, nhưng tôi sẽ
chia sẻ trên facebook với bạn bè và gia đình tôi để được họ nắm bắt
tình hình khó khăn của tôi và nếu tôi và chồng tôi có chuyện xui rủi gì
thì họ biết mà giúp chúng tôi.
-
Yêu nước thì có dám cầm súng ra trận không? Xin trả lời là ai có việc
nấy, tôi chuyên về chống giặc dốt (dạy học) nhưng khi súng giặc kề vào
đầu thì ai cũng phải phản vệ, và tôi lúc ấy cũng sẽ vơ hốt bất kỳ cây
súng nào mà bóp cò đại thôi chứ sao giờ!! Còn bộ đội nữa mà, họ dạo này
làm kinh tế dữ lắm, như anh Viettel đó, sao họ ko dẹp kinh tế để lo cầm
súng bắn tụi tàu đi, mà bắt tôi một phụ nữ gầy nhom 42 kg phải lo? Tôi
không biết bắn súng, nhưng nếu cho tôi đi giặt đồ nấu cơm khi có chiến
tranh thì tôi sẽ đi. Chỉ sợ tôi bị chê mà trả về.
-
Khi tôi gõ những dòng chữ tâm sự này thì hình ảnh các anh chị bạn bè năm
2011 đang hiện về trong ký ức của tôi. Dù là tôi không quen biết tất cả
bọn họ. Cám ơn số mệnh đã thắp sáng lên trong tôi niềm tin vào lòng yêu
công lý và yêu quê hương Việt Nam.
"Chúng ta – những bóng ma
từ thuở mang gươm đi mở cõi
ngón chân Giao Chỉ đã cày sâu
như những mũi kim khâu chặt người vào đất
Chúng ta – những bóng ma đi giữa phố hôm nay với tình yêu ngây ngất
mồ hôi quyện vào xương máu cha ông
mặn hơn bất kỳ thứ nước mắt cá sấu nào
đã từng than thở trước vong hồn dân tộc
thứ nước mắt nuốt sống niềm tin
thứ nước mắt ăn mòn sự thật
Chúng ta – bóng ma của những cuộc tuần hành giữa trưa
ai thấy không dám tin, ai tin không dám nói
ai nói không dám nhận, ai hận không dám kêu
những dấu chân Giao Chỉ đã vẽ nên biên cương lãnh thổ
qua vài ngàn năm bỗng dưng mất tích
bốc hơi như một cơn thở hắt của mùa hè
(thơ sưu tầm)
Phan Thị Thùy Linh - Cần Thơ
Copy từ: Bùi Hằng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét