CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Nằm trong mục «Niềm tin chiến lược» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND): «…Imagine - Hãy thử hình dung…»



André Menras - Hồ Cương Quyết

Phạm Toàn dịch


Tuyên bố của ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam phụ trách Ủy ban người Việt ở nước ngoài liên quan đến những người Việt Nam ở Hoa Kỳ đi biểu tình (1) là một khiêu khích thực sự. Nó lăng mạ những người yêu nước chân chính đang sống ở nước này và phá hoại những nỗ lực hòa dịu và hòa giải mà ông Chủ tịch Trương Tấn Sang đã khéo léo khẳng định, cho dù có vẻ như vì mục đích chính trị ông đã nhấn mạnh hơi quá thêm một chút (2).

Chẳng có gì là đáng ngạc nhiên hết: ông Sơn là người dị ứng với những cuộc biểu tình của đông đảo quần chúng. Ta chớ nên quên rằng chính ông Sơn là người đã được Bộ Chính trị của Hà Nội cử làm đầu sai đi Bắc Kinh sau những làn sóng biểu tình đầu tiên của quần chúng chống lại các hành động xâm lấn của Trung Quốc ngoài Biển Đông.


Ông này đã hoàn thành nhiệm vụ chuyến đi vội vã chắc hẳn không nhằm chuyển thông điệp của những người yêu nước Việt Nam đang phẫn nộ, mà ngược lại, nhằm trấn an ông anh lớn người Hán rằng từ đây mọi chuyện sẽ được kiểm soát chặt, rằng đường phố sẽ được đeo rọ mõm. Cho tới lúc này, ông Sơn và bè bạn ông ta đã thành công trong công cuộc đàn áp mạnh mẽ đó. Vậy nên chúng ta cũng có thể hiểu cơn khủng hoảng nổi mẩn ngứa chính trị của ông ta nhằm phản ứng lại cuộc đón rước mang tính chất biểu dương của khá đông Việt Kiều trên đất Mỹ. Không thể móc túi lấy ra đem dùng cái lý thuyết quen mui về âm mưu của «các lực lượng thù địch vả phản động» vào dịp Tổng thống Hoa kỳ mời mọc này, chỉ còn lại miếng võ chê bai và bôi nhọ làm nơi ẩn náu cho một hệ quyền lực chỉ biết lẩn tránh sự minh bạch của những cuộc tranh cãi công khai. Đó là một lối làm ăn không có chút gì thay đổi ở những kẻ đại diện cho hệ quyền lực đó, cho dù những người này đang ở Việt Nam hoặc đang ở Hoa Kỳ. Ở đâu thì cũng vậy, họ luôn luôn lộ ra những dấu hiệu để thiên hạ bắt quả tang là có ý đồ tăm tối, kém cỏi về văn hóa, càng ngày càng bị cô lập mạnh, để rồi lúc này lúc khác lại thò ra những kiểu tuyên ngôn chính trị lố bịch đến vãi linh hồn.

Nhưng mấy điều phân tích đó vẫn chưa phải là ý tứ căn bản của bài viết này.


Hai điều không thể tách rời: biểu tình và đề xuất

Cuộc biểu tình của những Việt Kiều ở Mỹ đòi tôn trọng các quyền con người và quyền công dân ở Việt Nam ngày nay là hoàn toàn chính đáng. Nguyện vọng đó cần được biểu lộ một cách lô gich và chính danh. Đó là điều đã được nhận chân và được lắng nghe khắp nơi. Được như thế rồi, vậy có còn cần thiết phải tiến xa hơn nữa, táo bạo hơn nữa, nếu như chúng ta muốn thoát ra khỏi tình trạng «khua chân múa tay» và muốn thực sự giúp đỡ đất nước mình? Phải chăng ta nên đặt vấn đề một cách sáng tỏ và khách quan như sau: trong tình hình hiện nay, ngoài việc phải biểu tình, phải viết, phải phát ngôn, phải phất cờ, ta còn phải làm gì nữa để giúp đỡ đồng bào ta về vật chất cho họ sống tử tế hơn và để bảo vệ đất nước trước nguy cơ Hán hóa? Còn phải làm cách gì để hành động gắn liền với lời nói sao cho lời nói trở thành đáng tin cậy, sao cho lời lẽ của ta mạnh mẽ hơn khiến cho bất kỳ ngôn từ chính trị nào cũng không còn chứa những ẩn ý và để làm thay đổi một cách tích cực hoàn cảnh hiểm nghèo đã bị biết bao lời chê trách rồi?


Nếu như, trái ngược với những phát ngôn đầy khinh thị của ông Sơn, mà chúng ta lại đồng tình được với nhau để chứng minh rằng đại đa số Việt Kiều ở Hoa Kỳ những người đã biểu lộ sự thù địch với chế độ chính trị hiện thời ở Việt Nam được đại diện cụ thể bởi ông Chủ tịch Nhà nước Việt Nam, và họ đã tới đây hoàn toàn tự nguyện, bằng tiền riêng của mình, đặng ủng hộ đồng bào mình đang bị cầm tù vì lý do chính trị vì đã chống đối lại sự Hán hóa, chống lại nạn tham nhũng và chống lại sự áp đặt ngày càng hà khắc quyền tự do tư tưởng. Nếu chúng ta cũng đồng tình được với nhau để xác nhận rằng chuyến viếng thăm này của người đứng đầu nhà nước Việt Nam đã được diễn ra trong nguyện vọng và viễn cảnh cởi mở, và nếu như chúng ta đã tìm thấy được những yếu tố mới khả dĩ khởi đầu cho những thay đổi tích cực cho phép thực hiện những công cuộc hợp tác giữa các công dân với những «mối liên hệ» yêu nước, kinh tế, và đoàn kết… 


Nếu vậy thì, chúng ta không nên chỉ bo bo vào một việc là phản đối. Chúng ta đã tổ chức được nhau lại để biểu tình, thì chúng ta cũng cần tổ chức nhau lại để đề xuất và hành động. Biểu tình và đề xuất và hành động, hai vế không thể thiếu nhau. Ta nên đề xuất một cách bình tĩnh, thực tiễn, có lợi một cách lành mạnh cho cả đôi bên, không chút ẩn ý nào về chính trị nhằm sử dụng một hoàn cảnh để tiến công vào điều gì bị mọi người không đồng ý. Một cách đơn giản, ta cần tham gia cụ thể vào công cuộc thi đua yêu nước: ta cần chứng rõ là ta làm tốt hơn, hiệu quả hơn, mang lại lợi ích hơn cho đồng bào, cho đất nước, và làm trong sự tôn trọng triệt để Hiến pháp và Luật pháp quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, trong sự tôn trọng triệt để những con người, những đối tác mà chúng ta hiệp tác một cách bình đẳng. Điều đó thật là căn bản để khơi dậy những đổi thay không thể đảo ngược trong ứng xử, trong đầu óc con người. Yêu Việt Nam hôm nay thì phải hành động theo hướng ấy. Chỉ dừng lại ở chỗ khua chân múa tay và phất cao những lá cờ chiến trận và phục thù thì chỉ có thể ngăn chặn những mối dây kết đoàn cấp bách mà nếu thiếu chúng nước Việt Nam lại sẽ tiếp tục trượt dài vào một thể chế một tỉnh của Trung Hoa. Ta cần biết ta muốn gì và đi thẳng vào điều cơ bản.


Vậy thì, chúng ta hãy gạt qua một bên cái tuyên bố lố bịch của ông Sơn, là cái thứ tỏ ra hết sức lạc điệu với tuyên bố của Chủ tịch Sang về vấn đề Việt Kiều. Lời lẽ của ông Sơn chỉ đơn giản xác nhận rằng trong giới lãnh đạo của Đảng họ không còn thống nhất và cá nhân ông ta đúng là còn gắn bó chặt chẽ với thành phần đa số của Đảng vẫn bám vào «16 chữ vàng» và «4 tốt», điều ta cũng nhận thấy ở một vài thành viên cao cấp của phái đoàn Chủ tịch Sang. 


Lời mời gọi của Chủ tịch: chấp nhận thách thức, và dám thách thức

Có lẽ chúng ta nên quan tâm hơn đến nội dung tuyên bố của Chủ tịch Sang. Trong tuyên bố đó, có gì liên hệ tới Việt Nam và Việt Kiều tại Hoa Kỳ? Có lẽ chúng ta có thể tóm tắt những điểm chúng tôi cho là đáng ghi nhận, đáng đem ra phân tích hoặc diễn giải, và là những gì ông Chủ tịch đã không thể tuyên bố ở Bắc Kinh mấy tuần trước đó:

1) Việt Nam dứt khoát không chấp nhận «đường lưỡi bò» do Tàu đưa ra để thâu tóm biển và đảo.

2) Chúng tôi cần các bạn hợp tác thành thực, hai bên cùng có quyền lợi, để chúng tôi được phát triển và (ẩn ý là) tự vệ (Việt Nam cần tự vệ chống lại ai nếu không phải là Trung Hoa?).

3) Việt Kiều là một mối dây liên kết hết sức đặc biệt cho công cuộc hợp tác đó.


Liệu có người Việt yêu nước nào đã thành đạt cả trong xã hội lẫn nghề nghiệp ở nước ngoài lại có thể khước từ lời mời gọi đó của Chủ tịch Sang mà lại vẫn cả gan khẳng định rằng mình vẫn gắn bó với Việt Nam đất nước gốc gác của mình? Không ai hết, ngoại trừ những người có lợi ích gắn bó với nước Tàu và để mất linh hồn mình cùng gốc gác của mình ở đất Tàu, hoặc những ai vẫn còn lạc đường trong nỗi hằn thù của một quá khứ đớn đau. Vậy là sự hội tụ quan điểm là hoàn toàn rõ trong các phát ngôn của chủ tịch và những khát vọng của mỗi người Việt sống ở Hoa Kỳ, và suy rộng ra, mỗi người Việt sống ở nước ngoài. Vậy thì, cơ hội hẳn là phải được các Việt Kiều ở Mỹ nắm lấy tức thời sao cho lời mời gọi đóng góp ưu tiên đặc biệt ấy thành một sự hợp tác «toàn diện» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND)!


Hợp tác, đúng rồi. Nhưng trong lĩnh vực nào? Và hợp tác như thế nào? Hợp tác vì quyền lợi của ai? 


Lấy một trong nhiều thí dụ, dường như việc chuyển tên khổng lồ đồ ăn nhanh của Mỹ vào giữa lòng những đại đô thị Việt Nam là phù hợp với một nhu cầu cấp bách của quốc gia. Cho dù đột phá vụ này là một Việt Kiều có liên hệ gia tộc với những giới chóp bu các bộ (trong chính phủ Việt Nam). Con em các gia đình trung lưu – và ngay cả cha mẹ chúng – cũng chẳng vì thế mà biết ơn khi thấy con em mình và chính mình sắp sửa béo phì, và chuyện đó cũng chẳng mang lại thêm hạt cơm nào vào cái bát trống trơn của hàng chục ngàn trẻ em cùng khổ ở các thành phố và ở các vùng xa. Hoặc giả còn điều này nữa: hợp tác có ích cho Việt Nam phải chăng là tiếp tục đầu tư vào việc đổ bê tông các bãi biển và cấm các gia đình bình thường đặt chân tới để xây dựng ở đó những khu vui chơi đồ sộ với những sân golf nuốt trửng ruộng đồng, những khu vui chơi ở đó tiền bạc được quay vòng và đôi khi được rửa cho sạch bong trong bình đóng kín nút để rồi sau đó chui ra mà không cần chạm vào quỹ của cộng đồng, ngoại trừ cộng đồng gồm một số cán bộ địa phương? Điều này hình như cũng chẳng phải là thần dược cho một sự phát triển lành mạnh, bền vững, và mang lại lợi ích xã hội cho cả nước.


Một phát tên, hai con chim: phát triển và bảo vệ

Ngược lại, trong diễn văn của mình, Chủ tịch Sang dường như đã gợi ý một cách tinh tế con đường có thể đi được: các đặc khu kinh tế tại cái đất nước chật hẹp hình chữ «S» mặt quay ra biển trên suốt 3.200 km này với hơn 10 triệu km2. Đó, chính là cần hành động hướng ra biển, vì ở đó, ở biển, là hiện tại và tương lai của quốc gia. Chính đó là nơi cung cấp thức ăn cho mọi nhà, là nguồn năng lượng, là những yếu tố quyết định môi trường và khí hậu, là những con đường giao thương, là những không gian phải bảo vệ… 


Những công trình hợp tác thăm dò và khai thác dầu mỏ và khí đốt giữa Exxon-Mobil, Murphy và PetroVN, Công ty Thăm dò Khai thác Dầu Khí VN, tuy là cần thiết và tạm thời mang tính bảo vệ quốc gia đấy, song vẫn chỉ là chính sách cấp thời, ngắn hạn. Nếu dừng chân chặt ở đó sẽ là quên mất rằng sự bảo vệ đất nước thường xuyên và bền vững đích thực vùng biển, thì những người canh giữ biển thực sự chính là những ngư dân đang sinh sống ở đó và đang trú ngụ ở đó. Tại sao bà con Việt Kiều lại không hướng vào những công cuộc hợp tác thương mại, công nghiệp và kỹ thuật nhằm hiện đại hóa các làng chài, phát triển các bến cá ven biển, xây dựng hạ tầng cơ sở ở đó, góp phần xây dựng cả một đoàn tàu đánh cá hiện đại mạnh mẽ và vững chãi? Tại sao các Việt Kiều không xây dựng những doanh nghiệp hỗn hợp, những liên doanh với ngư dân địa phương nhờ đó họ có thể sống thoải mái và vững vàng hơn? Điều này ôi chao sẽ giúp tránh được cảnh đào tẩu có tổ chức của các thế hệ mai sau để đi tìm những thu nhập xứng đáng hơn và cuộc sống cũng an toàn hơn. Điều này sẽ ngăn chặn việc từ bỏ không gian và các nguồn lực quốc gia cho lũ Tàu ăn thịt người.


Thông qua các liên doanh hoặc các kiểu đối tác khác, bên cạnh việc đoàn tàu cá Việt Nam treo cờ Việt bị người Tàu xé rách, điều này đồng thời cũng bảo đảm sự có mặt hợp pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam của những lá cờ bè bạn, cờ đối tác, cờ Mỹ, Đức, Pháp, Âu châu, chắc chắn là những ngọn cờ đủ sức xua đuổi những cuộc xâm lấn đã thành quen lệ. Tại sao lại không đầu tư vào việc xây dựng hạ tầng cơ sở và dịch vụ giữ cá, ướp cá, xuất khẩu những sản phẩm của nghề đánh cá xa bờ? Bằng cách cải thiện nền kinh tế của đất nước, tình trạng công ăn việc làm và mức sống của người dân địa phương, những hoạt động này sẽ bảo vệ và củng cố cho các vùng có vị trí chiến lược hết sức sống còn đối với Việt Nam. Những điều này sẽ làm tăng giá trị vật chất và pháp lý cho các luận cứ về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã hứa hẹn tiến hành những công việc đó, và rành rành là họ đã tiến hành rất chậm trễ. Thế thì tại sao ta lại không giúp họ bằng cách đề xuất với họ hãy tạo thuận lợi ưu đãi cho các đối tác địa phương theo nguyên tắc đôi bên cùng làm lợi cho nhau? Và nếu như chính phủ Việt Nam từ chối bàn tay đã chìa sẵn ra mà ông Chủ tịch Việt Nam vừa mới đề nghị với Tổng thống Mỹ và với các Việt Kiều ở nước Mỹ, thì điều đó có nghĩa là những lời lẽ của ông Chủ tịch nước Việt Nam cũng chẳng nghiêm túc gì hơn lời lẽ của ông Sơn. Thế nhưng, nếu đã có những lời mời mọc của những đối tác tại chỗ như vậy trong bối cảnh các tuyên bố của hai nguyên thủ nhà nước Việt Nam và Mỹ, thì hẳn là khó mà cưỡng lại việc trong giới lãnh đạo trung ương Việt Nam có những người đang co lại trong chủ nghĩa đợi chờ tưởng rằng khôn mà chẳng có chút gì là khôn ngoan sất, mà thực ra chỉ là cái khôn ngoan bảo vệ chiếc ghế bành đang ngồi, do đó mà tạo ưu thế mạnh mẽ cho những lấn chiếm của người Tàu.

Dẫu sao thì ta cũng thấy rõ rằng cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ có trong tay những phương tiện vật chất, năng lượng và tay nghề đủ để đóng góp vào những dự án như ta vừa kể ra sát cánh cùng Việt Kiều trên toàn thế giới. Chỉ còn chờ ở họ cái ý nguyện dám thử sức mà thôi.


Đứng trên tầm cao vì quyền lợi của nhân dân và đất nước

Tới đây, tác giả bài viết này cần thú nhận rằng mình ít trải nghiệm song cũng thấy một điều là Việt Kiều có những điều rất quý giá đồng thời cũng rất hạn chế trong việc bày tỏ tình đoàn kết với đồng bào ngư dân. Những lần tôi được mời đi Đức, Tiệp, Ba Lan, Pháp… để chiếu những hình ảnh đã bị Hà Nội kiểm duyệt một cách xấu hổ về tình cảnh bi thảm và tinh thần anh hùng của những con người duy nhất đang đánh dấu chủ quyền đất nước trên biển và đảo, những điều đó thật tốt đẹp. Tình đoàn kết thật cụ thể nhờ quyên góp từ đông đảo nhân dân thật là cảm động và được các gia đình gặp hoạn nạn đánh giá rất cao. Chúng tôi dám nói rằng mình đã xoa được chút thuốc lên những vết thương. Nhưng các vết thương vẫn còn đó y nguyên, toang hoác, và sẽ lại có thêm những vết thương mới nếu chúng ta không lay chuyển được những cây dừa quan liêu ở trung ương, sự nghi kỵ về chính trị, những phe cánh đối lập nhau, sự trì trệ của nền hành chính và tình trạng tham nhũng… Có thể Chủ tịch Sang sẽ giúp làm thanh sạch cái không khí đó và làm bớt đi cho chúng ta những lực cản đầy tính đe dọa ấy. Những lực cản tích cực một cách cố tình, hoặc những lực cản thụ động vì sợ hãi bị bẻ gãy, hoặc vì thiếu quan tâm riêng.

Vì đã có những lực cản nghiêm trọng, những ngăn trở thực sự chống lại việc bày tỏ tình đoàn kết hoặc việc tìm đối tác. Và có những lý do thực sự nhằm làm nhụt chí những tấm lòng tốt đẹp nhất đang lao vào những công cuộc hợp tác công minh trong sáng. Sẽ là thiếu trung thực nếu bài viết này lại che giấu không nhắc đến những dự án nhỏ liên quan đến ngư dân Quảng Ngãi, bà con ở đây đã đưa ra đề nghị được sáu tháng rồi, song phản hồi thì không vui vẻ lắm... Nhân danh Việt Kiều ở Đức: xây dựng và lắp đặt một máy phát điện sức gió trên hòn đảo nhỏ Lý Sơn. Dự án đã bị từ chối với lý do «đang điện khí hóa cho đảo bằng đường dây cáp kéo từ đất liền ra». Lại dự án nữa của Việt Kiều ở Đức: cung cấp và lắp đặt một thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt trong khi các giếng nước ở Lý Sơn càng ngày càng bị đe dọa cạn kiệt và ô nhiễm vào mùa khô. Đề xuất đã bị từ chối khéo. Theo yêu cầu của cha mẹ học sinh ngôi làng đánh cá nhỏ Bình Châu (Quảng Ngãi), các cháu nhà trẻ phần lớn ở xa trường nhưng không có nhà ăn trưa ở trường, đã có một dự án tài trợ xây nhà ăn kiêm nhà nghỉ trưa, dự án đã được Tổ chức Cứu trợ nhân dân của Pháp nhận lời thực hiện, đây là một tổ chức nhân đạo hoạt động nhiều chục năm bên cạnh nhân dân Việt Nam. Bị từ chối, nhưng tổ chức này vẫn cam kết mỗi năm rót tiền vào bất kỳ thời điểm nào đủ tiền để khởi động công trình xây cất. Thế nhưng đã chẳng có hồi âm cho dự án này kể từ khi các giới chức làng này nhận được dự án cụ thể với tính toán tiền nong đầy đủ. Những cây măng non đang run rẩy vào mùa mưa… trong khi có những cán bộ ung dung ngồi nơi khô ráo ấm áp.


Ngược lại, một dự án quyên góp quốc tế để mua một tàu đánh cá «thử nghiệm»  có vỏ sắt và động cơ mạnh, dự án được gợi ý bởi một nhóm cán bộ cấp tỉnh đã hấp dẫn chúng tôi. Nhưng khi vấn đề được nêu ra về chủ sở hữu và quản lý tàu cá này, thì chỉ có sự im lặng đáp trả nỗi mong chờ của chúng tôi. Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và giới chức cơ sở địa phương lần nào cũng tỏ ra đáng tin cậy khi giúp phân chia những thứ viện trợ đã quyên góp được… Về chủ nghĩa tập trung và chế độ quan liêu, chúng tôi có đủ kinh nghiệm để biết rằng tiếng nói quyết định cuối cùng thuộc về ai… và đôi khi cả tiếng nói đầu tiên nữa. Chỉ cần một cú điện thoại để mọi thứ đều dừng hẳn hoặc không có gì được bắt đầu hết.


Dẫu sao thì trong tư tưởng nếu không phải là trên văn bản, những tuyên bố của Chủ tịch Sang với Việt Kiều yêu nước, những đường dẫn dường như đã được tạo ra rồi, có những cánh cửa dường như đã hé mở để từ đây chuyển từ tình đoàn kết ở bậc cao sang bậc đối tác ở cấp thực thi: từ chỗ «cùng lên tiếng» chuyển sang «cùng làm». Ở Việt Nam, có rất đông người đợi chờ những sáng kiến như thế và đang sẵn sàng giúp chúng thành hiện thực, sẵn sàng tham gia một cách trung thực, với tay nghề cao, và với lòng nhiệt tình. Vậy là chỉ còn nắm lấy cơ hội: nơi diễn ra những dự án thực tiễn, nơi thi thố tài năng sáng suốt, nơi cho những tiếp xúc tại chỗ. Và chính ông Chủ tịch nước, cùng với những cơ quan đủ thẩm quyền, hẳn là phải làm sao cho các dự án có đối tác sắp tới sẽ phải có địa chỉ cụ thể. Nếu cần thì dùng con đường internet để phòng khi không nhận được hồi âm, cốt tránh cho chúng khỏi lang bang chui vào những ô kéo xấu tính ở đó «người ta» có thể tình cờ quên chúng đi mất thay vì để chúng được đệ trình lên ông Chủ tịch để cho thấy là lời kêu gọi của ông đã được cảm thông, vượt lên khỏi mọi khác biệt, mọi chia rẽ, vì quyền lợi tối cao của nước Việt Nam.


Như John Lenon từng hát thật hay « Imagine »… Và để có một cơ may cho ước mơ: chúng ta chớ có ngủ quên. 


A.M. – H.C.Q.

Chú thích bằng tiếng Việt của tác giả:

(1) TTXVH: “… những cuộc biểu tình chống đối của bà con cô bác ở bên ngoài đối với Chủ tịch nước vừa qua… Có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì mưu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có 1 chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động đó...” .

(2) Ông nói: "[Tôi] tin chắc chắn rằng bà con của chúng tôi, với tư cách là những người Việt Nam cùng chung máu mủ sẽ làm chiếc cầu vững chắc, sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác về nhiều mặt, nhất là trong khuôn khổ đối tác toàn diện lần này. [Khi] đưa quan hệ lên một bước phát triển mới, thì người Việt, người Mỹ gốc Việt sẽ có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình này".

---------------------------------------



Bản tiếng Pháp:

Dans le chapitre «Niem tin chien luoc»: «Imagine…»

André Menras - Hồ Cương Quyết

La déclaration de M. Nguyen Thanh Son, vice-ministre des Affaires étrangères du Vietnam en charge du Comité des Vietnamiens à l’Etranger, concernant les manifestants vietnamiens étasuniens (1) est une vraie provocation. Elle est insultante pour les authentiques patriotes dans ce pays et sabote les tentatives d’apaisement et de réconciliation que le Président Sang a habilement affirmées, même s’il semble politiquement avoir forcé le trait . (2)

Rien d’étonnant: M. Son est allergique aux démonstrations de foule. N’oublions pas que c’est lui qui fut dépêché en émissaire à Pékin par le Bureau politique d’Ha Noi après les premières vagues de manifestations populaires anti-agression chinoises en mer de l’Est. Il avait accompli ce voyage précipité certainement pas pour porter le message des patriotes vietnamiens indignés mais, au contraire, pour rassurer le grand frère Han indisposé et l’assurer que tout serait désormais sous contrôle, que la rue serait dûment muselée. Lui et ses amis ont jusqu’ici réussi ce tour de force répressif. Aussi on peut comprendre sa crise d’urticaire politique en réaction à l’accueil démonstratif que lui ont réservé bon nombre de Viet Kieu sur le sol américain. L’habituelle théorie du complot des « forces ennemies et réactionnaires » ne pouvant être sortie du sac à l’occasion de cette invitation du Président américain, il ne restait que le dénigrement et la calomnie pour servir de refuge à un pouvoir qui fuit la transparence du débat public. La démarche ne change pas, que les représentants de ce pouvoir soient au Vietnam ou aux USA. Dans les deux cas, elle est signe flagrant de mauvaise foi, de faiblesse culturelle, d’isolement grandissant et se traduit de temps à autres par ce type de déclarations publiques d’un ridicule émouvant. Mais là n’est pas le propos essentiel de cette contribution.

Un couple indissociable: manifester et proposer

La manifestation des Viet Kieu américains pour le respect des droits de l’Homme et du citoyen dans le Vietnam d’aujourd’hui est pleinement justifiée. Elle devait logiquement et légitimement s’exprimer. Ce fut chose faite et largement entendue. Ceci dit, n’est-il pas nécessaire d’aller plus avant, d’être plus audacieux, si l’on veut sortir des gesticulations et vraiment aider son pays ? Ne doit-on pas se poser avec lucidité et objectivité la question: dans la situation actuelle, en dehors de manifester, d’écrire, de parler, de brandir des drapeaux, que faire pour aider matériellement ses compatriotes à vivre mieux, à défendre le pays en grand danger de sinisation ? Comment l’action doit-elle entrer en cohérence avec le verbe pour que celui-ci soit crédible, pour devenir plus forte que n’importe quel discours politique jamais dénué d’arrière pensées et faire changer positivement la situation si critique et si critiquée ?

Si, contrairement aux allégations méprisantes de M.Son, l’on est d’accord pour constater que la très grande majorité des Viet Kieu étasuniens qui ont manifesté leur hostilité au régime actuel du Vietnam représenté en personne par le Président de l’Etat vietnamien sont venus de leur propre gré, par leurs propres moyens, à leurs propres frais pour soutenir les compatriotes emprisonnés politiques incarcérés pour résistance à la sinisation, à la corruption et à la mise au pas de plus en plus sévère de la liberté de penser; Si l’on est aussi d’accord pour constater que cette visite du Chef de l’Etat vietnamien s’est déroulée dans une volonté et une perspective d’ouverture et si on a décelé des termes nouveaux qui pourraient augurer des changements positifs en permettant la réalisation de coopérations citoyennes, en invitant à des « liens » patriotiques, économiques, solidaires…Alors , il ne faut pas s’en tenir à la seule protestation: comme on s’est organisé pour manifester, de même il faut s’organiser pour proposer-entreprendre. Manifester et proposer-entreprendre, l’un ne va pas sans l’autre. Il faut proposer tranquillement, de façon réaliste, mutuellement et sainement profitable, sans arrière pensée politicienne qui viserait à utiliser une situation pour attaquer ce que l’on désapprouve. Il faut simplement entrer par les faits dans la compétition patriotique: montrer que l’on fait mieux, plus efficacement, plus profitablement pour les compatriotes, pour le pays, dans le strict respect de la Constitution et du droit international auquel le VN a souscrit, dans le strict respect des personnes, des partenaires avec lesquels on coopère d’égal à égal. C’est essentiel pour amorcer des changements irréversibles dans les comportements, dans les mentalités. Aimer le Vietnam aujourd’hui, c’est agir dans ce sens. Se contenter de gesticuler avec des drapeaux guerriers et revanchards ne peut qu’empêcher les solidarités urgentes sans lesquelles le Vietnam continuera de glisser vers un statut de nouvelle province chinoise. Il faut savoir ce que l’on veut et aller à l’essentiel.

Alors, laissons de côté la ridicule déclaration de M. Son qui détonne singulièrement avec celle, ouverte sur la question des Viet kieu, du Président Sang. M. Son confirme simplement que l’unanimité de vues ne règne pas dans les sphères dirigeantes du Parti et qu’il reste personnellement bien lié au clan majoritaire des « 16 en or » et « 4 bons », comme d’ailleurs certains membres distingués de la délégation présidentielle.

L’invite présidentielle: relever le défi. Oser.

Intéressons-nous plutôt au contenu de la déclaration du Président Sang. Qu’en ressort-il, concernant le Viet Nam et les Viet Kieu des USA? On pourrait résumer ainsi les points qui, selon nous, méritent d’être retenus, analysés ou interprétés, et qu’il n’avait voulu ou pu déclarer à Pékin quelques semaines auparavant: 1) Le Vietnam rejette fermement la « langue de bœuf » chinoise sur la mer et sur les îles. 2) Nous avons besoin de votre coopération honnête, mutuellement intéressante, pour nous développer et (sous-entendu) nous protéger (de qui le VN peut-il se protéger sinon de la Chine ?). 3) Les Viet kieu constituent un lien privilégié de cette coopération.

Quel patriote vietnamien qui a réussi sa vie sociale et professionnelle à l’étranger peut refuser cette invite présidentielle en osant affirmer qu’il reste encore attaché à son pays d’origine, le Vietnam? Aucun, hormis ceux qui sont en étroites relations d’intérêt avec la Chine et qui y ont perdu leur âme et leurs racines ou ceux qui sont encore égarés dans la haine du passé douloureux. Ainsi, la convergence de vues est manifeste entre les propos du Président et les aspirations de tout Vietnamien étasunien et, par extension, de tout Vietnamien à l’étranger. Alors, l’occasion devrait être saisie pour que cette invite de contribution privilégiée à une coopération «  toan dien » soit prise au mot par les viet kieu américains !

Coopérer oui. Mais dans quel domaine ? Comment ? Dans l’intérêt de qui ? A titre d’exemple parmi d’autres, il ne semble pas que l’implantation d’un géant du fast food américain au cœur des métropoles vietnamiennes corresponde à une nécessité nationale prioritaire. Même si la tête de pont de l’opération est un Viet kieu familialement lié aux hautes sphères ministérielles. Les enfants de la classe moyenne- et même leurs parents- ne lui seront pas pour autant reconnaissants pour leur obésité à venir et cela n’apportera aucun grain de riz dans les bols vides de dizaines de milliers d’enfants misérables des villes et des zones reculées. Ou bien encore: coopérer utilement pour le Vietnam est-ce continuer à investir en bétonnant les plages et les interdire aux familles ordinaires en édifiant de somptueux resorts avec des golfs dévoreurs de rizières, resorts où l’argent tourne et quelquefois se lave et se blanchit en vase clos pour ressortir sans avoir effleuré les caisses de la collectivité hormis celle de quelques cadres locaux ? Cela ne semble pas non plus la panacée pour un développement sain, durable, et socialement profitable au pays.

Une flèche, deux oiseaux: développer et protéger

Par contre, le Président Sang semble par son discours avoir délicatement suggéré une piste possible: dans cet étroit pays en « S » tourné vers la mer sur plus de 3200km, avec plus de 10 millions de km2 de Zone Economique Exclusive c’est vers la mer qu’il faut entreprendre car c’est là que se trouvent essentiellement le présent et l’avenir de la nation. C’est là que se trouve l’essentiel de son garde à manger, de ses sources d’énergies, de ses déterminants environnementaux et climatiques, de ses routes d’échange, de ses espaces de défense… Les coopérations d’exploration et d’exploitation de pétrole et de gaz entre Exxon-Mobil, Murphy et PVN, PVEP, certes nécessaires et provisoirement protectrices, relèvent d’une politique d’urgence, à courte terme. S’y cantonner ce serait oublier que la vraie protection permanente et durable de la mer, ses vrais gardiens, ce sont les populations de pêcheurs qui en vivent et qui la peuplent. Pourquoi les Viet kieu ne s’orienteraient-ils pas vers des coopérations commerciales, industrielles et techniques visant à moderniser les villages, les ports de pêche côtiers, développer leurs infra structures, contribuer à la création d’une flotte moderne de chalutiers de pêche puissants et solides. Pourquoi ne créeraient-ils pas des entreprises mixtes, joint-ventures, avec des pêcheurs locaux qui ainsi pourraient vivre plus aisément et plus sûrement. Cela éviterait la désertion hélas bien engagée de la profession par les générations future en quête de revenus décents et de sécurité. Cela empêcherait l’abandon de l’espace et des ressources nationales aux prédateurs chinois. Ce serait en même temps, par le biais de la joint-venture ou d’autres types de partenariat, assurer, au côté du drapeau vietnamien par la flotte chinoise si souvent déchiré, la présence légale dans les eaux sous souveraineté du Vietnam, de drapeaux amis, américains, allemands, français, européens, certainement dissuasifs des agressions habituelles. Pourquoi ne pas investir dans l’installation d’infra structures et de services pour conserver, conditionner et exporter les produits cette pêche hauturière ? En améliorant l’économie du pays, l’emploi et le niveau de vie des populations locales ces activités protègeraient et consolideraient ces zones hautement stratégiques pour le Vietnam. Elles boosteraient physiquement et juridiquement les arguments souverains du Vietnam sur la mer et les îles .Le gouvernement Vietnamien a promis de le faire et, visiblement, il tarde beaucoup. Pourquoi ne pas l’aider en lui proposant des partenariats mutuellement profitables avec les acteurs locaux ? Et s’il refusait cette main tendue que son Président vient de proposer au Président américain et aux Viet Kieu de ce pays, cela signifierait que les paroles du Président de la République du Vietnam ne sont pas plus sérieuses que celles de M. Son. Mais si les offres de tels partenariats de terrain se faisaient dans le contexte des déclarations prononcées entre les deux chefs d’Etat vietnamien et américain, il serait difficile d’y résister pour ceux qui, dans les sphères centrales du pouvoir vietnamien, s’enferment dans un attentisme de fausse sagesse pour protéger leur confortable fauteuil en favorisant inexorablement les empiétements chinois.

En tout cas, il ne fait aucun doute que la communauté des Vietnamiens étasuniens a les moyens matériels, les énergies et les compétences pour contribuer à de tels projets, aux côtés d’autres Viet Kieu dans le monde entier. Reste la volonté d’oser.

Passer au niveau supérieur dans l’intérêt des populations et du pays

Il faut avouer que jusqu’ici la modeste expérience de l’auteur de cet article lui a montré le caractère précieux mais en même temps les limites de la solidarité populaire des Viet Kieu envers les compatriotes pêcheurs. Les invitations en Allemagne, Tchéquie, Pologne, France… pour populariser les images honteusement censurées par Ha Noi de la tragique situation et de l’héroïsme de ceux qui marquent seuls la souveraineté du pays sur la mer et sur les îles ont certes été fructueuses. La solidarité matérielle due à des collectes populaires extrêmement émouvantes a été fort appréciées par les familles sinistrées. Nous pouvons dire que nous avons mis un peu de baume sur les plaies. Mais les blessures sont toujours là, ouvertes, et de nouvelles viendront si nous ne secouons pas les cocotiers de la bureaucratie centrale, de la suspicion politique, des rivalités de clans, de l’immobilisme administratif et de la corruption…Peut-être le Président Sang peut-il aider à assainir cette atmosphère et nous soulager de ces pesanteurs dissuasives. Volontairement actives ou passives par crainte de rétorsion ou défaut d’intéressement personnel.

Car il y a des obstacles sérieux, de véritables barrages, à la solidarité et au partenariat. Et il existe des raisons bien réelles pour décourager les meilleures volontés de coopération équitable. Il ne serait pas honnête de cacher ici que, pour de petits projets concernant les pêcheurs du Quang Ngai, des propositions ont déjà été faites localement depuis plus de 6 mois et que le retour n’est pas enthousiasmant... Au nom des Viet Kieu d’Allemagne: construction et installation d’une éolienne sur la petite île de Ly Son. Proposition poliment écartée car « l’électrification était en cours par câble venant du continent ».Toujours par les Viet Kieu d’Allemagne: fourniture et installation d’un dispositif de filtrage d’eau de mer en eau douce. Alors que les puits de Ly Son sont de plus en plus menacés de tarissement et de pollution en saison sèche. Proposition poliment écartée. A la demande de parents d’élèves du petit village de pêcheurs de Binh Chau (Quang Ngai), les enfants de maternelle n’ayant pas d’abris pour manger le midi et habitant pour la plupart loin de l’école , un projet de financement pour la construction d’un réfectoire - salle de repos avait été accepté par le Secours populaire Français, organisation humanitaire présente depuis des décennies aux côtés du peuple vietnamien. Cette association s’engageait pourtant à verser chaque année, sans limitation de date, une somme conséquente pour améliorer la structure de départ. Aucune suite n’a été donnée à cette proposition à partir du moment où un projet concret dûment chiffré a été demandé aux autorités du village. Des petites pousses continueront donc encore à grelotter pendant la saison des pluies…tandis que certains cadres seront bien au sec.

Par contre, un projet de collecte internationale pour l’achat d’un chalutier «  expérimental » à coque d’acier et à moteur puissant, projet suggéré par un collectif de cadres provinciaux, nous a séduits. Mais, quand la question de la propriété et de la gestion du chalutier ont été posées, seul le silence a répondu à notre attente. Pourtant, le Comité populaire de la province de Quang Ngai et les autorités locales ont chaque fois joué le jeu loyalement quand il s’est agi d’aider à la distribution des aides collectées… Du centralisme et de la démocratie, on sait bien par expérience qui a le dernier mot …et souvent le premier. Il suffit d’un coup de téléphone pour que tout s’arrête ou que rien ne commence.

Quoiqu’il en soit, dans l’esprit, sinon la lettre, des déclarations du Président Sang, pour les Viet Kieu patriotes, les conditions semblent crées, certaines portes semblent s’entrouvrir, pour passer désormais de la solidarité à l’échelon supérieur celui du partenariat de terrain: du « dire ensemble », au « faire ensemble ». Au Vietnam, très nombreux sont ceux qui attendent ces initiatives et sont prêts à aider, à participer avec honnêteté et même avec enthousiasme. Alors, il faut saisir l’opportunité: place aux projets réalistes, à l’ingéniosité lucide, aux contacts de terrain. Et c’est au Président, en même temps qu’aux services compétents, que les projets de partenariat à venir devraient être aussi adressés. Si nécessaire par la voie du net, en cas de non-réponse, pour éviter qu’ils ne s’égarent dans de vilains tiroirs où « on » les aurait malencontreusement oubliés et pour montrer au Président que son appel a bien été entendu, au-delà de toutes les différences, de toutes les divergences, pour le salut du Vietnam.

Comme chantait si bien John Lenon: « Imagine »… Et, pour laisser une chance au rêve: ne nous endormons pas.

A.M. – H.C.Q.

(1) TTXVH: “… những cuộc biểu tình chống đối của bà con cô bác ở bên ngoài đối với chủ tịch nước vừa qua…Có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì mưu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có 1 chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động đó...”

(2) Ông nói: "[Tôi] tin chắc chắn rằng bà con của chúng tôi, với tư cách là những người Việt Nam cùng chung máu mủ sẽ làm chiếc cầu vững chắc, sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác về nhiều mặt, nhất là trong khuôn khổ đối tác toàn diện lần này. [Khi] đưa quan hệ lên một bước phát triển mới, thì người Việt, người Mỹ gốc Việt sẽ có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình này".


Copy từ: Bauxite Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét