CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Lạy Trời đừng để thằng EVN thua lỗ nợ nần nữa, kẻo 90 triệu dân Việt Nam chỉ còn da bọc xương

Phớt lờ chỉ đạo EVN tự ý tăng giá điện?

(ĐVO) - Trong khi chỉ đạo của Chính phủ về việc phải có kế hoạch tuyên truyền, giải thích trước khi tăng giá điện vẫn còn đang nóng hổi trên các trang báo thì bất ngờ, EVN thông báo tăng giá điện 5% kể từ ngày 1/8.

 
EVN coi thường chỉ đạo của Chính phủ
 
Tại buổi họp báo ngày 30/7, người phát ngôn của Chính phủ - Bộ trưởng Vũ Đức Đam chia sẻ với báo giới rằng, rút kinh nghiệm các lần trước, lần này Chính phủ đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải có kế hoạch tuyên truyền để giải thích, lấy ý kiến phản hồi của cộng đồng để có điều chỉnh cần thiết về biện pháp cụ thể khi tăng giá điện.
 
Bên cạnh đó, trả lời báo chí, lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực, rồi Bộ Công Thương nhiều lần cho biết đang đang yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán chi phí phát sinh để có những cân nhắc điều chỉnh hợp lý. 
 
Tuy nhiên, 1 ngày sau các chỉ đạo trên, EVN bất ngờ tăng giá điện.
 
Chỉ đạo của Chính phủ vẫn còn đang nóng hổi nhưng EVN vẫn ngang nhiên tăng giá điện.
Chỉ đạo của Chính phủ vẫn còn đang nóng hổi nhưng EVN vẫn ngang nhiên tăng giá điện.

Việc tăng giá đột ngột của EVN cũng khiến đại diện một doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương bất ngờ. Đại diện doanh nghiệp này cho biết, dù là doanh nghiệp “trong nhà”, nhưng bản thân đơn vị này cũng khá "sốc" với quyết định tăng giá điện của Bộ.
Bởi chỉ mấy tháng trước, hầu hết các đơn vị quản lý ngành điện đều khẳng định chưa có phương án điều chỉnh giá. Do đó, trong kế hoạch doanh thu và tài chính 6 tháng cuối năm mà doanh nghiệp này mới thông qua, các chi phí đầu vào, trong đó có giá điện vẫn được giữ nguyên. Với việc tăng giá điện khá bất ngờ này, kế hoạch trên đã bị đảo lộn đáng kể.
 
Còn theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh Chính phủ vẫn đang tìm các giải pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nỗ lực kiềm chế lạm phát, việc tăng giá điện khác nào đi ngược với chính sách.
 
Tăng giá điện để bù lỗ cho Tập đoàn?
 
Giải thích trên truyền hình tối 1/8, ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực, Bộ Công thương cho biết, EVN đang nợ Tổng công ty khí quốc gia một khoản nợ trên 3.000 tỷ đồng, do chưa thu xếp được nguồn tiền để trả nên buộc phải quyết định tăng giá điện.
 
Chính thông tin này đã khiến người dân không thể hiểu bài toán kinh doanh cũng như lý do phải thu thêm tiền của dân để bù lỗ cho sự yếu kém của EVN. Phải chăng cứ khi nào EVN thua lỗ là lại nhằm vào túi tiền người dân để bù đắp?
 
Và thực tế, từ giữa năm 2011, ngay khi Quyết định 24 của Chính phủ (có hiệu lực từ 1/6/2011) cho phép doanh nghiệp, dù vẫn phải báo cáo với Bộ Công Thương nhưng gần như có quyền chủ động trong việc điều chỉnh giá dưới ngưỡng 5%. Kể từ đó, giá điện đã đều đặn tăng 4 lần, cùng với biên độ 5% (vào các ngày 20/12/2011, 1/7/2012, 22/12/2012 và 1/8/2013). 
 
Điều đáng nói hơn là thời điểm cuối năm 2012, sau khi Tập đoàn này báo nợ chồng chất, thì chỉ sau 12 ngày tăng giá điện (ngày 22/12/2012) EVN  đã có khả năng trả nợ cho Tập đoàn dầu khí Quốc gia 2.200 tỷ đồng và khoảng 700 tỷ đồng nợ quá hạn. 
 
Tuy nhiên ngày 2/8, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã khẳng định, không có chuyện EVN lấy việc tăng giá điện để bù lỗ.
 
"Hiện nay, EVN còn 2 khoản lỗ là lỗ do sản xuất kinh doanh điện từ năm 2010 - 2011 do hạn hán EVN phải phát điện với giá dầu, mua điện giá cao, dẫn đến lỗ 11.000 tỷ đồng. Năm 2012 xử lý được 3.000 tỷ. Nay còn lại gần 8.000 tỷ.
 
Chúng tôi dự kiến lấy lợi nhuận của các nhà máy điện của EVN để bù lỗ chứ không lấy tăng giá điện để bù lỗ. Tăng 5%, dự kiến thu được 3.500 tỷ đồng đến 3.600 tỷ đồng. Chi phí than chúng tôi chi tăng thêm 5.000 tỷ đồng, giá khí tăng lên chi thêm khoảng hơn 1.000 tỷ đồng. Nên phần thu tăng thêm này không đủ bù lỗ do giá than và khí tăng. 
 
Nhưng chúng tôi phải điều hành giảm chi phí sản xuất, làm sao có khoản lợi nhuận bù cho phần do chi phí than và khí tăng, để đảm bảo năm 2013 không bị lỗ" - ông Tri cho biết.
 
Trước mối lo ngại về việc EVN có thể bất ngờ tăng giá điện thêm 3, 4 lần nữa từ nay đến cuối năm, đại diện Tập đoàn EVN cam kết: "Từ nay đến cuối năm sẽ không điều chỉnh giá điện lần nào nữa. Đến cuối tháng 12 năm nay sẽ tính toán giá thành thực hiện năm 2013 và lộ trình điều chỉnh giá điện năm 2014 để trình Bộ Công thương và Chính phủ phê duyệt" - Ông Tri nói.
 
 
Giá điện sẽ tác động CPI tăng thêm khoảng 0,12%
 
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính dự báo, việc tăng giá điện lên 5% sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng khoảng 0,12% vào tháng đầu tiên.
 
Đối với doanh nghiệp, nhất là ngành sử dụng nhiều điện, thì giá thành sản xuất tăng lên khoảng 2-3%. Tuy nhiên, đợt tăng giá điện lần này khó tạo ra những cơn sốt giá như nhiều năm trước đây.
 
"Cùng với tác động điều chỉnh giá một số mặt hàng khác như xăng dầu, tăng giá điện cũng sẽ tác động chỉ số giá tiêu dùng nói chung. Nhưng trong bối cảnh sức mua còn kém, tồn kho còn lớn, kinh tế còn khó khăn, thì đợt tăng giá này không tạo ra cơn sốt giá như những năm trước đây"- ông Thỏa nói.
 
Thuỵ Miên


Copy từ: Đất Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét