Vào khoảng 20h ngày thứ
năm, 18/7/2013, 69 blogger và facebooker (gọi chung là blogger) Việt Nam
đã đồng loạt công bố trên mạng bản Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam.
Tựa đề và nội dung chính của Tuyên bố này là yêu cầu “Việt Nam phải sửa
đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền
Liên Hợp Quốc”.
Đây
là lần đầu tiên giới blogger chính trị ở Việt Nam có một hành động tập
thể nhằm nói lên quan điểm chung của họ về việc Chính phủ Việt Nam ứng
cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (và nghiễm nhiên gạt
người dân ra ngoài trong quá trình thể hiện thành tích và chạy đua vào
chiếc ghế đó).
Nhà nước với “bề dày” lạm dụng luật
Thực
ra, nếu có thể được bày tỏ ý kiến một cách công khai, có tổ chức và
thẳng thắn hơn, các blogger có quyền nói rằng: Nhà nước Việt Nam phải chấm dứt việc lạm dụng luật pháp cho mục đích “quản lý” mà thực chất là để có lợi cho mình và gây thiệt hại cho người dân, cho xã hội.
“Để
thuận tiện cho hoạt động quản lý” là cái tư duy ăn sâu bám rễ đằng sau
việc Nhà nước Việt Nam sử dụng hệ thống luật pháp và các văn bản dưới
luật một cách tùy tiện, thỏa thích trong hàng chục năm qua, kể từ ngày
thành lập chính quyền (năm 1945).
Tuy
nhiên, nếu chỉ giới hạn trong hai năm 2012 và 2013 thôi thì chúng ta
cũng đã chứng kiến thứ công cụ luật pháp ấy thể hiện sức mạnh của nó
trong hàng loạt chính sách ích kỷ và vô tâm của chính quyền: Nghị định
quản lý Internet cấm việc công dân phát biểu “vi phạm thuần phong mỹ
tục” trên mạng; Thông tư về áp dụng mẫu chứng minh thư nhân dân mới có
cả tên cha mẹ; Nghị định về xử phạt xe không chính chủ; cùng hàng chục
quyết định tăng giá xăng dầu rất thoải mái của Bộ Tài chính.
Một
bộ luật tối quan trọng của bất cứ nền luật pháp nào là Bộ luật Hình sự
cũng bao gồm rất nhiều điều khoản chứng tỏ sự lạm quyền, hà khắc tới mức
vô lý của Nhà nước. Điều 79, “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân”, không gì khác là sự đàn áp quyền lập hội và hoạt động đảng
phái, tham gia chính trị. Điều 88, “Tội tuyên truyền chống Nhà nước”, và
Điều 258, “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, tiêu diệt tự
do ngôn luận, cấm công dân được “nói xấu” nhà nước hay là nói những điều
Nhà nước không thích nghe.
Lạm dụng luật pháp – điểm chung của các chế độ độc tài
Cần
nói thêm rằng không phải chỉ chính quyền Việt Nam mới nghĩ ra việc lạm
dụng luật pháp để có thể trục lợi, hoặc dành phần lợi cho mình (gọi là
“tạo thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành”) và đẩy khó khăn, thiệt
thòi về phía người dân.
Sử
dụng luật pháp làm công cụ trấn áp, vẽ ra luật để xiết dân, là đặc điểm
chung của mọi chế độ độc tài, toàn trị. Liên Xô từng luật hóa việc đàn
áp đối lập chính trị bằng Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 1927, theo đó,
chính quyền có thể bắt giữ tất cả những công dân bị tình nghi là “có
hoạt động phản cách mạng”, “kẻ thù của giai cấp công nhân”. Cũng nước
Nga, năm 2012, chính quyền đã đưa ra một đạo luật tai tiếng nhằm vào các
tổ chức phi chính phủ, kể cả tổ chức quốc tế như Ân xá Quốc tế, Giám
sát Nhân quyền, và Minh bạch Quốc tế. Hàng trăm tổ chức ở Nga bị thanh
tra, lục soát, thu giữ tài liệu. Luật “nhân viên nước ngoài” này của Nga
bị coi như một đạo luật vi phạm nhân quyền và phá hoại xã hội dân sự.
Quyền
lực nào cũng tha hóa nếu không bị kiểm soát. Nhà nước nào cũng lạm dụng
luật pháp, nhưng chế độ càng độc tài thì càng lạm dụng luật pháp nhiều
hơn.
Ở
Việt Nam, cho đến nay, rất nhiều người, trong đó có những người ủng hộ
dân chủ-tự do-nhân quyền, vẫn quan niệm rằng “gì thì gì, phải sống và
làm việc theo đúng hiến pháp và pháp luật đã”, “chấp hành trước, đấu
tranh thay đổi sau”. Quan điểm đó nghe có vẻ rất hợp lý, chỉ có điều
người ta chưa trả lời được câu hỏi: Vậy nếu nhà nước cố ý tận dụng luật
pháp làm công cụ để xâm phạm tự do của công dân, vi phạm nhân quyền, thì
sao? Vẫn cứ phải chấp hành (không biết đến bao giờ)?
Không
có cơ chế bảo hiến, không có tòa án độc lập, không có quốc hội đại diện
thực sự, người dân Việt Nam còn biết làm gì để bảo vệ tự do của họ
trước Nhà nước? Đây là lý do đưa đến câu cửa miệng của nhiều người: “Thì
làm thế nào được, luật pháp trong tay chúng nó, luật là của chúng nó
mà”.
Trong
lúc chưa thể có một sức ép nào đó buộc chính quyền phải xem xét lại hệ
thống luật pháp, đặc biệt là những đạo luật quan trọng như Bộ luật Hình
sự, thì việc vận động để xóa bỏ những điều khoản vi hiến như Điều 258 có
thể được xem như một bước khởi đầu.
Luật pháp, theo đúng nghĩa, là để bảo vệ tự do của người dân chứ không phải để bảo vệ quyền lợi của chính quyền.
Copy từ: Blog Đoan Trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét