Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-08-20
2013-08-20
Nghe bài này
Ngay sau khi có những bài viết của ông Lê Hiếu Đằng đưa ra chủ trương thành lập một chính đảng công khai đối lập với đảng Cộng Sản Việt Nam, cuộc tranh luận về vấn đề đó trở nên sôi nổi tại Việt Nam.
Lý luận chống
Thông thường khi có những ý kiến, bài viết công khai đối lập lại với đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, một số cơ quan ngôn luận của hệ thống Nhà Nước lên tiếng phản bác.
Trường hợp mới nhất là đối với bài viết của ông Lê Hiếu Đằng ‘Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…’ được công khai trên trang mạng Bô xít hồi tuần rồi. Bài viết được cho nhằm tính sổ cuộc đời này của ông nêu lại quá trình của một người có thâm niên 45 tuổi đảng cộng sản như bản thân ông. Tuy nhiên nay ông nhận thấy có những sai lầm và muốn có thay đổi mà một trong những đổi thay đó là phải chấm dứt sự độc quyền cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước phải đa nguyên- đa đảng theo hướng dân chủ- xã hội.
Hôm chủ nhật ngày 18 tháng 8, báo Quân đội Nhân dân có bài viết của tác giả Trọng Đức tựa đề ‘Đôi điều với tác giả “Viết trên giường bịnh”’. Tác giả nêu ra 4 điểm để phản biện lại nội dung bài viết của ông Lê Hiếu Đằng mà tác giả cho là cổ xúy cho một vấn đề không mới tại Việt nam là ‘đa nguyên, đa đảng’.
Phản biện
Trong hai ngày qua trên các trang mạng xuất hiện một số bài viết phản biện lại bài của tác giá Trọng Đức trên báo Quân Đội Nhân dân. Một trong số đó là bài của Trung Nghĩa phản biện lại từng điểm mà tác giả Trọng Đức của tờ Quân Đội Nhân dân nêu ra. Tác giả Trung Nghĩa tỏ rõ sự buồn cười và làm phì cười trong bài viết của Trọng Đức như đưa ra trường hợp của một tù hình sự để bác chuyện cá nhân ông Lê Hiếu Đằng kể chuyện được cho ra đi thi khi đang bị cầm tù vì lý do chính trị; cũng như cách lập luận ngây ngô khi giải thích về mối quan hệ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Tác giả Trung Nghĩa còn cho rằng việc Trọng Đức nói ‘Quốc hội Việt Nam do toàn thể nhân dân Việt Nam bầu ra để thay mình thực hiện quyền lực nhà nước. Do vậy, quyết định của Quốc hội thể hiện tâm tư, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân’. Đây là điều mà tác giả Trung Nghĩa cho là sai sự thật. Thế rồi tác giả Trung Nghĩa còn dùng những lập luận khác để bác bỏ điều mà Trọng Đức của báo Quân Đội Nhân dân gọi là truyền thống ngoại giao mềm mỏng; cũng như ý kiến trên báo Quân đội Nhân dân về tam quyền phân lập.
Nhà văn Phạm Đình Trọng cho rằng ông giáo sư trong hội đồng lý luận trung ương ấp úng, quanh co; nói rất dài mà chỉ đưa ra một nội dung rất ngắn mà nhà văn Phạm Đình Trọng cho là hồ đồ; đó là chưa có căn cứ pháp lý cho việc thành lập chính đảng mới.
Ông Phạm Đình Trọng nhắc lại là người dân được làm mọi việc khi pháp luật không cấm. Ông nêu ra lại điều 69 của Hiến pháp năm 1992 ghi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền được hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật. Ông giải thích hội và đảng là hai cách gọi khác nhau của một tổ chức chính trị. Ông còn nêu ra điều 52 của Hiến pháp năm 1992 qui định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; hơn 3 triệu công dân có quyền lập đảng Cộng sản vậy số còn lại hơn 80 triệu cũng có quyền lập ra những đảng chính trị của họ.
Vị luật sư này đặt vấn đề do quốc hội vẫn chưa ban hành Luật về tổ chức đảng chính trị nên không biết thể lệ thành lập một đảng chính trị là thế nào. Theo luật sư Nguyễn Lệnh phải chăng điều 4 hiến pháp năm 1992 chính là căn cứ pháp lý để để một lực lượng khác không phải đảng CS Việt Nam có thể tiến hành thành lập một đảng chính trị trên nguyên tắc ‘áp dụng pháp luật tương tự’ mà đảng CS Việt Nam đang hoạt động cho đến khi có Luật về tổ chức đảng và thể lệ thành lập đảng.
Ủng hộ
Blogger Nguyễn Thiện Nhân, người có bài viết góp ý xây dựng cương lĩnh Đảng Dân chủ Xã hội do ông Lê Hiếu Đằng chủ xướng, nói rõ những căn cứ để có thể hình thành ra một đảng chính trị đối lập tại Việt Nam như sau:
Đảng phái chính trị ở đây tất nhiên chưa bàn đến việc có chấp chính hay không; tức tham gia vào việc quản lý quyền lực nhà nước hay không; nếu như không tham gia vào quyền lực quản lý nhà nước mà chỉ là một đảng sinh hoạt để thể hiện tiếng nói, quan điểm thì tinh thần hiến pháp không cấm.
Nhưng trong thực tế nhà nước, chính phủ cũng như đảng Cộng sản Việt Nam không nói cụ thể về vấn đề này, cũng như chưa được luật hóa về vấn đề này.
Sau này nếu như Đảng Dân chủ Xã hội mà có đi đến việc thành lập phải đụng đến vấn đề pháp luật; sẽ có những tranh luận một bên cho rằng chiếu theo pháp luật là được phép, và một bên cho rằng chưa có luật. Phía nhà nước lúc nào cũng cho rằng chưa luật hóa và không được phép.
Nhiều nhận định cho rằng đảng Cộng sản Việt Nam lúc này chắc chắn sẽ chặn đứng việc hình thành một đảng chính trị đối lập hoạt động công khai tại Việt Nam; tuy nhiên sự ngăn cản đó sẽ không thể kéo dài được lâu.
Ngay sau khi có những bài viết của ông Lê Hiếu Đằng đưa ra chủ trương thành lập một chính đảng công khai đối lập với đảng Cộng Sản Việt Nam, cuộc tranh luận về vấn đề đó trở nên sôi nổi tại Việt Nam.
Lý luận chống
Thông thường khi có những ý kiến, bài viết công khai đối lập lại với đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, một số cơ quan ngôn luận của hệ thống Nhà Nước lên tiếng phản bác.
Trường hợp mới nhất là đối với bài viết của ông Lê Hiếu Đằng ‘Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…’ được công khai trên trang mạng Bô xít hồi tuần rồi. Bài viết được cho nhằm tính sổ cuộc đời này của ông nêu lại quá trình của một người có thâm niên 45 tuổi đảng cộng sản như bản thân ông. Tuy nhiên nay ông nhận thấy có những sai lầm và muốn có thay đổi mà một trong những đổi thay đó là phải chấm dứt sự độc quyền cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước phải đa nguyên- đa đảng theo hướng dân chủ- xã hội.
Hôm chủ nhật ngày 18 tháng 8, báo Quân đội Nhân dân có bài viết của tác giả Trọng Đức tựa đề ‘Đôi điều với tác giả “Viết trên giường bịnh”’. Tác giả nêu ra 4 điểm để phản biện lại nội dung bài viết của ông Lê Hiếu Đằng mà tác giả cho là cổ xúy cho một vấn đề không mới tại Việt nam là ‘đa nguyên, đa đảng’.
Đâu có phải cứ đa nguyên đa đảng là tự nó đã có dân chủ? Đa đảng đối lập tại VN lúc này có đúng như các nhà dân chủ đã vẽ ra là sẽ làm cho đất nước dân chủ hơn, phát triển hơn, đời sống nhân dân tốt đẹp hơn? Hay sẽ diễn ra cảnh hỗn loạn, mất ổn địnhTác giả Trọng Đức biện luận ‘Đâu có phải cứ đa nguyên đa đảng là tự nó đã có dân chủ? Đa đảng đối lập tại Việt Nam lúc này có đúng như các nhà dân chủ đã vẽ ra là sẽ làm cho đất nước dân chủ hơn, phát triển hơn, đời sống nhân dân tốt đẹp hơn? Hay sẽ diễn ra cảnh hỗn loạn, mất ổn định, đỗ vỡ nền kinh tế như đã xảy ra ở một số nước mà người gánh chịu không ai khác chính là nhân dân.”
Trọng Đức/báo QĐND
Phản biện
Trong hai ngày qua trên các trang mạng xuất hiện một số bài viết phản biện lại bài của tác giá Trọng Đức trên báo Quân Đội Nhân dân. Một trong số đó là bài của Trung Nghĩa phản biện lại từng điểm mà tác giả Trọng Đức của tờ Quân Đội Nhân dân nêu ra. Tác giả Trung Nghĩa tỏ rõ sự buồn cười và làm phì cười trong bài viết của Trọng Đức như đưa ra trường hợp của một tù hình sự để bác chuyện cá nhân ông Lê Hiếu Đằng kể chuyện được cho ra đi thi khi đang bị cầm tù vì lý do chính trị; cũng như cách lập luận ngây ngô khi giải thích về mối quan hệ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Tác giả Trung Nghĩa còn cho rằng việc Trọng Đức nói ‘Quốc hội Việt Nam do toàn thể nhân dân Việt Nam bầu ra để thay mình thực hiện quyền lực nhà nước. Do vậy, quyết định của Quốc hội thể hiện tâm tư, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân’. Đây là điều mà tác giả Trung Nghĩa cho là sai sự thật. Thế rồi tác giả Trung Nghĩa còn dùng những lập luận khác để bác bỏ điều mà Trọng Đức của báo Quân Đội Nhân dân gọi là truyền thống ngoại giao mềm mỏng; cũng như ý kiến trên báo Quân đội Nhân dân về tam quyền phân lập.
Điều 69 của Hiến pháp năm 1992 ghi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền được hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luậtBên cạnh đó là những bài viết về ý kiến của giáo sư Vũ Minh Giang, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, khi trả lời BBC cho rằng chưa có đủ căn cứ pháp luật cho sự ra đời của những chính đảng mới.
Ông Phạm Đình Trọng
Nhà văn Phạm Đình Trọng cho rằng ông giáo sư trong hội đồng lý luận trung ương ấp úng, quanh co; nói rất dài mà chỉ đưa ra một nội dung rất ngắn mà nhà văn Phạm Đình Trọng cho là hồ đồ; đó là chưa có căn cứ pháp lý cho việc thành lập chính đảng mới.
Ông Phạm Đình Trọng nhắc lại là người dân được làm mọi việc khi pháp luật không cấm. Ông nêu ra lại điều 69 của Hiến pháp năm 1992 ghi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền được hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật. Ông giải thích hội và đảng là hai cách gọi khác nhau của một tổ chức chính trị. Ông còn nêu ra điều 52 của Hiến pháp năm 1992 qui định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; hơn 3 triệu công dân có quyền lập đảng Cộng sản vậy số còn lại hơn 80 triệu cũng có quyền lập ra những đảng chính trị của họ.
điều 52 của Hiến pháp năm 1992 qui định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; hơn 3 triệu công dân có quyền lập đảng Cộng sản vậy số còn lại hơn 80 triệu cũng có quyền lập ra những đảng chính trị của họLuật sư Nguyễn Lệnh, trên Dân Luận, nhắc lại điều 4 trong Hiến pháp năm 1980 và điều 4 trong Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 1980 với điều 4 qui định đảng CS là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội; nhưng điều 4 trong Hiến pháp năm 1992 không còn chữ ‘duy nhất’ nữa và còn thêm ‘mọi tổ chức của đảng CS hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.’
Ông Phạm Đình Trọng
Vị luật sư này đặt vấn đề do quốc hội vẫn chưa ban hành Luật về tổ chức đảng chính trị nên không biết thể lệ thành lập một đảng chính trị là thế nào. Theo luật sư Nguyễn Lệnh phải chăng điều 4 hiến pháp năm 1992 chính là căn cứ pháp lý để để một lực lượng khác không phải đảng CS Việt Nam có thể tiến hành thành lập một đảng chính trị trên nguyên tắc ‘áp dụng pháp luật tương tự’ mà đảng CS Việt Nam đang hoạt động cho đến khi có Luật về tổ chức đảng và thể lệ thành lập đảng.
Ủng hộ
Blogger Nguyễn Thiện Nhân, người có bài viết góp ý xây dựng cương lĩnh Đảng Dân chủ Xã hội do ông Lê Hiếu Đằng chủ xướng, nói rõ những căn cứ để có thể hình thành ra một đảng chính trị đối lập tại Việt Nam như sau:
Trong Hiến pháp có cho người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội. Trên tinh thần hiến pháp người dân có quyền lập hội, mà trong lập hội có đảng phái chính trịTất nhiên theo tinh thần luật, cán bộ nhà nước các cơ quan nhà nước chỉ được phép làm những điều luật pháp cho phép; còn người dân được phép làm những gì luật pháp không cấm. Trong Hiến pháp có cho người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội. Trên tinh thần hiến pháp người dân có quyền lập hội, mà trong lập hội có đảng phái chính trị.
Blogger Nguyễn Thiện Nhân
Đảng phái chính trị ở đây tất nhiên chưa bàn đến việc có chấp chính hay không; tức tham gia vào việc quản lý quyền lực nhà nước hay không; nếu như không tham gia vào quyền lực quản lý nhà nước mà chỉ là một đảng sinh hoạt để thể hiện tiếng nói, quan điểm thì tinh thần hiến pháp không cấm.
Nhưng trong thực tế nhà nước, chính phủ cũng như đảng Cộng sản Việt Nam không nói cụ thể về vấn đề này, cũng như chưa được luật hóa về vấn đề này.
Sau này nếu như Đảng Dân chủ Xã hội mà có đi đến việc thành lập phải đụng đến vấn đề pháp luật; sẽ có những tranh luận một bên cho rằng chiếu theo pháp luật là được phép, và một bên cho rằng chưa có luật. Phía nhà nước lúc nào cũng cho rằng chưa luật hóa và không được phép.
Nhiều nhận định cho rằng đảng Cộng sản Việt Nam lúc này chắc chắn sẽ chặn đứng việc hình thành một đảng chính trị đối lập hoạt động công khai tại Việt Nam; tuy nhiên sự ngăn cản đó sẽ không thể kéo dài được lâu.
Copy từ: RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét