REUTERS/Jason Reed
Hoa Kỳ thông báo tăng cường các phương tiện quân sự trong vùng
Trung Đông cho phép tổng thống Barack Obama có thêm khả năng can thiệp
trong trường hợp tấn công vào Syria.
Theo AFP, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, trước khi lên đường sang Malaysia, cho biết Lầu năm góc có nhiệm vụ cung cấp cho tổng thống các phương tiện vũ trang để đối phó với mọi tình huống. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ,ngay lập tức lưu ý là động thái này, mà ông không trình bày chi tiết, không có nghĩa là Washington đã « quyết định can thiệp » chống chính quyền Bachar al- Assad.
Một viên chức khác của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong số các phương tiện quân sự được tăng cường có chiếc khu trục hạm thứ tư được đưa vào Địạ Trung hải.
Thái độ dè dặt của hành pháp Mỹ không muốn « phiêu lưu » tại Trung Đông đã được tổng thống Obama bày tỏ vài giờ trước. Trên đài truyền hình CNN, Tổng thống Mỹ tuyên bố rất « xúc động » và « quan ngại » vì tin Damas sử dụng vũ khí sát hại hàng loạt nhưng ông cảnh báo là cần phải « tránh mọi kết luận vội vã » vì còn chờ các cơ quan tình báo phối kiểm thông tin.
Do bị Nga và Trung Quốc cản trở một phần và do lo ngại bất trắc các nước tây phương với Hoa Kỳ đứng đầu không dứt khoát quyết định can thiệp vào Syria mặc dù đối lập được Tây phương ủng hộ nhiều lần kêu cứu và Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần thúc giục. Một dự thảo tuyên bố kêu gọi Syria để cho quan sát viên Liên Hiệp Quốc điều tra vụ sử dụng vũ khí hóa học cũng bị Nga và Trung Quốc phủ quyết.
Như vậy thì tại sao Hoa Kỳ huy động cùng lúc 4 khu trục hạm trang bị tên lửa hành trình vào vùng Địa Trung hải ? Theo chiến thuật của Mỹ đã từng áp dụng trong quá khứ tại Libya thì để khai màn một cuộc chiến thì tên lửa hành trình luôn được sử dụng đầu tiên để « dọn đường » tiêu diệt hệ thống phòng không của đối phương.
Câu hỏi đặt ra là liệu Hoa Kỳ chuẩn bị một giải pháp vũ lực ? Cánh nay hai hôm, trả lời một câu hỏi về thái độ ngăn cản của Nga và Trung Quốc, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tuyên bố: « dù bị ngăn chận nhưng quyết định đã được thông qua ». Phải chăng Ngoại trưởng Pháp gián tiếp xác nhận rằng các nước đồng minh đã có kế hoạch bí mật không thông qua Liên Hiệp Quốc ?
Nếu thông tin của Le Figaro, một nhật báo có uy tín tại Pháp chính xác , thì từ vào hai ngày 17 và 19 tháng 8, hai đơn vị vũ trang của « Quân đội Syria tự do » do Hoa Kỳ đào tạo bí mật tại Jordani, cùng với các sĩ quan biệt kích Jordani và Israel đã xâm nhập vào Syria. Đây là giải pháp can thiệp được xem là thượng sách vì tây phương tránh phải viện trợ vũ khí cho phe nổi dậy có liên quan đến Al Qaida, cũng không cần gởi quân tham chiến.
Thông báo tăng cường hỏa lực tại Địa Trung Hải còn trùng hợp với sự kiện bà Angela Kane, chuyên gia cao cấp của Liên Hiệp Quốc về giải trừ vũ khí đến Damas vào sáng nay để đàm phán với chính quyền Syria cho phép phái bộ chuyên gia Liên Hiệp Quốc đến tận nơi mà đối lập Syria khẳng định bị trúng hàng loạt tên lửa trang bị đầu đạn chứa hơi ngạt của quân đội chính phủ.
Trước thái độ xem thường của Damas và trước áp lực càng ngày càng mạnh từ phía lập pháp cho đến công luận quốc tế đòi can thiệp, Tổng thống Mỹ đã chọn một giải pháp thận trọng nhất nhưng cũng linh động nhất : bày trận sát nách Syria để xoa dịu dư luận và cùng lúc gửi thông điệp cảnh báo chính Damas phải thận trọng, phải hợp tác với Liên Hiệp Quốc.
Không hẹn mà nên, Nga và đồng minh của Damas là Iran đều kêu gọi phải « điều tra » về vụ vũ khí hóa học.
Theo AFP, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, trước khi lên đường sang Malaysia, cho biết Lầu năm góc có nhiệm vụ cung cấp cho tổng thống các phương tiện vũ trang để đối phó với mọi tình huống. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ,ngay lập tức lưu ý là động thái này, mà ông không trình bày chi tiết, không có nghĩa là Washington đã « quyết định can thiệp » chống chính quyền Bachar al- Assad.
Một viên chức khác của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong số các phương tiện quân sự được tăng cường có chiếc khu trục hạm thứ tư được đưa vào Địạ Trung hải.
Thái độ dè dặt của hành pháp Mỹ không muốn « phiêu lưu » tại Trung Đông đã được tổng thống Obama bày tỏ vài giờ trước. Trên đài truyền hình CNN, Tổng thống Mỹ tuyên bố rất « xúc động » và « quan ngại » vì tin Damas sử dụng vũ khí sát hại hàng loạt nhưng ông cảnh báo là cần phải « tránh mọi kết luận vội vã » vì còn chờ các cơ quan tình báo phối kiểm thông tin.
Do bị Nga và Trung Quốc cản trở một phần và do lo ngại bất trắc các nước tây phương với Hoa Kỳ đứng đầu không dứt khoát quyết định can thiệp vào Syria mặc dù đối lập được Tây phương ủng hộ nhiều lần kêu cứu và Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần thúc giục. Một dự thảo tuyên bố kêu gọi Syria để cho quan sát viên Liên Hiệp Quốc điều tra vụ sử dụng vũ khí hóa học cũng bị Nga và Trung Quốc phủ quyết.
Như vậy thì tại sao Hoa Kỳ huy động cùng lúc 4 khu trục hạm trang bị tên lửa hành trình vào vùng Địa Trung hải ? Theo chiến thuật của Mỹ đã từng áp dụng trong quá khứ tại Libya thì để khai màn một cuộc chiến thì tên lửa hành trình luôn được sử dụng đầu tiên để « dọn đường » tiêu diệt hệ thống phòng không của đối phương.
Câu hỏi đặt ra là liệu Hoa Kỳ chuẩn bị một giải pháp vũ lực ? Cánh nay hai hôm, trả lời một câu hỏi về thái độ ngăn cản của Nga và Trung Quốc, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tuyên bố: « dù bị ngăn chận nhưng quyết định đã được thông qua ». Phải chăng Ngoại trưởng Pháp gián tiếp xác nhận rằng các nước đồng minh đã có kế hoạch bí mật không thông qua Liên Hiệp Quốc ?
Nếu thông tin của Le Figaro, một nhật báo có uy tín tại Pháp chính xác , thì từ vào hai ngày 17 và 19 tháng 8, hai đơn vị vũ trang của « Quân đội Syria tự do » do Hoa Kỳ đào tạo bí mật tại Jordani, cùng với các sĩ quan biệt kích Jordani và Israel đã xâm nhập vào Syria. Đây là giải pháp can thiệp được xem là thượng sách vì tây phương tránh phải viện trợ vũ khí cho phe nổi dậy có liên quan đến Al Qaida, cũng không cần gởi quân tham chiến.
Thông báo tăng cường hỏa lực tại Địa Trung Hải còn trùng hợp với sự kiện bà Angela Kane, chuyên gia cao cấp của Liên Hiệp Quốc về giải trừ vũ khí đến Damas vào sáng nay để đàm phán với chính quyền Syria cho phép phái bộ chuyên gia Liên Hiệp Quốc đến tận nơi mà đối lập Syria khẳng định bị trúng hàng loạt tên lửa trang bị đầu đạn chứa hơi ngạt của quân đội chính phủ.
Trước thái độ xem thường của Damas và trước áp lực càng ngày càng mạnh từ phía lập pháp cho đến công luận quốc tế đòi can thiệp, Tổng thống Mỹ đã chọn một giải pháp thận trọng nhất nhưng cũng linh động nhất : bày trận sát nách Syria để xoa dịu dư luận và cùng lúc gửi thông điệp cảnh báo chính Damas phải thận trọng, phải hợp tác với Liên Hiệp Quốc.
Không hẹn mà nên, Nga và đồng minh của Damas là Iran đều kêu gọi phải « điều tra » về vụ vũ khí hóa học.
Copy từ: RFI
.................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét