Công an Nga bắt 1200 người Việt
Cập nhật: 13:13 GMT - thứ năm, 1 tháng 8, 2013
Cảnh sát Nga đã bắt
1.200 người Việt trong vụ bố ráp các xưởng may ở đông bắc Moscow nơi họ
phát hiện các di dân bất hợp pháp sống trong cảnh chui rúc.
Hãng tin AFP dẫn lời cảnh sát Nga bình luận sau
khi sự việc xảy ra hôm 31/7: "Các công nhân sống trong điều kiện mất vệ
sinh cùng với các gia đình bao gồm cả phụ nữ có thai và trẻ em còn đang
bú mẹ."Các công nhân này sản xuất hàng may mặc nhái nhãn mác.
AFP nói trong một động thái hiếm thấy, bộ tình trạng khẩn cấp đã lập trại tạm để giữ các công nhân Việt Nam.
Một phát ngôn viên nói với hãng tin ITAR-TASS rằng trại có bếp dã chiến để cung cấp cháo, đồ ăn sẵn, nước và bánh bích quy.
Như 'nô lệ'
AFP nói chính quyền Nga có các chiến dịch bố ráp dân nhập lậu theo định kỳ nhưng cảnh sát Nga cũng khét tiếng trong vấn đề nhận hối lộ từ dân nhập cư lậu.Xưởng may do một nhóm người gồm người Iraq, Syria, Azerbaijan và Việt Nam, trong đó có cả những người có quốc tịch Nga điều hành.
Các nhà điều tra đã khởi tố hình sự tám nghi phạm do lập băng đảng tội phạm và tổ chức nhập cư trái phép trong khi các di dân nhập lậu sẽ bị trục xuất.
Vụ bố ráp diễn ra trong lúc cảnh sát Moscow tiến hành một chiến dịch lớn nhắm vào công nhân làm việc trái phép ở Nga tại vài khu chợ.
Còn theo BBC Tiếng Nga tại London, các khu vực dân nhập cư và thị trường lao động lậu tại Nga là nơi công an địa phương và các nhóm cảnh sát thường xuyên vây bắt, và cũng là nơi có nhiều vụ tham nhũng.
Việc bắt giữ, kiểm tra giấy tờ, phạt tiền rồi lại thả ra để bắt lại lần sau đã thành thông lệ với nhiều sắc dân không phải người Nga, theo BBC Tiếng Nga.
BBC Tiếng Nga cũng cho hay họ đã tìm cách liên lạc và hỏi quan điểm của Đại sứ quán Việt Nam trong vụ việc mới nhất này.
BBC đã từng tới ít nhất hai xưởng may lậu và biết rằng hầu hết người lao động sang bằng visa du lịch và ở quá hạn để làm việc, nhiều khi quá tới vài năm.
Tại một xưởng mà BBC Tiếng Nga cử phóng viên tới tới trong mùa hè năm ngoái, người lao động nói họ bị coi như 'nô lệ' và thậm chí bị 'hành hung' khi không làm việc được vì ốm đau hoặc muốn về nước.
Copy từ: BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét