Hết đường là... xuống ruộng. Ảnh: Hữu Danh
Vụ 1.000 người làm 350m đường: Công trình chỉ tính giá trị tinh thần
Liên quan tới công trình đường thanh niên ở xã Phùng Xá (Thạch
Thất, Hà Nội), PV đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đình Trung – Trưởng
ban Thanh niên nông thôn, Thành đoàn Hà Nội - một trong những người trực
tiếp chỉ huy công trường.
- Bà Nguyễn Thị Ngà nói con đường làm hết 1,5 tỉ đồng, Thành đoàn hỗ trợ bao nhiêu, thưa ông?
- Kinh phí xây dựng đường chia làm 2 phần, phần chính làm cốt đường là do xã đã làm hết. Đoàn thanh niên chỉ hỗ trợ làm mặt đường và hoàn thiện. Để làm được phần việc này, chúng tôi phải đi xin mỗi nơi hỗ trợ một ít. 1,5 tỉ tính từ các hỗ trợ và công tình nguyện, không phải là tiền mặt.
- Nghĩa là phần cốt đường, xã phải làm từ nguồn tiền khác?
- Đúng vậy, họ làm phần cốt đường, làm cống và số tiền này một phần cũng huy động của người dân. Con đường này chúng tôi đã nghiệm thu, gần 700m (vẫn còn chưa xong). Sang tuần, chúng tôi mới ký biên bản bàn giao.
- Ông nói đường 700m, nhưng thực tế phóng viên đo từ điểm khởi công tới đoạn cuối chỉ có 350m, vì sao lại chênh nhau như vậy?
- Đoạn đầu của cung đường ở sâu trong làng, trước đó thanh niên đã làm. Đoạn hôm thi công 13.7 là tính từ nhà cuối cùng ra tới cánh đồng. Nếu đo đoạn này thì đúng là 350m.
- Tuy nhiên, người dân ở đó đều khẳng định thanh niên làm đoạn đường từ nhà cuối cùng ra tới cánh đồng?
- Họ khẳng định vậy vì họ không biết. Ban đầu thì thống nhất họ đóng tiền làm nhưng sau đó bàn lại, đoàn thanh niên sẽ làm bề mặt toàn bộ 700m, còn đoạn cốt và làm cống, người dân phải đóng tiền. Vì thế, họ cứ tưởng xã làm nhưng thực ra không phải, vì phần đường vẫn là do thanh niên làm.
- Theo thông cáo báo chí của Thành đoàn thì đường thanh niên tình nguyện sẽ được hoàn thành trong 3 ngày, vậy các tình nguyện viên có thực hiện đầy đủ không, hay chỉ làm trong 2 ngày như PV đã trao đổi với xã Phùng Xá?
- Trong 2 ngày thứ bảy và chủ nhật, các đơn vị phối hợp sẽ tham gia, còn ngày thứ ba chúng tôi cũng đã làm việc với huyện, nếu trường hợp phát sinh quá ngày thì toàn bộ lực lượng thanh niên huyện Thạch Thất tham gia nốt. Lỗi ở đây là do huyện vì không điều động được người. Do vậy, hôm sau Thành đoàn đã huy động cả máy móc cùng phối hợp.
- Như ông nói ban đầu, 1,5 tỉ đồng dự kiến làm đường là tính cả công của thanh niên tình nguyện. Đây là hoạt động tình nguyện rồi, vì sao lại tính công?
- Tính để thấy sự... đóng góp của thanh niên tình nguyện. Các công trình, chương trình xây dựng của Đoàn thanh niên đều tính như thế, chứ không chỉ Thành đoàn Hà Nội.
- Xin làm một phép tính ví dụ, 1 người thợ 1 ngày công là 200.000 đồng và họ phải tự lo cơm ăn, nước uống. Trong khi công trình của đoàn thì phải mất 3 công tình nguyện mới bằng 1 công thợ và được tính là 600.000 đồng công. Ông nhận định thế nào khi công trình gắn chữ tình nguyện mà chi phí gấp 3 lần công trình thương mại?
- Cái đó khó nói lắm, vì cái được là sự lan tỏa ý nghĩa của chương trình nông thôn mới. Ở đây so sánh công trình tình nguyện với thương mại thì rất khó.
- Xin cảm ơn ông!
- Kinh phí xây dựng đường chia làm 2 phần, phần chính làm cốt đường là do xã đã làm hết. Đoàn thanh niên chỉ hỗ trợ làm mặt đường và hoàn thiện. Để làm được phần việc này, chúng tôi phải đi xin mỗi nơi hỗ trợ một ít. 1,5 tỉ tính từ các hỗ trợ và công tình nguyện, không phải là tiền mặt.
- Nghĩa là phần cốt đường, xã phải làm từ nguồn tiền khác?
- Đúng vậy, họ làm phần cốt đường, làm cống và số tiền này một phần cũng huy động của người dân. Con đường này chúng tôi đã nghiệm thu, gần 700m (vẫn còn chưa xong). Sang tuần, chúng tôi mới ký biên bản bàn giao.
- Ông nói đường 700m, nhưng thực tế phóng viên đo từ điểm khởi công tới đoạn cuối chỉ có 350m, vì sao lại chênh nhau như vậy?
- Đoạn đầu của cung đường ở sâu trong làng, trước đó thanh niên đã làm. Đoạn hôm thi công 13.7 là tính từ nhà cuối cùng ra tới cánh đồng. Nếu đo đoạn này thì đúng là 350m.
- Tuy nhiên, người dân ở đó đều khẳng định thanh niên làm đoạn đường từ nhà cuối cùng ra tới cánh đồng?
- Họ khẳng định vậy vì họ không biết. Ban đầu thì thống nhất họ đóng tiền làm nhưng sau đó bàn lại, đoàn thanh niên sẽ làm bề mặt toàn bộ 700m, còn đoạn cốt và làm cống, người dân phải đóng tiền. Vì thế, họ cứ tưởng xã làm nhưng thực ra không phải, vì phần đường vẫn là do thanh niên làm.
- Theo thông cáo báo chí của Thành đoàn thì đường thanh niên tình nguyện sẽ được hoàn thành trong 3 ngày, vậy các tình nguyện viên có thực hiện đầy đủ không, hay chỉ làm trong 2 ngày như PV đã trao đổi với xã Phùng Xá?
- Trong 2 ngày thứ bảy và chủ nhật, các đơn vị phối hợp sẽ tham gia, còn ngày thứ ba chúng tôi cũng đã làm việc với huyện, nếu trường hợp phát sinh quá ngày thì toàn bộ lực lượng thanh niên huyện Thạch Thất tham gia nốt. Lỗi ở đây là do huyện vì không điều động được người. Do vậy, hôm sau Thành đoàn đã huy động cả máy móc cùng phối hợp.
- Như ông nói ban đầu, 1,5 tỉ đồng dự kiến làm đường là tính cả công của thanh niên tình nguyện. Đây là hoạt động tình nguyện rồi, vì sao lại tính công?
- Tính để thấy sự... đóng góp của thanh niên tình nguyện. Các công trình, chương trình xây dựng của Đoàn thanh niên đều tính như thế, chứ không chỉ Thành đoàn Hà Nội.
- Xin làm một phép tính ví dụ, 1 người thợ 1 ngày công là 200.000 đồng và họ phải tự lo cơm ăn, nước uống. Trong khi công trình của đoàn thì phải mất 3 công tình nguyện mới bằng 1 công thợ và được tính là 600.000 đồng công. Ông nhận định thế nào khi công trình gắn chữ tình nguyện mà chi phí gấp 3 lần công trình thương mại?
- Cái đó khó nói lắm, vì cái được là sự lan tỏa ý nghĩa của chương trình nông thôn mới. Ở đây so sánh công trình tình nguyện với thương mại thì rất khó.
- Xin cảm ơn ông!
Copy từ: Lao Động
Đọc thêm: 700m đường... 1.000 người thi công!
.........................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét