Chiêu ăn bẩn: ép những gia đình đã chia đất nông nghiệp cho các con (kể cả chia hợp lệ và đã xác lập quyền sử dụng từ lâu) phải chấp nhận chia 50% giá trị bồi thường cho quan chức thì mới được phê duyệt phương án đền bù. Bằng không, chúng chỉ cho các hộ được chia (hộ con cái)hưởng tiền đền bù đất nông nghiệp thuần túy. Còn khoản to nhất là hỗ trợ tương đương 30% đơn giá đất ở trên địa bàn thì bị lờ đi. Liều lĩnh hơn, có trường hợp chúng lập phương án thật với chữ ký giả (mạo chữ ký người dân) để chiếm đoạt toàn bộ số tiền đền bù, hỗ trợ của dân.
Chỉ riêng trường hợp hộ ông bà Ngô Minh Thảo – Nguyễn Thị Mứt cùng 2 hộ của các con (tổ 41, cụm 3, phường Nhật Tân) có tổng diện tích đất bị thu hồi của 3 hộ là 658,33 m2. Tại Văn bản của UBND quận Tây Hồ số 315/TB-UBND ngày 31/8/2010 chính UBND quận Tây Hồ từng thừa nhận 3 phương án đền bù của 3 hộ độc lập: Ngô Minh Thảo – Nguyễn Thị Mứt (240,81 m2), Ngô Thị Minh Hoàn (166,4 m2) và Ngô Minh Hiệp – Chu Thị Thúy Hường (251,12 m2). Nay, do”mơi” mãi mà không ăn được tiền của gia đình ông Thảo nên UBND quận Tây Hồ lại tráo trở, ra phương án mới và phê duyệt cho gia đình ông Thảo được đền bù vẻn vẹn có 109,11 m2. Như vậy, theo đơn giá đền bù hiện hành, gia đình ông bà Thảo – Mứt bị quan chức Tây Hồ chiếm đoạt tới hơn 4 tỉ đồng. Ông Thảo có con trai hiện là lãnh đạo một cơ quan báo chí Trung ương.
Dân từ lâu đặt câu hỏi là làm gì mà loại công chức mạt hạng như Nguyễn Văn Duẩn (bị đẩy khỏi phường Thụy Khuê, ra làm Phó chủ tịch phường Phú Thượng, sau lên Trưởng ban GPMB Tây Hồ) lại lắm tiền thế. Chỉ chưa đầy 5 năm làm giải phóng mặt bằng của quận, Duẩn có hàng vài chục căn hộ loại sang tại khu vực Tây Hồ. Biệt thự và đất thì nhiều không kể siết. Bọn như Quang đầu to, Đinh Trọng Sơn thì gấp nhiều lần thế.
Thật bất bình là một ổ ung bướu to như vậy ngang nhiên hại nước, hại dân giữa Thủ đô rất nhiều năm mà không hề hấn gì. Dân cũng rất bất bình là hệ thống Tòa án, Viện Kiểm sát quận đều có chỉ đạo không thụ lý, không giải quyết các trường hợp khiếu nại, tố cáo về công tác GPMB liên quan tới bọn Quang, Sơn, Duẩn. Ai đã đưa ra chỉ đạo tày trời này? Có thông tin chưa kiểm chứng cho rằng chỉ đạo đó từ Thành ủy. Phải chăng chính quyền đã bị bọn quan chức tham nhũng quận Tây Hồ lũng đoạn và lật đổ từ lâu? Phải chăng ông nào đó ngồi ở Thành ủy ăn tiền và bảo kê cho bọn đàn em tại Tây Hồ. Có ý kiến cho rằng cỡ bảo kê này phải tầm Ủy viên Bộ chính trị (????).
Phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam tố cáo bọn quan chức Tây Hồ tham nhũng và lũng đoạn chính quyền:
Dự án đường Vành đai 2, (đoạn từ đầu cầu Nhật Tân đến trụ sở UBND quận Tây Hồ, Hà Nội) hiện chỉ còn hơn 1.500m2 đất nông nghiệp của 8 hộ dân nằm trong gói thầu 1A chưa GPMB xong. Theo những người khiếu nại “Các văn bản chỉ đạo của thành phố rất phù hợp nhưng Quận đã áp dụng không đúng”. Hậu quả, người dân bị thiệt, nhà thầu và nhà nước cùng chịu thiệt, còn tình trạng khiếu kiện kéo dài, bức xúc
5 hộ hay 3 hộ cũng một phương án
Tiếp xúc với chúng tôi cách đây ít ngày lúc còn sống, ông Nguyễn Ngọc Thông, 71 tuổi, một cựu chiến binh ở cụm 3, phường Nhật Tân cho biết: Hơn 25 năm trước, HTX Nông nghiệp Nhật Tân giao cho gia đình ông 4310m2 đất để sản xuất. Thời điểm ấy, HTX giao đất cho mọi người theo định suất, căn cứ vào số lượng nhân khẩu trong một hộ. Gia đình ông gồm 6 người, sống bằng nghề nông.
Sau mấy chục năm làm lụng vất vả, các con ông dần trưởng thành, lập gia đình riêng và lần lượt tách hộ khẩu. Cùng với “biệt gia biệt táo”, vợ chồng ông chia đất cho 4 người con làm 4 phần để sản xuất.
Khi Dự án đường Vành đai 2 (đoạn từ cầu Nhật Tân đến gần trụ sở UBND quận Tây Hồ) được triển khai, ngày 27/8/2009, UBND quận Tây Hồ ban hành 5 Quyết định thu hồi tổng cộng 980 m2 đối với ông Nguyễn Ngọc Thông và 4 người con của ông. Cụ thể, ông Nguyễn Ngọc Thông 336,6m2; các con ông là Nguyễn Đình Thiện 164,94m2, Nguyễn Mạnh Tùng 164,62m2, Nguyễn Ngọc Tuấn 162,06m2 và Nguyễn Ngọc Minh 162,06m2.
Tuy nhiên, UBND quận Tây Hồ chỉ hỗ trợ 297m2 cho một hộ ông Thông trong tổng số 980m2 bị thu hồi (mỗi m2 được hỗ trợ bằng 30% giá đất ở trên địa bàn quận). Còn lại các hộ con ông là Thiện, Tùng, Tuấn, Minh không được phần hỗ trợ này.
Liền kề mảnh đất gia đình ông Nguyễn Ngọc Thông là phần đất của gia đình bà Nguyễn Thị Mứt ở tổ 41, cụm 3, phường Nhật Tân. Hai hộ giống nhau về thời gian giao nhận đất sản xuất; giống nhau về thời điểm có quyết định thu hồi và cũng … “bị cắt” bớt phần diện tích được hỗ trợ. Gia đình bà Mứt được giao hơn 3900m2 đất nông nghiệp theo nhân khẩu từ năm 1987. Khi các con “cau lớn ra hàng” lập gia đình từ hai chục năm trước với sổ hộ khẩu riêng, nhà ở riêng, bà cũng lần lượt chia đất để các con bà sản xuất. Tháng 8/2009 UBND quận Tây Hồ cũng có 3 quyết định thu hồi riêng đối với 3 thửa đất khác nhau (bà Mứt và 2 con). Cụ thể, bà Mứt 240,81m2; chị Ngô Thị Minh Hoàn 166,4m2, chị Chu Thị Thúy Hường 251,12m2.
Tổng diện tích đất bị thu hồi của 3 hộ là 658,33 m2, nhưng quận Tây Hồ chỉ phê duyệt phương án hỗ trợ 109,11m2 cho hộ bà Mứt. Còn chị Hoàn, chị Hường không được tiền hỗ trợ mà chỉ được đền bù theo giá đất nông nghiệp 252.000 đồng/m2.
“Nếu quận làm đúng, chúng tôi không khiếu kiện”
Khi ông Thông, bà Mứt đến nhận tiền theo giấy mời, thì Bộ phận GPMB không trả ngay, mà giải thích: phần diện tích hỗ trợ 297,54m2 là thuộc cả 5 hộ ông Thông, còn 109,11m2 của 3 hộ bà Mứt. Nếu đủ 8 hộ cùng ký nhận mới được lấy tiền. Ông Thông, bà Mứt yêu cầu chi trả tiền đền bù riêng cho hai hộ theo diện tích được phê duyệt vì không liên quan tới các con, nhưng không được đáp ứng.
Cách đây ít ngày khi còn sống, ông Nguyễn Ngọc Thông không dấu nổi bức xúc nói với các phóng viên “Tôi đã già rồi, lại bệnh tật, chỉ đề nghị quận Tây Hồ chi trả tiền hỗ trợ thu hồi đất để tôi có tiền chữa bệnh. Tôi chẳng biết có sống được đến ngày nhận tiền không?”. Như có linh tính báo trước, đúng một tuần sau, ông “ra đi” trong tức tưởi. Các con ông gửi “Đơn kêu cứu và tố cáo” tới các cấp có thẩm quyền mong được minh xét.
Bà Nguyễn Thị Mứt cũng bức xúc không kém: “Tôi chỉ cần quận Tây Hồ làm đúng luật. Phần đất bị thu hồi của tôi khác, của 2 con tôi khác, không liên quan đến nhau. Gộp lại làm một phướng án hỗ trợ là không đúng. Nếu họ làm đúng các quy định thì chúng tôi khiếu kiện làm gì?”.
Hai chị Khương Thị Tuyết và Phạm Thị Yến là con dâu ông Thông than thở: “Vợ chồng chúng tôi chỉ biết làm ruộng nuôi các con đang tuổi ăn học. Thu hồi hết đất sản xuất, bồi thường vài chục triệu mà không có hỗ trợ thì chúng tôi sống bằng gì? Tổ dân phố, HTX chứng nhận rõ như vậy mà họ làm ngơ, ép chúng tôi vào con đường cùng”.
Yêu cầu trả tiền đền bù nhiều lần không được, ông Thông và bà Mứt đăng ký gặp lãnh đạo Quận ủy, UBND và Ban bồi thường GPMB quận Tây Hồ. Dù đã được lãnh đạo “hứa” giải quyết theo đúng chỉ đạo của thành phố, nhưng mấy năm nay, yêu cầu đó của ông Thông, bà Mứt vẫn chưa được thực thi. Và ông Thông đã không còn cơ hội nhận khoản tiền này.
Bị “ghép” cùng bố – mẹ trong phương án chi trả tiền đền bù và không đồng tình với nội dung trả lời khiếu nại của UBND quận, các con ông Thông, bà Mứt đã khởi kiện vụ án hành chính tới TAND quận Tây Hồ. Vậy mà hơn hai năm qua, vụ án “dậm chân tại chỗ”, mặc dù tòa đã thay đổi Thẩm phán thụ lý vụ việc.
Chỉ đạo một đằng, làm một nẻo
Phóng viên đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Duẩn, Trưởng ban Bồi thường – GPMB quận Tây Hồ. Trả lời câu hỏi “Gia đình bà Mứt có 3 hộ; ông Thông có 5 hộ khác nhau. Các con của họ đã ăn ở riêng, tách đất và hộ khẩu để sản xuất từ hàng chục năm trước khi thu hồi, vì sao không được tính thành 3 hay 5 phương án đền bù, hỗ trợ?” Ông Duẩn giải thích: “Khi có quyết định thu hồi, phần đất đó vẫn đứng tên ông Thông, bà Mứt mà chưa có tên các con, vì vậy họ không được hưởng tiền hỗ trợ. 3 quyết định hay 1 quyết định thu hồi cũng không khác nhau”? Theo ông Duẩn, Văn bản số 11382/UBND –TNMT ngày 27/11/2009 của UBND TP Hà Nội do Phó chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh ký, thì “Trường hợp các con ông Thông, bà Mứt là những trường hợp đã được giao đất lần đầu nên không thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ”.
Chuyển phần trả lời của ông Trưởng ban GPMB quận Tây Hồ tới Luật sư Trương Xuân Hải, Văn phòng Luật sư Gia Bảo (Hà Nội) - Người hỗ trợ pháp lý cho các hộ dân, ông Hải khẳng định: “Giải thích như ông Duẩn là không đúng văn bản chỉ đạo của thành phố”.
Luật sư Hải dẫn chứng: Văn bản số 11382/UBND –TNMT ngày 27/11/2009 của UBND TP Hà Nội nêu rõ: Khi nhà nước thu hồi đất, các trường hợp nhận chuyển nhượng, cho tặng, chia tách kể cả đã hoàn tất hay chưa hoàn tất các thủ tục theo quy định đều được áp dụng chính sách hỗ trợ 30% giá đất ở theo khoản 3, điều 13, quyết định 108/2009 của UBND thành phố. Các con của ông Thông, bà Mứt là 6 hộ độc lập, mỗi hộ đủ điều kiện được hưởng mức bồi thường, hỗ trợ bằng một phương án khác nhau”.
Về câu trả lời của ông Duẩn “Các con ông Thông, bà Mứt chưa có tên chủ sử dụng đất nên không được hỗ trợ”, LS Hải phân tích: Trả lời thế là sai. Họ đã được Nhà nước thừa nhận là chủ sử dụng đất hợp pháp với ba căn cứ: Thứ nhất, họ đã được giao đất theo Chỉ thị khoán 10; Thứ hai, họ có Biên bản đo đạc kiểm đếm riêng, có quyết định thu hồi riêng; và thứ ba, họ đã và đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp, có hộ khẩu trên địa bàn phường tính đến ngày bị thu hồi đất. Còn việc họ chưa đứng tên trên giấy sử dụng đất là do thủ tục chưa xong mà không phải lỗi của họ. Theo quy định hiện hành của thành phố việc chia tách, cho tặng, chuyển nhượng dù chưa xong thủ tục vẫn được bồi thường, hỗ trợ.
Theo Luật sư Hải, cách nay hơn 1 năm, trong một buổi đối thoại với lãnh đạo quận, Phó chủ tịch UBND quận Đinh Trọng Sơn và Trưởng ban GPMB Nguyễn Văn Duẩn đã “hứa” sẽ tách các phương án và làm đúng như chỉ đạo của thành phố về bồi thường, hỗ trợ. Nhưng không biết vì lý do gì sự việc cứ kéo dài. Còn đối với vụ án hành chính hơn 2 năm chưa xét xử, LS Hải cho biết: “Các con ông Thông, bà Mứt đã khởi kiện từ 27-1-2011. Nhưng đến nay tôi cũng không hiểu lý do gì tòa án quận Tây Hồ cứ kéo dài không đưa vụ án ra xét xử. Nói về thủ tục tố tụng thì tòa án đang vi phạm pháp luật một cách rất nghiêm trọng”.
Hơn 1500m2 của ông Thông, bà Mứt và các con đã có quyết định thu hồi từ tháng 8/2009, nhưng đến nay vẫn chưa được bàn giao, khiến tiến độ thi công đường Vành đai 2 đoạn gần cầu Nhật Tân kéo dài, chậm trễ./.
About these ads
Copy từ: Cầu Nhật Tân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét