CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Hà Nội chống lại tiến trình phong chân phước cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận

Hà Nội chống lại tiến trình phong chân phước cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận: Nhân chứng bị ngăn chận tại sân bay

Ông Nguyễn Hoàng Đức, nhà phê bình văn học, trước đây là một cựu công an, đã bị chặn khi ông đang lên máy bay. Ông là người được dự kiến ​​sẽ đến Rome theo lời mời chính thức (của toà thánh) để có mặt trong lễ bế mạc của cuộc điều tra (phong chân phước) cấp giáo phận. Cuộc gặp gỡ của ông với vị Hồng Y đã bắt đầu hành trình biến đổi nơi ông, dẫn đến việc ông đã lãnh nhận phép rửa tội. Chính quyền Cộng sản muốn cản trở tiến trình này.

Hà Nội ( Thông Tấn Xã AsiaNews ) - Nhà cầm quyền Việt Nam đã ngăn chặn nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức, một nhân chứng sống trong tiến trình phong chân phước cho Đức HY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, khi đang lên máy bay đi Roma. Là một cựu viên chức của Văn phòng Ban Tôn giáo và An ninh của ngành Công an này lẽ ra vào ngày 05 tháng bảy sẽ có mặt tại Vatican cho lễ bế mạc của cuộc điều tra cấp giáo phận để bày tỏ nhận định của mình trong tiến trình phong chân phước cho vị Hồng Y người Viêt. Tuy nhiên, bất kể đã có lời mời chính thức, ông đã bị nhân viên an ninh ngăn chặn. Một trong những lý do được đưa ra là do Hà Nội muốn chống lại tiến trình phong chân phước.

Theo câu chuyện ông này kể lại trong bản tin tiếng Việt của Đài phát thanh Á Châu Tự Do (RFA), vào tối ngày 02 tháng 7 Nguyễn Hoàng Đức đến sân bay Nội Bài, Hà Nội, trình vé máy bay của mình tại quay vé của một hãng Thái Lan, là hãng hàng không ông dự định sẽ sử dung trong chuyến đi du lịch tới Ý. Tuy nhiên, ông đã được mời đến trình diện tại trụ sở công an của sân bay.

Một quan chức nói với nhà phê bình, trí thức người Việt này rằng ông "không được phép" rời đất nước, nhưng lại không nêu rõ lý do vì sao ông bị từ chối. Các nhân viên (an ninh) chỉ đơn thuần nói thêm rằng họ đang "thi hành lệnh cấp trên". Sau nhiều cuộc đàm phán và thảo luận, ông đã gắng thiết lập một loại thủ tục bằng lời nói, để việc từ chối cho ông xuất ngoại do nhà chức trách áp đặt phải được "trình bày rõ ràng".

Trong số những lý do cho sự can thiệp của công an cửa khẩu, là việc "không đồng ý" của chính quyền Cộng sản với tiến trình phong thánh cho Đức Hồng Y, người đã sống 13 năm đằng đẵng đầy khốn khó trong nhà tù của chế độ (cs). Điều này nêu bật lên bằng việc "hạn tù bị gia tăng" của một vị giáo sĩ cao cấp trong nhà tù của chính quyền. Sau đó là các lý do khác mà phần lớn liên quan đến "tính cách cá nhân" của nhà phê bình văn học, trước đây là một quan chức nhà nước, bây giờ là một nhà văn tự do và thường xuyên chỉ trích chính quyền.

Ông Nguyễn Hoàng Đức ngày nay được biết đến và đánh giá cao về các tác phẩm văn học của mình, nhưng cuộc sống của ông lại có những liên kết chặt chẽ với Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, vì nhờ gặp gỡ vị hồng y này mà ước muốn được cải đạo đã được khơi dậy nơi ông Đức.

Theo lời cựu quan chức này, ông đã "say mê" tư cách cá nhân của Đức Hồng Y. Đã có ba "phép lạ", ông nói đã lãnh nhận từ cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y: chuyển đổi sang đức tin Kitô giáo, được chữa lành bệnh tật và được báo trước về một sự kiện trong tương lai. Cuộc hành trình chuyển đổi sang đạo Công giáo và lễ rửa tội của ông sau này được kể lại trong một đoạn văn mang tên "Con đường của đức tin, qua sự trung gian của Đức Phan Xi cô-Xavie Nguyễn Văn Thuận". Câu chuyện này đã góp phần vào việc phong chân phước cho Đức Hồng Y Việt Nam mà nhà cầm quyền Hà Nội muốn ngăn cản.

http://www.asianews.it/news-en/Hanoi-against-the-beatification-of-Cardinal-Van-Thuân.-Canonisation-process-witness-stopped-at-airport-28451.html

================================================

Bản tin do chính nhân chứng NHĐ viết trên trang Chúa Cứu Thế tiếng Việt :

Khuôn mặt của nhà nước vô luật pháp qua cửa khẩu

Đăng bởi lúc 6:09 Chiều 4/07/13

VRNs (04.07.2013) - Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức được Hội đồng Công Lý và Hòa Bình mời qua Rôma làm chứng về Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận nhân dịp lễ kết thúc điều tra phong Chân phúc cấp giáo phận.
Ngày 2/7/2013 anh lên đường sang Rôma, nhưng đã bị công an cộng sản VN ngăn chặn và thu hộ chiếu mà không có lý do rõ ràng.
Anh Nguyễn Hoàng Đức từng là công an, nhưng được Đức Hồng Y Thuận cảm hóa thời gian ngài bị tù. Anh bỏ nghề, học giáo lý Công giáo và đón nhận đức tin.
Anh vừa hoàn thành bài viết dưới đây tường trình về sự kiện vừa qua.
VRNs xin giới thiệu với độc giả:
—————————————
Tôi, Nguyễn Hoàng Đức, nhà văn, nhà lý luận phê bình, và nhà nghiên cứu triết học đã xin được visa của Đại sứ quán Italia, và mua vé đi Roma qua đường chung chuyển Băng Cốc. Lý do đi là do thư mời của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình dự lễ phong Chân phước và hiển thánh của Tôi tớ Chúa Hồng y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận vào ngày 5 và 6 tháng bảy 2013.

Lúc 18g50, ngày 2/7/2013, tại cửa khẩu sân bay Nội Bài, trước khi tôi làm thủ tục vé, cô nhân viên Việt thuộc hãng hàng không Thái có nói với tôi “anh phải sang gặp công an trước đã”. Tôi đi về phía bên phải cách đó hơn 20m, vào đồn công an cửa khẩu. Được thượng tá Phạm Tiến Dũng đồn phó thông báo cho biết: “Anh Đức không được phép xuất cảnh. Nếu có khiếu nại gì thì về cục Quản lý xuất nhập cảnh tại 44 – 46 phố Trần Phú để làm việc”.

Tôi đề nghị cho biết lý do? Đồn phó nói: “Lý do anh sẽ biết ở địa chỉ trên”.
Tôi đề nghị việc cấm tôi xuất cảnh phải được thực hiện bằng văn bản. Hơn một giờ chờ đợi, tôi được mời làm việc cùng với ông Dũng đồn phó và ông Hoàng Dương cán bộ cục QLXNC. Cuối biên bản trình bày sự việc bị cấm thông quan. Tôi đặt câu hỏi: “Tôi muốn biết lý do tại sao tôi bị cấm xuất cảnh. Các anh cho biết ngay tại đây thì tốt”.

Ông Dũng đồn phó nói: “Lý do, Cục QLXNC cũng không cho chúng tôi biết”. Sau đó ông Dũng nói, vì việc anh muốn sự việc nặng nề thêm, nên tôi đành tạm thu hộ chiếu của anh. Có làm biên bản và mời tôi đến Cục làm việc.
Sáng nay, theo lịch hẹn, tôi đến 44-46 Cục QLXNC, có gặp một trung tá Lương Đình Khang phó trưởng phòng, và một thiếu tá Đinh Việt Dũng. Họ trả lại tôi hộ chiếu và hỏi yêu cầu của tôi.

Tôi nói: “Tôi phản đối các ông. Các ông là cơ quan thay mặt cho một nhà nước. Lẽ ra một chính thể thì phải đàng hoàng, vậy mà các ông ách tôi lại không có lý do. Các ông không coi quyền của dân ra gì. Người Việt nói ‘Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan’, các anh mang phù phiệu quân hàm vậy mà đánh chặn nhân dân chẳng cần đưa ra một lý do gì, thì có khác gì cướp ngày?”

Hai cán bộ đề nghị tôi viết đơn đàng hoàng. Tôi đã viết:

“Đơn kiến nghị và phản đối”, nội dung đại ý (tôi nhớ không nguyên văn):
- Tôi phản đối việc cấm tôi xuất cảnh không rõ lý do. Việc làm đó không minh bạch đàng hoàng và chà đạp lên quyền công dân của người dân, đặc biệt với người trí thức như tôi. Ngay lúc này tại đây (cục QLXNC ) tôi cũng không được biết rõ lý do.

Khi về tôi nói “tôi buồn phải làm công dân Việt Nam, nơi bị chà đạp thô bạo về dân quyền. Chính quyền muốn làm gì thì làm, dù oan ức đến đâu người dân đều phải chấp nhận.

Hai cán bộ hẹn mồm với tôi sẽ trả lời qua thư, nhưng chẳng rõ khi nào, tôi không hy vọng, vì tôi hiểu những gì hứa hẹn mồm của chính quyền Việt cộng.

Qua đây tôi muốn đối thoại.

Tại sao người Việt lại bảo “Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”?
Cướp thì nó phải rình mò, ẩn nấp, xuất kỳ bất ý, tấn công bất ngờ làm người ta không kịp trở tay. Nhưng cơ quan nhà nước thì có chính danh, có quân hàm, quân hiệu và con dấu tại sao phải làm những điều không rõ ràng? Trả lời: Vì người ta muốn ám toán làm điều không minh bạch!

Pháp luật là Nhà nước! Triết gia Hegel giải thích thế cho dễ hiểu, bởi vì pháp luật không thể của làng, của sắc tộc hay bộ lạc. Nhà nước sinh ra là bởi dân – cho dân – vì dân. Muốn thế nhà nước đó phải có pháp luật để bảo vệ người tốt, tấn công kẻ ác. Một nhà nước có pháp luật mạnh là nhà nước càng cai trị ít càng tốt. Theo lý thuyết tiến bộ hiện đại nhất là : nhà nước không cai trị mà chỉ dịch vụ giúp người dân sống. Người ta cần cấp giấy phép mua nhà, ô tô hay thông quan, anh hãy làm dịch vụ đó.

Nhà nước có quyền lực như công an, quân đội, phòng vệ là để làm cho pháp luật mạnh hơn, từ đó bảo vệ cái tốt đẹp hiệu quả hơn. Làm quan, dù bé hay to chẳng có gì khó cả vì đó chỉ là những người giữ con dấu, đóng dấu cho người ta thông quan. Như người Việt hát:

Việc ký là việc của tao
Còn việc trách nhiệm tao trao cho mày
Đi Tầu, đi Pháp đi tây
Nâng cao kiến thức việc này của tao
Lên rừng xuống biển gian lao
Tao cân nhắc kỹ tao giao cho mày
Nhưng nói chung làm quan là rất oai so với cách sống của người Việt cũng như người Tầu. Cả hệ thống nhà nước, công an, quân đội trong tay làm sao không oai? Hẳn là rất oai! Nhưng oai để làm gì nếu không thu được lộc? Thế là người ta ngăn sông, cấm chợ, chặn cửa để thu tiền mãi lộ. Quyền càng lớn thì càng phi lý. Ngược lại càng phi lý thì mới càng quyền lớn.
Kẻ chặn cửa người ta, hỏi lý do, “không nói” và “không rõ”, có khác gì bảo: “Bố mày có quyền trong tay, bố làm gì chẳng được, không biết đường ngoan ngoãn sẵn lực lượng và còng tay đây, bố cho vào tù, xem chân lý với sự thật có thắng không?”

Vì có quyền là có tất cả, nên người Việt theo đuôi người Tầu thích quyền lắm, đá cầu như Cao Cầu cũng bò lên tể tướng, rồi muôn vạn kẻ mua bằng chức cũng đòi làm quan… Nhưng nhà nước khi phục vụ lý tưởng mang tính hiến pháp thì nó còn cao đẹp, còn nếu chỉ theo đuổi nhóm lợi ích để đắp vào mình thì đó chỉ là phường giá áo túi cơm. Nhà nước cao đẹp mang hình ảnh của hiến pháp. Nhà nước mưu lợi cho cá nhân và nhóm lợi ích chỉ giống đám chặn cửa trấn lột ngày.

Đôi mắt luôn ở cao hơn cái mồm. Đôi mắt nhìn ra chân trời, lý tưởng. Còn cái mồm không thể ăn tới chân trời mà chỉ ăn quẩn ăn quanh. Làm chính trị lý tưởng cao đẹp như đôi mắt vậy. Còn làm chính trị ăn quẩn thì chỉ là cái miệng thôi.

Cái đầu cao hơn gót chân, đó cũng là hình ảnh của lãnh đạo và kẻ thấp hèn. Cái đầu thì đội vương miện cao quí nhưng không có mùi thức ăn. Còn cái chân, cái tay thì gần gũi với sờ soạng giường chiếu dục vọng. Người làm lãnh đạo mà không biết lấy niềm vui của vương miện làm hạnh phúc, chỉ cúi xuống ngụp lặn với lợi ích nhóm, tiền bạc, vật chất chỉ là thứ chân tay vũ phu mà thôi. Liệu cái cách quản lý chính quyền kiểu cơ bắp nói lấy được, làm cho xong, không cần lý giải của nhà nước lấy nghị quyết của đảng thay thế hiến pháp, đánh chặn, bắt bớ, cầm tù người ta vô tội vạ không đếm xỉa đến bất cứ đều luật nào, thì có phải chỉ là lãnh đạo bạo lực của tay chân không? Và oai để làm gì khi đem dép dục vọng lợi ích đội lên đầu làm vương miện?

Mong rằng bao giờ người dân Việt Nam được sống trong chính thể biết sống và làm việc theo hiến pháp, và tôn trọng pháp luật! Sống trong luật rừng thì người dân thành nạn nhân bị hà hiếp, còn chính phủ có tên gọi nào hơn ngoài “thổ phỉ”?!
NHĐ 4/7/2013


Copy từ: Thế Giới Người Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét