CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

“XÂY DỰNG LÒNG TIN CHIẾN LƯỢC VỚI TRUNG QUỐC” CỦA THỦ TƯỚNG VIỆT NAM TẠI SHANGRI-LA- COI CHỪNG TRẢ GIÁ NHƯ THỤC AN DƯƠNG VƯƠNG ?

Phạm Viết Đào.


Trong các quan hệ quốc tế thì thường nước lớn khi tiếp cận, tiếp xúc với nước nhỏ thường lên tiếng ngọt nhạt, khuyến dụ, phủ dụ nước nhỏ, là hãy tin vào họ, vào nước lớn; bao giờ họ cũng kêu gọi nước nhỏ nên thiết lập xây dựng xây dựng chiến lược dựa vào sự tin cậy vào sự thật lòng và sự tử tế của nước lớn; tức hãy tin rằng nước lớn đàng hoàng, đừng có trông gà hóa cuốc, mất ăn mất ngủ vì những chuyện không đâu; hãy tin vào cái thứ giống như bức hoành phi 16 chữ vàng mà Trung Quốc tặng Việt Nam…
Trong Truyện Kiều, anh chàng Thúc đã từng khuyến dụ nàng Kiều, chỉ non thề bể với nàng Kiều:
Đường xa chớ ngại Ngô Lào
Trăm điều hãy cứ cứ trông vào một ta…
Thế nhưng khi mà bà Hoạn Thư xuất hiện thì than ôi cái lời hứa của chàng Thúc đã quay mặt lại với Kiều như thế nào, phải chịu cái cảnh: Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm ?
Trong quan hệ bang giao quốc tế, những nước nhỏ khi giao thiệp với nước lớn không bao giờ đặt cái “ menue “ niềm tin lên thành món khai vị hay là món chủ tiệc cả; không một nước nhỏ nào lại dại mồm, dại miệng kêu gọi các ông lớn: các bác hãy tin em đi, em không lừa các bác đâu ? Trong quan hệ quốc tế chỉ có thể là nước lớn, lừa, hiếp nước nhỏ chứ làm gì có chuyện nước nhỏ lừa, hiếp nước lớn; Nếu có tài giỏi, lừa được vài cái thì rồi cũng phải trả giá ngay…
Không bao giờ các quốc gia nhỏ lại đi xây dựng chiến lược đối ngoại cho quốc gia mình trên cái “món nộm” tin vào nước lớn ? Một quốc nhỏ mà tự đề ra chủ trương quan hệ với nước lớn dựa vào nền tảng niềm tin thì đó là chiến lược, đối sách ngoại giao gửi trứng cho quạ, đầu hành, phiên thuộc?
Nếu Việt Nam và các nước ASEAN muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ lãnh hải của mình theo cách: xây dựng chiến lược phòng thủ trên cơ sở, dữ liệu đặt niềm tin  vào Mỹ, vào Trung Quốc hay Nga thì coi như đã lạc đường, bàn chuyện phù phiếm, đã tuyên bố đầu hàng về mặt đối ngoại…
Người nghe không thể không cảm thấy buồn khi tại một diện đàn quốc tế như Shangri-La mà Thủ tướng Việt Nam khai vị bằng một thứ triết lý quê kiểng, một thứ hàng nội địa mà đến người Việt với nhau thời kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã xếp vào hàng xa xỉ, khuyến mại:
Ngôn ngữ và cách thể hiện dù có khác nhau, nhưng chắc chúng ta đều đồng ý với nhau: nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin. Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ “mất lòng tin là mất tất cả”. Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành…”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cao đàm khoát luận tiếp:
Trước hết, Việt Nam chúng tôi có niềm tin sâu sắc vào tương lai tươi sáng trong hợp tác phát triển của khu vực, nhưng với xu thế tăng cường cạnh tranh và can dự - nhất là từ các nước lớn, thì bên cạnh những mặt tích cực cũng tiềm ẩn những rủi ro tiêu cực mà chúng ta cần phải cùng nhau chủ động ngăn ngừa…”


Xin thưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: tham vọng bá quyền Đại Hán của Trung Quốc nó có từ trong máu của giới cầm quyền Trung Quốc hàng vạn năm nay; Cái máu này không phải do trái gió, trở trời tự nhiên nổi hung, nổi rôm lên như một cơn sốt dịch gây tai họa, rủi ro cho các quốc gia lân bang với Trung Quốc ?!
Có lẽ do xuất phát từ niềm tin của cá nhân mình nên Thủ tướng thấy cái tương lai về các quan hệ trên Biển Đông giữa các nước ASEAN và các cường quốc trong đó có Trung Quốc-Nga-Mỹ là tươi sáng; Trong khi đó thì hàng ngày, hàng giờ ngư dân Việt đang nơm nớp kiếm cá trên Biển Đông vì bị Trung Quốc vào gây hấn, tranh cướp, bắn giết, đốt phá…
Tương lai Biển Đông cùng với an ninh của nó là chủ đề chính của đối thoại Shangri-La; nếu quả thật nó thật sự tươi sáng, không có gì phải đề phòng, lo lắng, thỉnh thoảng có chuyện này chuyện kia là do rủi ro, do trái nắng trở trời mà thôi ? Nếu các quốc gia khu vực ASEAN đặt niềm tin, mất cảnh giác vào các quốc gia cá mập chực vồ xé vùng biển sôi động này thì đó là chính sách đối ngoại thiển cận, sai lầm, đầu hàng…
Thủ tướng Việt phát như vậy thì hóa ra các quốc gia khác đang lo lắng về chuyện Trung Quốc ngày càng trở nên hung đồ, mua sắm vũ khì ồ ạt, thường xuyên đưa tàu chiến, hạm đội vào lãnh hải của Việt Nam, Phillipines, Nhật Bản là chuyện lo bò trắng răng, là rỗi hơi, là cầm đèn chạy trước tên lửa vượt đại châu ?
Xuât phát từ nhận thức trên nên ý kiến viễn dẫn dưới đây của Thủ tướng Việt Nam lại có vẻ không ăn nhập, lạc đề, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố tiếp:
 “Trở lại vấn đề Biển Đông, ASEAN và Trung Quốc đã cùng nhau vượt qua một chặng đường khá dài và cũng không ít khó khăn để ra được Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Phnôm-pênh năm 2002. Nhân kỷ niệm 10 năm ký và thực hiện DOC, các bên đã thống nhất nỗ lực tiến tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). ASEAN và Trung Quốc cần đề cao trách nhiệm, cùng nhau củng cố lòng tin chiến lược, trước hết là thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực hơn nữa để sớm có Bộ quy tắc ứng xử (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS).

Xin thưa với Thủ tướng: đối với Chính phủ Trung Quốc thì DOC hay COC chỉ là những thứ giấy lộn không hơn không kém; họ sẵn sàng xé đi bất cứ lúc nào khi họ thấy không phù hợp với tham vọng bá quyền lãnh hải của họ, bộ bặt giả nhân, giã nghĩa của họ…Trước một con hổ dữ như Trung Quốc, chỉ luôn tìm cách vồ, xé các quốc gia láng giếng thì làm sao ASEAN có thể ngồi trong phòng máy lạnh; ngồi xây dựng, vạch chiến lược ngoại giao yên hòa với Trung Quốc mà chỉ dựa vào một niềm tin vớ vẩn vào cái gọi là “lòng tin chiến lược” của Trung Quốc ? Làm sao thế giới, các quốc gia trong khu vực ASEAN lại có thể các cược vận mệnh của quốc gia mình vào cái “lòng tin chiến lược” nơi Trung Quốc…
Việt Nam đã từng đặt chiến lược ngoại giao niềm tin vào Trung Quốc, Thục An Dương Vương gả con gái Mỵ Châu cho Trọng Thủy để cùng cố lòng tin chiến lược; kết quả là đã phải trả giá dẫn tới 1000 năm bắc thuộc ? Bài học đó lẽ nào Thủ tướng Việt Nam lại không nhớ; đáng lý ra Việt Nam phải mời các nguyên thủ ASEAN sang tổ chức hội thảo, đối thoại an ninh khu vực tại Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội thì mới chính xác; Bởi nơi đó còn in dấu tích về cái gọi là "lòng tin chiến lược" với Trung Quốc không thể chối cãi ? Thủ tướng Việt Nam khai mạc, gợi ý các quốc gia khác, noi gương Việt Nam “củng cố lòng tin chiến lược với Trung Quốc” thì khác gợi ý các nước khác cùng  treo trứng đầu đẳng, gửi trứng cho quạ; Thật đau đớn lắm thay ?!
Trong quan hệ nội bộ các nước ASEAN, theo người viết bài này chiến lược đối ngoại mà các quốc gia phải hướng tới xuất phát từ thân phận nước nhỏ; lại nằm trong khu vực địa chính trị cực kỳ sôi động, nóng bỏng bởi sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cường quốc; để bảo vệ được mình, các quốc gia ASEAN phải cố gắng dàn xếp, sắp xếp những bất đồng nhỏ lẻ: Quan hệ biên giới Thái-Cămpuchia, Cămpuchia-Việt Nam, Lào-Thái Lan… do lịch sử để lại để đoàn kết, thống nhất hành động, có như thế mới hạn chế, đối phó được sự tham vọng xâm lược của nước lớn. Còn cứ rủ rê nhau, cùng ru nhau hay tin nhau đi, tìm cách đặt niềm tin chiến lược vào Trung Quốc thì rồi có ngày đổ thóc giống ra mà ăn, chết không kịp ngáp, rút hối không kịp?
Quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN cho thấy không cần phải cảnh giác nhau lắm vì không có nước nào có thế lực nổi trội để nuốt chửng nước kia: nước thì có thế mạnh về kinh tế, nước thì có thể mạnh về quân đội, nước thì có thế mạnh về hạ tầng xã hội do đó nêu đưa khẩu hiệu này với các quốc gia trong nội bộ khối là thừa…Do đó, các quốc gia trong khu vực ASEAN không cần phải xây dựng chiến lược niệm tin lẫn nhau, gạt bỏ nghi kỵ lẫn nhau mà cái chính là các quốc gia đừng vì quyền lợi ích kỷ, nhất thời của quốc gia mình để dẫn tới việc bị lôi kéo, kích động gây chia rẽ với các quốc gia khác phục vụ cho mưu đồ chia để trị của các nước lớn…
Đáng tiếc, khai mạc cuộc đối thoại quan trọng này, Thủ tướng Việt Nam lại khại mạc bằng một “bài ru” gây ngạc nhiên cho dư luận ?



Copy từ: NV Phạm Viết Đào

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét