Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực hợp tác với các nước láng giềng trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông.
Việt Nam và Thái Lan đã ký kết thỏa thuận để nâng quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược.
Thỏa thuận này được ký trong chuyến đi của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam tới thăm Thái Lan, bởi ông Nguyễn Phú Trọng và Thủ Tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra.
Hãng tin chính thức của Thái Lan tường trình rằng đây là chuyến thăm Thái Lan đầu tiên của ông Nguyễn Phú Trọng từ khi ông lên nhậm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam hồi năm 2011, và cũng là chuyến đi thăm Thái Lan đầu tiên của ông trong vòng 20 năm.
Vẫn theo bản tìn này, tại cuộc họp báo chung sau lễ ký kết thỏa thuận, ông Nguyễn Phú Trọng ca ngợi thành quả của cuộc gặp gỡ, và Thủ Tướng nước chủ nhà, bà Yingluck Shinawatra nói rằng việc thiết lập các quan hệ đối tác với Việt Nam sẽ giúp củng cố quan hệ song phương và đa dạng hóa các lãnh vực hợp tác.
Hai nước đồng ý sẽ tìm cách nâng tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều từ hơn 8,6 tỉ đôla hiện nay lên 15 tỉ đôla trước năm 2020.
Cùng lúc, tin của Vietnamnet hôm nay tường trình rằng giới lãnh đạo Việt Nam và Indonesia đang chuẩn bị nâng quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược trong chuyến đi 2 ngày của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới thăm Indonesia, bắt đầu từ ngày 27 tháng 6.
Việt Nam là một trong 14 nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Indonesia.
Hiện Indonesia là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam ở Đông Nam Á. Kim ngạch mậu dịch hai chiều tăng đều đặn từ 3,3 tỉ đôla hồi năm 2010 lên tới 4,6 tỉ đôla hồi năm ngoái. Con số này dự kiến sẽ vượt quá 5 tỉ đôla trước năm 2015.
Hai nước đã thiết lập bang giao ở cấp tổng lãnh sự từ năm 1955, sau đó được nâng cấp lên cấp đại sứ từ năm 1964. Vietnamnet nói rằng trong 10 năm qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Indonesia tiếp tục phát triển.
Tuy nhiên, trong các nỗ lực ngoại giao mới nhất của Việt Nam, người ta không thấy Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đóng vai trò nổi bật như trong quá khứ.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt là một nhà hoạt động đấu tranh để dân chủ hóa Việt Nam. Ông đã từng bị cầm tù tại Việt Nam trong nhiều năm trước khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình.
Trả lời Ban Việt ngữ Đài VOA về các nỗ lực ngoại giao của Hà nội trong mấy ngày gần đây, Giaó sư Hoạt nhận định:
“Tôi cho đây là một cố gắng để quân bình ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng những chuyến đi sang Indonesia và Thái Lan chắc chắn không thể quân bình được với Trung Quốc. Nước có thể quân bình với Trung Quốc là Hoa Kỳ, thì hiện nay chưa thể nào đi tới được quan hệ chiến lược. Để có quan hệ chiến lược thì chắc chắn đầu tiên là phải có quan hệ với các đồng minh của Hoa Kỳ. Hai nước đồng minh ở Á Châu của Hoa Kỳ là Philippines và Nhật Bản, kế đó là Singapore- cũng rất thân với Mỹ. Cho tới nay thì chưa thấy có tiến bộ nào vềø hướng đó cả, và do đó vai trò của ông Nguyễn Tấn Dũng mờ nhạt đi trong các cố gắng ngoại giao gần đây thì cũng có thể hiểu được, bởi vì ông Dũng dễ gần với mấy nước kia hơn. Thành ra tôi cho rằng các cố gắng ngoại giao này nó không đạt được kết quả, nếu chỉ muốn nhằm quân bình với Trung Quốc.”
Lãnh đạo 2 nước đã qua lại thăm viếng nhau, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi thăm Indonesia vào năm 2011, và Tổng Thống Indonesia Yudhoyono thực hiện chuyến công du chính thức tới Việt Nam hồi năm trước đó.
Nguồn: Tuoi Tre, Jakarta Post, National News of Thailand
Việt Nam và Thái Lan đã ký kết thỏa thuận để nâng quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược.
Thỏa thuận này được ký trong chuyến đi của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam tới thăm Thái Lan, bởi ông Nguyễn Phú Trọng và Thủ Tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra.
Hãng tin chính thức của Thái Lan tường trình rằng đây là chuyến thăm Thái Lan đầu tiên của ông Nguyễn Phú Trọng từ khi ông lên nhậm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam hồi năm 2011, và cũng là chuyến đi thăm Thái Lan đầu tiên của ông trong vòng 20 năm.
Vẫn theo bản tìn này, tại cuộc họp báo chung sau lễ ký kết thỏa thuận, ông Nguyễn Phú Trọng ca ngợi thành quả của cuộc gặp gỡ, và Thủ Tướng nước chủ nhà, bà Yingluck Shinawatra nói rằng việc thiết lập các quan hệ đối tác với Việt Nam sẽ giúp củng cố quan hệ song phương và đa dạng hóa các lãnh vực hợp tác.
Hai nước đồng ý sẽ tìm cách nâng tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều từ hơn 8,6 tỉ đôla hiện nay lên 15 tỉ đôla trước năm 2020.
Cùng lúc, tin của Vietnamnet hôm nay tường trình rằng giới lãnh đạo Việt Nam và Indonesia đang chuẩn bị nâng quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược trong chuyến đi 2 ngày của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới thăm Indonesia, bắt đầu từ ngày 27 tháng 6.
Việt Nam là một trong 14 nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Indonesia.
Hiện Indonesia là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam ở Đông Nam Á. Kim ngạch mậu dịch hai chiều tăng đều đặn từ 3,3 tỉ đôla hồi năm 2010 lên tới 4,6 tỉ đôla hồi năm ngoái. Con số này dự kiến sẽ vượt quá 5 tỉ đôla trước năm 2015.
Hai nước đã thiết lập bang giao ở cấp tổng lãnh sự từ năm 1955, sau đó được nâng cấp lên cấp đại sứ từ năm 1964. Vietnamnet nói rằng trong 10 năm qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Indonesia tiếp tục phát triển.
Tuy nhiên, trong các nỗ lực ngoại giao mới nhất của Việt Nam, người ta không thấy Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đóng vai trò nổi bật như trong quá khứ.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt là một nhà hoạt động đấu tranh để dân chủ hóa Việt Nam. Ông đã từng bị cầm tù tại Việt Nam trong nhiều năm trước khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình.
Trả lời Ban Việt ngữ Đài VOA về các nỗ lực ngoại giao của Hà nội trong mấy ngày gần đây, Giaó sư Hoạt nhận định:
“Tôi cho đây là một cố gắng để quân bình ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng những chuyến đi sang Indonesia và Thái Lan chắc chắn không thể quân bình được với Trung Quốc. Nước có thể quân bình với Trung Quốc là Hoa Kỳ, thì hiện nay chưa thể nào đi tới được quan hệ chiến lược. Để có quan hệ chiến lược thì chắc chắn đầu tiên là phải có quan hệ với các đồng minh của Hoa Kỳ. Hai nước đồng minh ở Á Châu của Hoa Kỳ là Philippines và Nhật Bản, kế đó là Singapore- cũng rất thân với Mỹ. Cho tới nay thì chưa thấy có tiến bộ nào vềø hướng đó cả, và do đó vai trò của ông Nguyễn Tấn Dũng mờ nhạt đi trong các cố gắng ngoại giao gần đây thì cũng có thể hiểu được, bởi vì ông Dũng dễ gần với mấy nước kia hơn. Thành ra tôi cho rằng các cố gắng ngoại giao này nó không đạt được kết quả, nếu chỉ muốn nhằm quân bình với Trung Quốc.”
Lãnh đạo 2 nước đã qua lại thăm viếng nhau, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi thăm Indonesia vào năm 2011, và Tổng Thống Indonesia Yudhoyono thực hiện chuyến công du chính thức tới Việt Nam hồi năm trước đó.
Nguồn: Tuoi Tre, Jakarta Post, National News of Thailand
Copy từ: VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét