Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-06-26
2013-06-26
Một danh sách đuợc cho là rò rỉ từ trong phái đoàn chủ
tịch nuớc Trương Tấn Sang cho biết có 20 blogger, facebooker có thể sẽ
bị bắt trong những ngày sắp tới đã khiến cộng đồng mạng bàn tán sôi nổi.
Sau khi hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị
bắt các trang mạng xã hội Việt Nam chừng như bị cuốn vào dòng xoáy của
các vụ bắt bớ có màu sắc thanh toán nội bộ và tính hăm dọa lộ ra rất rõ.
Muốn làm vừa lòng Trung Quốc
Vụ bắt giữ Đinh Nhật Uy tiếp theo Phương Uyên và Đinh
Nguyên Kha một lần nữa khiến dư luận lại càng đoan chắc rằng Trung Quốc
đứng phía sau thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam dọn sạch sẽ những gì mà
họ cho là chống họ trước khi ông Trương Tấn Sang lên đường sang Bắc Kinh
nói chuyện về các chính sách giao hảo giữa hai nước.
Trang blog của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo mới đây có bài
viết thố lộ rằng một nguồn từ Bắc Kinh cho biết 20 blogger, người chơi
facebook có thể sẽ bị bắt trong những ngày sắp tới.
Từ tiết lộ này, người ta tin rằng danh sách top 20 nếu
có cũng là món quà mà Việt Nam nhã ý cho Bắc Kinh thấy sự cam đoan của
Hà Nội giữ vững những điều đã hứa. Tuy nhiên món quà này theo nhận xét
của nhiều người chỉ là món quà ảo, hay thực ra là “rung cây nhát khỉ”
bởi trong hoàn cảnh hiện nay cuộc vây bắt cùng lúc 20 người như thế là
khó thể thực hiện nếu không muốn nói là liều lĩnh. Blogger Huỳnh Ngọc
Chênh là một trong số những người có ý kiến như thế:
Tôi rất tin anh Nguyễn Trọng Tạo ảnh là người đàng
hoàng, có uy tín ảnh không thể nói sai nhưng người điện về cho ảnh thì
có thể họ nói sai. Có thể người nào đó muốn mượn anh Tạo để tung ra
thông tin uy hiếp mọi người. Bởi vì danh sách tới 20 thì nó không thể
có, không tưởng, làm sao mà bắt tới 20 người trong lúc này được. Cũng có
khi là danh sách theo dõi, nếu vậy thì để cảnh báo để ngăn chặn thì có
thể hơn nhưng nói danh sách để bắt thì tôi không tin.
Sáng ngày 25 tháng Sáu, anh sinh viên Từ Anh Tú là người
bị “nhập kho” đầu tiên sau khi tin tức về danh sách Top 20 lộ ra ngoài.
Thực ra công an không bắt giam anh mà chỉ mời anh để tìm hiểu về những
cuốn sách “Bên thắng cuộc” mà anh đem theo khi làm việc. Từ Anh Tú nói
với chúng tôi:
Hôm nay tầm 9 giờ rưỡi cháu đang làm việc ở công ty
thì có chừng 15 tới 20 công an họ ập vào họ hỏi một số vấn đề về quyển
sách “Bên thắng cuộc”. Sau đó thì họ thu giữ quyển sách và đưa cháu về
công an làm việc. Họ điều tra để xác minh “Bên thắng cuộc” do đâu mà có
thì cháu nói là nhặt được giữa đường.
Họ chủ yếu hỏi vấn đề đấu tranh dân chủ đa nguyên của
cháu, Họ cũng hỏi cháu ủng hộ hay phản đối mối quan hệ của cháu với một
số nhân vật bị bắt truớc đây. Sau đó họ hỏi nội dung cuốn sách thì cháu
cũng chỉ nói chung chung là cuốn sách viết về một giai đoạn lịch sử
Việt Nam.
Nếu để hỏi những câu hỏi đơn giản như thế thì đâu cần
phải huy động một lúc 15 tới 20 công an mà chỉ một công an khu vực cũng
đủ đề làm công việc này. Công an phô trương lực luợng không cần thiết
như thế phần nào chứng minh sự dọa dẫm của nhà nước trước những con
người khó bẻ cong như Từ Anh Tú là chính và việc bắt giữ anh không phải
là giải pháp tối ưu.
Không thể bịt miệng hơn 80 triệu dân
Một ngày sôi động cũng chấm dứt khi Từ Anh Tú được thả.
Người ta nhắn tin cho nhau qua facebook về những câu chuyện bên lề của
việc anh bị bắt. Hình như facebook đang thực hiện chức năng lớn nhất của
nó là truyền đi những thông tin với cấp số nhân đến tất cả thành viên
của nó. Sức mạnh thông tin này phải chăng là điều mà nhà nước đang lo
dối phó nhất hiện nay?
Họa sĩ Ngô Nhật Đăng, một thành viên của trang mạng xã hội này cho biết cảm nghĩ của ông về lợi ích của facebook:
Theo tôi nghĩ mỗi một thế hệ điều quan trọng nhất là
tiếng nói của họ. Phản ảnh thời họ đang sống bằng suy nghĩ của họ và đo
là nhu cầu tối thiểu rất cần thiết của con người. Qua những ý kíến của
các bạn trẻ về tình hình chính trị đất nuớc và cuộc sống cũng như mọi
thứ xảy ra chung quanh trên facebook thì phần lớn nó có giá trị rất tích
cực.
Tuy nhiên blogger Huỳnh Ngọc Chênh cẩn thận hơn đối với
facebook. Ông cho rằng với số lượng người tham gia to lớn như hiện nay
thì không nên kỳ vọng quá nhìêu vào một tập thể hỗn tạp như thế, thay
vào đó ông chia sẻ cảm nghĩ của mình về các blogger mà ông cho là đứng
đắn:
Facebook thì tôi không dám có ý kiến bởi nó lớn rộng
nó mênh mông lắm và những người lên facebook thường nói cho thỏa lòng.
Họ ít trách nhiệm về những điều họ nói. Còn blog thì tôi tin rằng những
blogger đứng đắn tại Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho đất
nước. Họ phản biện đường lối kinh tế của nhà nước, các quan điểm của
Đảng nhất là đường lối ngoại giao đối với Trung Quốc hay vấn đề tham
nhũng.
Trong nuớc thì đàn áp bắt bớ nhân dân và cướp đất. Ngoài biển thì Trung Quốc nó bắn giết ngư dân mà mình cứ lặng yên như vậy thì lương tâm mình không cho phép.
-Từ Anh Tú
Người ta chỉ trích, kích bác, phản biện để chỉ ra để
sửa sai. Tôi nghĩ những bài viết trên các blog uy tín rất tốt và nếu nhà
nuớc chịu khó đọc thì sẽ giúp nhà nước hiểu được nguyện vọng người dân
để điều chỉnh đuờng lối phương pháp, biết được những cách chống tham
nhũng. Cũng qua đó có thề làm áp lực với Trung Quốc về vấn đề đối ngoại
Trường Sa, Hoàng Sa của Biển Đông.
Từ Anh Tú có kinh nghiệm thế nào trong buổi sáng ngày 25
tháng Sáu khi nhà nuớc trưng dụng đến gần 20 công an để bắt anh, một
sinh viên không thể chạy trốn khỏi thành phố Hà Nội? Trong lúc lấy lời
khai người thanh niên bé nhỏ ấy đã thuyết phục công an thay vì chờ công
an thuyết phục anh:
Cháu tâm sự thật lòng với họ là nhìn thấy đất nước
thối nát như vậy. Trong nuớc thì đàn áp bắt bớ nhân dân và cướp đất.
Ngoài biển thì Trung Quốc nó bắn giết ngư dân mà mình cứ lặng yên như
vậy thì lương tâm mình không cho phép.
Cháu nghĩ rằng mình cứ nói thật những suy nghĩ của
mình và không cần dấu diếm điều gì. Ngay hôm nay khi làm việc với công
an cháu cũng nói thẳng rằng cháu ủng hộ một chê độ dân chủ đa nguyên và
phản đối chế độ độc tài này. Cháu nói thẳng điều ấy trước mặt những
nguời công an.
Câu chuyện của người sinh viên bị đuổi học vì chống
Trung Quốc cho thấy công an đã bất lực trước sức mạnh của một trái tim
yêu nuớc. Họ không thể thuyết phục được anh đã đành nhưng lập luận của
anh đủ sức làm cho nhiều công an viên dù cứng lòng cách mấy cũng phải
nghĩ lại. Họ không đủ can đảm kết tội đồng bào mình khi không có một
bằng chứng nào cho thấy sự phản động hay muốn lật đổ chính phủ của những
người như Từ Anh Tú.
Danh sách Top 20 từ Bắc Kinh nếu có thật cũng chỉ là sự
bế tắc của những người làm chính sách an ninh. Họ không nghĩ được cách
nào khác để đối phó với hai mươi con người ấy. Người viết blog, kẻ chơi
facebook có thể bị bắt nhưng sau khi bắt họ thì nhà nước hỏi câu gì để
khỏi bị họ vặn lại trong các trại giam?
Copy từ: RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét