Tổng
giám mục Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Vatican cử
hành thánh lễ tại giáo phận Hưng Hoà, Sơn Tây tháng 11/2011 (REUTERS)
Vòng đàm phán thứ 4 giữa Hà Nội và Vatican kéo dài 2 ngày. Đoàn
của Tòa Thánh do Đức ông Antoine Camillerie Phó thư ký Tòa Thánh phụ
trách quan hệ với các nước dẫn đầu và trường đoàn phía Việt Nam là Thứ
trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Trong cuộc họp Đức ông Antoine Camillerie đã nhấn mạnh với trưởng đoàn Việt Nam về mối quan hệ giữa Vatican và Hà Nội đã có « những tiến bộ dựa trên tinh thần thiện chí, trao đổi xây dựng và tôn trọng các cơ sở của mối quan hệ », chính vì vậy mà Tòa Thánh nhận thấy cần phải «mau chóng có một đại điện thường trú vì lợi ích của các bên có liên quan ».
Đức ông Camillerie cũng cho biết Tòa Thánh đánh giá cao một số động thái của chính phủ Việt Nam trong thời gian qua, trong đó có việc Hội nghị toàn thể lần thứ 10 Liên Hội đồng Giám mục châu Á được tổ chức tại Việt Nam hồi cuối tháng 12 năm 2012 và các chuyến đi công vụ của Tổng giám mục Leopoldo Girelli tới Việt Nam.
Từ năm 2011, Tổng giám mục Leopoldo Girelli được cử làm đại diện không thường trú của Vatican tại Việt Nam. Trong phiên họp nhóm công tác hỗn hợp lần thứ 3 hồi tháng Hai năm2012, Hà Nội đã cam đoan tạo điều kiện để đại diện của Tòa Thánh có thể đi lại tại Việt Nam không có khó khăn gì. Hồi đầu tháng Tư vừa qua, Tổng giám mục Girelli cũng đã tới tham dự Hội nghị thường niên của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Bãi Dâu, Vũng Tàu.
Dưới thời Giáo Hoàng Benedicto 16, nhiều quan chức cao cấp của Hà Nội đã tới thăm Vatican.Gần đầy nhất là chuyến thăm của Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam hồi tháng Giêng năm nay. Ông Nguyễn Phú Trọng đã được Giáo Hoàng tiếp trước khi Đức Thánh cha từ chức 20 ngày.
Theo các nhà quan sát, việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam là một bước đi nhằm chuẩn bị cho mục tiêu lớn hơn của Tòa Thánh là bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
Hãng tin AFP ghi nhận, Giáo hội Công giáo Việt Nam có khoảng 8 triệu tín đồ. Chính quyền vẫn thường xuyên can thiệp vào các công việc của giáo hội như chỉ đạo điều chuyển các giám mục, hạn chế số lượng các linh mục giáo phận.
Giữa Giáo hội và chính quyền vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn, đặc biệt trên các vấn đề đất đai và tài sản của nhà thờ. Hồi đầu năm nay, nhiều giáo dân là các nhà hoạt động xã hội, blogger, sinh viên đã bị đưa ra xét xử vì tội « âm mưu lật đổ chính quyền » và họ đã phải nhận những án tù nặng nề chỉ vì muốn bày tỏ chính kiến.
Trong cuộc họp Đức ông Antoine Camillerie đã nhấn mạnh với trưởng đoàn Việt Nam về mối quan hệ giữa Vatican và Hà Nội đã có « những tiến bộ dựa trên tinh thần thiện chí, trao đổi xây dựng và tôn trọng các cơ sở của mối quan hệ », chính vì vậy mà Tòa Thánh nhận thấy cần phải «mau chóng có một đại điện thường trú vì lợi ích của các bên có liên quan ».
Đức ông Camillerie cũng cho biết Tòa Thánh đánh giá cao một số động thái của chính phủ Việt Nam trong thời gian qua, trong đó có việc Hội nghị toàn thể lần thứ 10 Liên Hội đồng Giám mục châu Á được tổ chức tại Việt Nam hồi cuối tháng 12 năm 2012 và các chuyến đi công vụ của Tổng giám mục Leopoldo Girelli tới Việt Nam.
Từ năm 2011, Tổng giám mục Leopoldo Girelli được cử làm đại diện không thường trú của Vatican tại Việt Nam. Trong phiên họp nhóm công tác hỗn hợp lần thứ 3 hồi tháng Hai năm2012, Hà Nội đã cam đoan tạo điều kiện để đại diện của Tòa Thánh có thể đi lại tại Việt Nam không có khó khăn gì. Hồi đầu tháng Tư vừa qua, Tổng giám mục Girelli cũng đã tới tham dự Hội nghị thường niên của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Bãi Dâu, Vũng Tàu.
Dưới thời Giáo Hoàng Benedicto 16, nhiều quan chức cao cấp của Hà Nội đã tới thăm Vatican.Gần đầy nhất là chuyến thăm của Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam hồi tháng Giêng năm nay. Ông Nguyễn Phú Trọng đã được Giáo Hoàng tiếp trước khi Đức Thánh cha từ chức 20 ngày.
Theo các nhà quan sát, việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam là một bước đi nhằm chuẩn bị cho mục tiêu lớn hơn của Tòa Thánh là bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
Hãng tin AFP ghi nhận, Giáo hội Công giáo Việt Nam có khoảng 8 triệu tín đồ. Chính quyền vẫn thường xuyên can thiệp vào các công việc của giáo hội như chỉ đạo điều chuyển các giám mục, hạn chế số lượng các linh mục giáo phận.
Giữa Giáo hội và chính quyền vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn, đặc biệt trên các vấn đề đất đai và tài sản của nhà thờ. Hồi đầu năm nay, nhiều giáo dân là các nhà hoạt động xã hội, blogger, sinh viên đã bị đưa ra xét xử vì tội « âm mưu lật đổ chính quyền » và họ đã phải nhận những án tù nặng nề chỉ vì muốn bày tỏ chính kiến.
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét