CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Nói tóm lại là ngừoi dân cứ mua đi bán lại cho nó lành, đừng đầu tư gì cả. Thu hồi hay trưng mua cũng thế thôi!

Nên “trưng mua” thay “thu hồi” đất như hiện nay!



“Sự khác biệt giữa trưng mua và thu hồi đó là lợi ích của người chủ đất được đảm bảo, vì giá đất sẽ được tính theo giá thị trường”, Đại biểu Đinh Xuân Thảo (đoàn Hà Nội), nhấn mạnh.
Trao đổi với báo chí bên lề phiên thảo luận tại hội trường về Luật Đất đai (sửa đổi) sáng nay 17/6, ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ĐBQH TP Hà Nội) cho rằng vì quyền lợi của chủ đất nên áp dụng “trưng mua đất” thay cho “thu hồi đất”.
Đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo. Ảnh. XH.
Ông Đinh Xuân Thảo cho biết: Trong Hiến pháp, khoản 2 Điều 58 đưa ra hai khái niệm mới. Đó là: ngoài việc giao và cho thuê, còn thừa nhận quyền sử dụng đất và thừa nhận quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ. Với hai quy định mới này, phải đối xử thật công bằng, thống nhất với các quy định khác trong Hiến pháp, cũng như các đạo luật khác về ứng xử với tài sản.
Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng, khi đã xác định quyền sử dụng đất là quyền tài sản được bảo hộ, thì khi nhà nước cần thì phải trưng mua chứ không phải thu hồi, ông có ý kiến như thế nào về việc này?
Trong các trường hợp khác, phải coi đó như tài sản của người được sở hữu, tức là người ta có quyền tài sản đối với quyền sử dụng đất, bởi họ phải bỏ tiền ra mua, đóng thuế. Không thể tước đoạt bằng biện pháp hành chính, mà phải trên cơ sở thuận mua, vừa bán theo giá thị trường.
Chỉ khi nào người sử dụng đất có vi phạm pháp luật đến mức phải thu hồi, thì mới thu hồi và đây được coi là chế tài, biện pháp thực hiện
Qua nghiên cứu, đối chiếu với các trường hợp quan hệ giao dịch kinh tế và dân sự, thì trong trường hợp này có thể nói là sử dụng khái niệm trưng mua quyền sử dụng đất?
Nhiều ý kiến cho rằng, với quy định như vậy sẽ rất khó cho các doanh nghiệp thỏa thuận với người dân, khi triển khai các dự án kinh tế. Nhưng cần hiểu rõ khi nói trưng mua, khái niệm này vừa mang tính dân sự, vừa mang tính hành chính. Tức là, trong trường hợp vì lợi ích chính đáng, việc trưng mua áp giá đó mà không thực hiện, thì Nhà nước vẫn có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế. Sự khác biệt giữa trưng mua và thu hồi đó là lợi ích của người chủ đất được đảm bảo, vì giá đất được tính theo giá thị trường.
Như vậy, khi  thực hiện trưng mua đất người dân sẽ được lợi, thưa ông?
 Chúng ta đang chứng minh cho tính ưu việt của chế độ, mặc dù đến bây giờ chỉ quy định một hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân về đất đai, nhưng đã tạo cho cá nhân, tổ chức sử dụng đất được hưởng tối đa nội hàm của quyền chủ sở hữu. Nếu đưa khái niệm trưng mua quyền sở hữu đất vào trong Luật Đất đai, thì Nhà nước cũng có lợi. Ví dụ: Nhà nước giao đất cho cá nhân 50 năm, nhưng họ đã sử dụng 49 năm rồi, chỉ còn 1 năm, thì khi định giá chỉ bằng 1/50, không thể coi người mới được giao đất, cũng như người đã gần hết thời hạn giao đất. Khi đã đặt lên bàn cân mua bán theo thị trường, thì phải được tính toán cụ thể.
Vậy, việc trưng mua sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Việc trưng mua do cơ quan Nhà nước đứng ra thu hồi và cho thuê lại. Tài sản gắn với đất như nhà cửa, cây cối, hoa màu, hoàn toàn là tài sản của người chủ đất thiết lập nên. Tuy nhiên, cách xử sự hiện nay đối với tài sản này vẫn như là đối với đất, điều này phải làm rõ và bổ sung cả về nguyên tắc để áp giá, cũng như phải quy định đối với từng trường hợp cụ thể.
 Xin trân trọng cảm ơn ông!


Copy từ: Infonet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét