BẮC KINH (Reuters) - Đài
truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đưa tin, 32 tàu cá thuộc đội tàu
đánh cá tỉnh Hải Nam, sáng 6 tháng 5 đã tiến về vùng biển Trường Sa.
Tất cả các tàu đánh cá này đều là tàu cỡ lớn từ hơn 100 tấn trở lên,
được lắp đặt thiết bị thông tin hiện đại để liên lạc thường trực với các
tàu khác và về đất liền. Trong đoàn tàu còn có một tàu tiếp vận trọng
tải 4,000 tấn có nhiệm vụ tiếp liệu dầu, nước ngọt và một tàu vận tải
1,500 tấn có phương tiện chế biến bảo trì cá đánh được và đưa trở về Hải
Nam.
22 trong số những tàu này xuất phát từ cảng cá Bạch Mã Tỉnh thành phố Đam Châu, Hải Nam, lúc 10 giờ sáng Thứ Hai. Lễ xuất phát có dánh trống, múa lân đốt pháo theo truyền thống của ngư dân. 10 tàu khác đã có mặt sẵn ngoài biển từ trước. Theo CCTV đội tàu sẽ đến ngư trường gần quần đảo Trường Sa trong vòng 4 ngày và thời gian hoạt động kéo dài trong khoảng 40 ngày.
Bộ ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ không biết tin tức gì về đội tàu. Nữ phát ngôn viên Hua Chunying tuyên bố trong buổi họp báo hàng ngày ở Bắc Kinh: “Chúng tôi không có thông tin nào về việc này. Nhưng quần đảo Nam Sa và vùng biển xung quanh thuộc chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc.”
Theo báo chí Việt Nam, tháng 7 năm 2012, đội tàu cá 30 chiếc của Trung Quốc đã đánh bắt Trường Sa và việc đoàn tàu đánh cá đến ngư trường Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt trái phép thủy sản hiện nay là hành động mới nhất của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Điều đáng lưu ý là hành động này diễn ra chỉ một ngày sau chuyến thăm 4 nước ASEAN của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Trong chuyến thăm đó, ông Vương còn cao giọng kêu gọi tất cả các bên có tranh chấp ở Biển Đông cần thực hiện Tuyên Bố Ứng Xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC), đồng thời khẳng định Trung Quốc sẽ luôn cởi mở để thảo luận Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở biển Đông (COC).
Quần đảo Trường Sa hiện đang là vùng biển mà Trung Quốc có tranh chấp về chủ quyền với bốn quốc gia khác: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Trong đó tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines được xem là đáng ngại nhất cho an ninh khu vực.
Bên cạnh tin Trung Quốc đưa một đội tàu đánh cá đến khai thác hải sản tại quần đảo Trường Sa, hệ thống truyền thông của Trung Quốc còn dẫn tuyên bố của một viên chức, không nêu tên, chỉ cho biết là đang làm việc tại Sở Hải Dương và Thủy Sản Trung Quốc, nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ làm tất cả những gì có thể làm để bảo đảm sự an toàn cho đội tàu đánh cá này.
|
Đoàn tàu đánh cá Trung Quốc rời cảng Đam Châu, Hải Nam. (Hình ChinaNews via AFP)
|
22 trong số những tàu này xuất phát từ cảng cá Bạch Mã Tỉnh thành phố Đam Châu, Hải Nam, lúc 10 giờ sáng Thứ Hai. Lễ xuất phát có dánh trống, múa lân đốt pháo theo truyền thống của ngư dân. 10 tàu khác đã có mặt sẵn ngoài biển từ trước. Theo CCTV đội tàu sẽ đến ngư trường gần quần đảo Trường Sa trong vòng 4 ngày và thời gian hoạt động kéo dài trong khoảng 40 ngày.
Bộ ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ không biết tin tức gì về đội tàu. Nữ phát ngôn viên Hua Chunying tuyên bố trong buổi họp báo hàng ngày ở Bắc Kinh: “Chúng tôi không có thông tin nào về việc này. Nhưng quần đảo Nam Sa và vùng biển xung quanh thuộc chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc.”
Theo báo chí Việt Nam, tháng 7 năm 2012, đội tàu cá 30 chiếc của Trung Quốc đã đánh bắt Trường Sa và việc đoàn tàu đánh cá đến ngư trường Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt trái phép thủy sản hiện nay là hành động mới nhất của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Điều đáng lưu ý là hành động này diễn ra chỉ một ngày sau chuyến thăm 4 nước ASEAN của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Trong chuyến thăm đó, ông Vương còn cao giọng kêu gọi tất cả các bên có tranh chấp ở Biển Đông cần thực hiện Tuyên Bố Ứng Xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC), đồng thời khẳng định Trung Quốc sẽ luôn cởi mở để thảo luận Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở biển Đông (COC).
Quần đảo Trường Sa hiện đang là vùng biển mà Trung Quốc có tranh chấp về chủ quyền với bốn quốc gia khác: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Trong đó tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines được xem là đáng ngại nhất cho an ninh khu vực.
Bên cạnh tin Trung Quốc đưa một đội tàu đánh cá đến khai thác hải sản tại quần đảo Trường Sa, hệ thống truyền thông của Trung Quốc còn dẫn tuyên bố của một viên chức, không nêu tên, chỉ cho biết là đang làm việc tại Sở Hải Dương và Thủy Sản Trung Quốc, nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ làm tất cả những gì có thể làm để bảo đảm sự an toàn cho đội tàu đánh cá này.
Trước tin vừa kể, bà Abigail Valte người
phát ngôn của Bộ Ngoại giao Philippines, cho biết, Philippines đang giám
sát vùng biển của họ để chờ sự xuất hiện của đội tàu đánh cá mà Trung
Quốc mới điều động phái tới quần đảo Trường Sa. Tạm thời, Philippines
chưa bình luận gì cho tới khi nhận được báo cáo của Hải quân Philippines
về hoạt động của đội tàu đánh cá này.
Phía nhà cầm quyền Việt Nam cũng chưa có tuyên bố chính thức nào về sự kiện này.
Giới phân tích thời sự
nhận xét, việc Trung Quốc điều đội tàu hùng hậu như vừa kể tới khai thác
hải sản tại quần đảo Trường Sa có tính chất như một thông điệp. Qua
thông điệp đó, Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục khai thác hải sản ở
biển Đông, nơi Trung Quốc từng nhiều lần khẳng định chủ quyền và xem đó
là “lợi ích cốt lõi”.
Trước đây, các tàu đánh cá của Trung Quốc
vẫn thường xuyên lui tới quần đảo Trường Sa nhưng chưa bao giờ có đội
tàu đánh cá nào ồ ạt tràn đến quần đảo Trường Sa với quy mô lớn như vậy.
Năm ngoái, Trung Quốc từng điều một đội tàu đánh cá tới khai thác hải
sản tại quần đảo Hoàng Sa nhưng quy mô không bằng đội tàu năm nay.
Ông Mark Valencia, chuyên nghiên cứu về
tranh chấp Biển Đông, nhận định, Trung Quốc dùng các đội tàu đánh cá để
khẳng định quyền tài phán trong khu vực. Một chuyên gia khác đang làm
việc tại Trung tâm Nghiên cứu an ninh Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa
Kỳ, cũng tin rằng, Trung Quốc đang cố gắng khẳng định, biển Đông thuộc
quyền sở hữu của họ và cương quyết khẳng định quyền đó. Ông Carl Thayer,
làm việc tại Học viện Quốc phòng Úc, lý giải thêm, hành động của Trung
Quốc dựa trên sự diễn giải đơn phương của họ về luật pháp quốc tế.
Trước khi cử đội tàu đánh cá 30 chiếc đến khai thác hải sản ở quần đảo Trường Sa,
Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc tổ chức tiếp nhận một hộ tống hạm được đặt tên là “Nhạc Dương”. “Nhạc Dương” được quảng bá rầm rộ là có hỏa lực mạnh, đủ sức chống cả tàu trên mặt nước, tàu ngầm lẫn phi cơ. “Nhạc Dương” sẽ được đưa vào “tuần tra, bảo vệ chủ quyền” của Trung Quốc ở biển Đông.
Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc tổ chức tiếp nhận một hộ tống hạm được đặt tên là “Nhạc Dương”. “Nhạc Dương” được quảng bá rầm rộ là có hỏa lực mạnh, đủ sức chống cả tàu trên mặt nước, tàu ngầm lẫn phi cơ. “Nhạc Dương” sẽ được đưa vào “tuần tra, bảo vệ chủ quyền” của Trung Quốc ở biển Đông.
Người ta đang lo ngại sẽ
có đụng độ tại Trường Sa giữa các tàu đánh cá của Trung Quốc và tàu đánh
cá của những quốc gia có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa.
Trong vài năm qua, những quốc gia này đều sử dụng các đội tàu đánh cá và
các tàu hải giám như một phương thức xác định chủ quyền về lãnh hải của
họ.
Riêng tại Trường Sa, Việt Nam và Trung Quốc đã từng xảy ra xung đột hồi năm 1988, khi Trung Quốc xua quân chiếm một số bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam. Gần đây, Việt Nam và Philippines thường xuyên lên tiếng phản đối Trung Quốc sách nhiễu ngư dân Việt Nam và ngư dân Philippnes khi họ khai thác hải sản tại quần đảo Trường Sa. (HC-GĐ)
Riêng tại Trường Sa, Việt Nam và Trung Quốc đã từng xảy ra xung đột hồi năm 1988, khi Trung Quốc xua quân chiếm một số bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam. Gần đây, Việt Nam và Philippines thường xuyên lên tiếng phản đối Trung Quốc sách nhiễu ngư dân Việt Nam và ngư dân Philippnes khi họ khai thác hải sản tại quần đảo Trường Sa. (HC-GĐ)
Copy từ: Người Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét