.
Một “nhân tài đất Việt”, một “nguyên khí quốc gia” vừa có một phát ngôn “nhục như con trùng trục”: “Không quốc phục, họp quốc tế thấy nhục”.
Ông nói: “Tôi vừa phải đi may một bộ áo dài khăn đóng để mặc khi tham dự các cuộc họp có tính chất quốc tế…nhiều lần thấy nhục khi các đại biểu quốc gia khác mặc quốc phục mang đặc trưng văn hóa của nước họ thì mình lại mặc áo veston. Ví như, Indonesia, các tiểu vương quốc Ả rập, Hàn Quốc… họ vẫn mặc trang phục riêng của họ, trong khi nước mình cũng có những trang phục riêng mang bản sắc văn hóa thì mình vẫn phải mặc veston đi họp”.
Và báo điện tử Kiến thức đã giật cái tít chơi chữ chính xác đến từng mi-li-mét phát ngôn “nổi tiếng” này: Không quốc phục, họp quốc tế thấy nhục.
Chắc các bạn nóng lòng muốn biết tác giả của phát ngôn “con trùng trục” về cái nhục khi không quốc phục này là ai lắm rồi.
Xin thưa ngay đây. Đó là GS Tô Ngọc Thanh, Tiến sĩ khoa học ngành Âm nhạc dân tộc học. Người có tên trong nhân tài đất Việt, thuộc diện “Nguyên khí quốc gia”, chắc là cần được “bảo tồn” gấp.
Nghe GS Thanh nói nhiều người sẽ giật mình. Nếu nhục là “xấu xa đau khổ”, chẳng hóa ra chúng ta mang một nỗi xấu xa đau khổ suốt cả trăm, cả ngàn năm nay khi không có quốc phục? Và biết đâu đó, với tư duy dằn vặt tự kỷ kiểu này, khi có quốc phục rồi nhiều người vẫn thấy nhục khi chưa có quốc hoa, quốc tửu, hay quốc… gái.
Thưa với giáo sư, ngẩng đầu lên nhìn có lẽ còn rất nhiều điều khác ngoài chuyện manh áo tấm quần. Còn rất nhiều thứ đáng để “tự trọng” hơn nỗi nhục “Vẫn phải mặc veston đi họp”.
Thì đó, ngay trong tháng 4, dù đã xuất khẩu tới 807.000 tấn gạo, thu về 340 triệu USD để giữ vững danh hiệu “Quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới”, vẫn có 59,5 nghìn hộ, 255,2 nghàn đồng bào ở khắp nơi trên đất nước vẫn thiếu đói. Giáo sư thử nghĩ mà xem: 30 ngày, có thêm 13,6 nghìn hộ thiếu đói. Và cái đói này, là cái đói vật lý chứ không chỉ là đói một thứ thanh danh hão.
Ở Lai Châu, ở Điện Biên, ở Yên Bái, ở Hà Giang…những đứa trò nhỏ vẫn thường niên chân đất tay không đến trường với ước mơ có khi giản dị chỉ là một bữa cơm thịt chuột và “cật” thì có cái gì đó để che.
Còn ở Cà Mau, gần 40 năm sau ngày giải phóng, gần 70 năm sau ngày độc lập, một người phụ nữ đã “ra đi” với một sợi dây treo trên xà nhà. Chị quyên sinh để “tiết kiệm” tiền cho những đứa con đi học. Và cái chết của chị, nói như Chi hội trưởng Phụ nữ ấp 5, suy cho cùng là vì “sức ép từ tiền học phí cho con và tiền đi chích (thuốc) cho bản thân”. Trong lá thư tuyệt mệnh, thật cay đắng, người phụ nữ bất hạnh đã nói đến “hoàn cảnh không lối thoát”, đã cầu xin chính quyền địa phương xót thương mà cấp cho chồng con chị cái sổ hộ nghèo hoặc cận nghèo.
“Tấm áo không làm nên thầy tu”. Thiếu một bộ quốc phục không khiến người ta xấu xa. Có thêm một bộ quốc phục cũng không phải là biện pháp có thể làm đồng bào no ấm hơn. Thấy nhục, vì thế, có lẽ khác xa với biết nhục.
Thưa Giáo sư Thanh, quyền xài khăn đóng áo the hay cởi trần đóng khố là quyền của ông, nhưng quyền được sống, quyền cơm ăn áo mặc, quyền được học hành là quyền của đồng bào. 70 năm sau ngày độc lập, đất nước vẫn còn biết bao nhiêu điều đáng để những trí thức cần phải biết tự trọng trước khi loanh quanh trong tư duy, gọi thô thiển, là manh áo tấm quần.
Hồi phong trào quốc hoa đang rộ, nhiều người, một cách mai mỉa, đề nghị chọn hoa…hồng, hay hoa xấu hổ làm quốc hoa. Những ý kiến này được đàng hoàng đưa lên báo như một sự xấu hổ mà mỗi người, trước khi nói đến những thiêng liêng cao đẹp “đồng bào, dân tộc”, cần sờ tay lên gáy.
Và hôm nay, khi nghe một GS, TSKH nói về “nỗi nhục khi không có quốc phục”, có lẽ, có thêm một sự xấu hổ nữa khi quốc dân đồng bào biết rằng có người vẫn thấy nhục khi diện veston đi hội nghị quốc tế trong khi vô số đồng bào mình đang chết đói, thậm chí tự vẫn vì cùng quẫn.
Phải uống lưỡi 7 lần trước khi nói về nỗi nhục, bác Thanh à.
Copy từ: Đào Tuấn
Một “nhân tài đất Việt”, một “nguyên khí quốc gia” vừa có một phát ngôn “nhục như con trùng trục”: “Không quốc phục, họp quốc tế thấy nhục”.
Ông nói: “Tôi vừa phải đi may một bộ áo dài khăn đóng để mặc khi tham dự các cuộc họp có tính chất quốc tế…nhiều lần thấy nhục khi các đại biểu quốc gia khác mặc quốc phục mang đặc trưng văn hóa của nước họ thì mình lại mặc áo veston. Ví như, Indonesia, các tiểu vương quốc Ả rập, Hàn Quốc… họ vẫn mặc trang phục riêng của họ, trong khi nước mình cũng có những trang phục riêng mang bản sắc văn hóa thì mình vẫn phải mặc veston đi họp”.
Và báo điện tử Kiến thức đã giật cái tít chơi chữ chính xác đến từng mi-li-mét phát ngôn “nổi tiếng” này: Không quốc phục, họp quốc tế thấy nhục.
Chắc các bạn nóng lòng muốn biết tác giả của phát ngôn “con trùng trục” về cái nhục khi không quốc phục này là ai lắm rồi.
Xin thưa ngay đây. Đó là GS Tô Ngọc Thanh, Tiến sĩ khoa học ngành Âm nhạc dân tộc học. Người có tên trong nhân tài đất Việt, thuộc diện “Nguyên khí quốc gia”, chắc là cần được “bảo tồn” gấp.
Nghe GS Thanh nói nhiều người sẽ giật mình. Nếu nhục là “xấu xa đau khổ”, chẳng hóa ra chúng ta mang một nỗi xấu xa đau khổ suốt cả trăm, cả ngàn năm nay khi không có quốc phục? Và biết đâu đó, với tư duy dằn vặt tự kỷ kiểu này, khi có quốc phục rồi nhiều người vẫn thấy nhục khi chưa có quốc hoa, quốc tửu, hay quốc… gái.
Thưa với giáo sư, ngẩng đầu lên nhìn có lẽ còn rất nhiều điều khác ngoài chuyện manh áo tấm quần. Còn rất nhiều thứ đáng để “tự trọng” hơn nỗi nhục “Vẫn phải mặc veston đi họp”.
Thì đó, ngay trong tháng 4, dù đã xuất khẩu tới 807.000 tấn gạo, thu về 340 triệu USD để giữ vững danh hiệu “Quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới”, vẫn có 59,5 nghìn hộ, 255,2 nghàn đồng bào ở khắp nơi trên đất nước vẫn thiếu đói. Giáo sư thử nghĩ mà xem: 30 ngày, có thêm 13,6 nghìn hộ thiếu đói. Và cái đói này, là cái đói vật lý chứ không chỉ là đói một thứ thanh danh hão.
Ở Lai Châu, ở Điện Biên, ở Yên Bái, ở Hà Giang…những đứa trò nhỏ vẫn thường niên chân đất tay không đến trường với ước mơ có khi giản dị chỉ là một bữa cơm thịt chuột và “cật” thì có cái gì đó để che.
Còn ở Cà Mau, gần 40 năm sau ngày giải phóng, gần 70 năm sau ngày độc lập, một người phụ nữ đã “ra đi” với một sợi dây treo trên xà nhà. Chị quyên sinh để “tiết kiệm” tiền cho những đứa con đi học. Và cái chết của chị, nói như Chi hội trưởng Phụ nữ ấp 5, suy cho cùng là vì “sức ép từ tiền học phí cho con và tiền đi chích (thuốc) cho bản thân”. Trong lá thư tuyệt mệnh, thật cay đắng, người phụ nữ bất hạnh đã nói đến “hoàn cảnh không lối thoát”, đã cầu xin chính quyền địa phương xót thương mà cấp cho chồng con chị cái sổ hộ nghèo hoặc cận nghèo.
“Tấm áo không làm nên thầy tu”. Thiếu một bộ quốc phục không khiến người ta xấu xa. Có thêm một bộ quốc phục cũng không phải là biện pháp có thể làm đồng bào no ấm hơn. Thấy nhục, vì thế, có lẽ khác xa với biết nhục.
Thưa Giáo sư Thanh, quyền xài khăn đóng áo the hay cởi trần đóng khố là quyền của ông, nhưng quyền được sống, quyền cơm ăn áo mặc, quyền được học hành là quyền của đồng bào. 70 năm sau ngày độc lập, đất nước vẫn còn biết bao nhiêu điều đáng để những trí thức cần phải biết tự trọng trước khi loanh quanh trong tư duy, gọi thô thiển, là manh áo tấm quần.
Hồi phong trào quốc hoa đang rộ, nhiều người, một cách mai mỉa, đề nghị chọn hoa…hồng, hay hoa xấu hổ làm quốc hoa. Những ý kiến này được đàng hoàng đưa lên báo như một sự xấu hổ mà mỗi người, trước khi nói đến những thiêng liêng cao đẹp “đồng bào, dân tộc”, cần sờ tay lên gáy.
Và hôm nay, khi nghe một GS, TSKH nói về “nỗi nhục khi không có quốc phục”, có lẽ, có thêm một sự xấu hổ nữa khi quốc dân đồng bào biết rằng có người vẫn thấy nhục khi diện veston đi hội nghị quốc tế trong khi vô số đồng bào mình đang chết đói, thậm chí tự vẫn vì cùng quẫn.
Phải uống lưỡi 7 lần trước khi nói về nỗi nhục, bác Thanh à.
Copy từ: Đào Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét