Hai tàu tuần duyên Nhật Bản chặn tàu cá Trung Quốc tại vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, 15/08/2012 (DR)
Thủ tướng Shinzo Abe một mặt thì khẳng định muốn nối lại đàm
phán về một cơ chế hợp tác hải quân với Trung Quốc, một mặt lại ủng hộ
các quan chức chính phủ và các nghị sĩ Nhật đến thăm đền Yasukuni-một
địa điểm nhạy cảm trong quan hệ Trung-Nhật. Thái độ này của ông Abe bề
ngoài có vẽ mâu thuẫn, nhưng tờ báo Trung Quốc thừa nhận rằng sự mâu
thuẫn này có lô gích của nó bởi ngôi đền là một phần lịch sử hiện đại
của Nhật Bản.
Tờ báo nhắc lại, đền Yasukuni được xây dựng hồi năm 1869. Ngôi đền ra đời trong bối cảnh Nhật Bản được hiện đại hóa ở cái thời mà sử sách gọi là Minh Trị. Sau chiến tranh Trung-Nhật 1895-1896, Nhật hoàng khi đó đã đích thân đến cúng bái tại ngôi đền. Hành động này không chỉ đơn thuần là khấn nguyện cho người đã khuất, mà còn là sự bày tỏ lòng tri ân đối với những người Nhật đã hy sinh cho đất nước.
Dưới thời quân phiệt Nhật Bản, Yasukuni trở thành một biểu tượng cho tinh thần chiến đấu của quân Nhật. Sau khi thất trận trong thế chiến thứ hai, đế chế Nhật Bản sụp đổ. Thủ tướng Nhật Tanzan Ishibashi giai đoạn 1956-1957 đã đề nghị đóng cửa ngôi đền. Khi chiếm đóng nước Nhật, Hoa Kỳ đã biến ngôi đền thờ tử sĩ này thành một cơ sở tôn giáo và định ra qui tắc nhà nước thế tục, tức tách tôn giáo ra khỏi chính trị. Điều này đã được ghi trong hiến pháp Nhật Bản.
Thế nhưng, các đời thủ tướng Nhật đã tiếp nối nhau đích thân đến viếng ngôi đền đến tận năm 1978-cái năm mà ngôi đền tiếp nhận thờ thêm 14 tử sĩ, mà điều đáng chú ý là 14 người này bị xếp vào danh sách tội phạm chiến tranh loại nguy hiểm nhất. Năm 1985, thủ tướng Nhật lúc bấy giờ là ông Yasuhiro Nakasone đích thân đến thăm đền Yasukuni, lập tức Trung Quốc phản đối dữ dội. Rồi đến khi ông Koizumi lên lãnh đạo chính phủ hồi đầu những năm 2000, ông cũng nhiều lần đích thân đến thăm ngôi đền và cũng gây phản ứng dữ dội từ Trung Quốc.
Tháng Tư rồi, nhiều nghị sĩ và một số thành viên chính phủ Nhật lại rầm rộ đến thăm ngôi đền. Thủ tướng Abe tỏ ra ủng hộ họ và cho rằng họ có quyền tự hành động. Lập tức, Trung Quốc có phản ứng dữ dội. Ngày 23/4, một đội tàu thuộc hải quân Trung Quốc đã thâm nhập vào vùng nước tranh chấp và truy đuổi 80 nhà đấu tranh dân tộc chủ nghĩa của Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên tàu tuần tra Trung Quốc đuổi tàu Nhật Bản ra khỏi khu vực. Trong ngày đó, 168 nghị sĩ Nhật Bản đã đến thăm đền Yasukuni-một con số kỷ lục kể từ năm 1989. Đây cũng là lần đầu tiên mà hai mối bất hòa Trung-Nhật đến cùng thời điểm.
Tờ báo Trung Quốc cho rằng, việc đến thăm ngôi đền Yasukuni không chỉ là nguồn gốc gây bất hòa trong quan hệ song phương, mà còn là hành động vi hiến ở Nhật Bản. Tờ báo nhắc lại, ông Koizumi đã nhiều lần bị tòa án Nhật xử vì tội vi hiến như vậy.
Nhìn về tương lai, tờ báo nhận định, khó có thể buộc Nhật đóng cửa đền Yasukuni, cũng khó lòng buộc Nhật rút ra khỏi danh sách thờ cúng 14 người nằm trong danh sách tội phạm chiến tranh. Theo tờ báo, giải pháp khả dĩ nhất là các quan chức Nhật Bản đừng nên đến thăm ngôi đền này nữa. Thế nhưng, tờ báo than rằng, thủ tướng Abe lại không có thiện chí và cũng không đủ khả năng để ngăn cản các quan chức chính phủ và các nghị sĩ làm việc đó.
Căng thẳng Trung-Nhật còn vì lợi ích thực tại
Phân tích thêm về chủ đề trên, Courrier International có bài chạy tựa : «Đối đầu ». Tờ báo khẳng định, căng thẳng Trung-Nhật không chỉ là vì hận thù quá khứ mà còn vì lợi ích hiện tại của mỗi nước. Tờ báo nhắc lại, từ năm 1970, quan hệ Trung-Nhật không ngừng dậy sóng chỉ vì hai mối bất hòa liên quan đến đảo Senkake-Điếu Ngư và ngôi đền Yasukuni. Cả hai mối bất hòa này đều có cội nguồn từ những xung đột quân sự giữa hai nước hồi cuối thế kỷ 19.
Ngôi đền Yasukuni thì rõ ràng là một quá khứ hận thù, còn Senkaku-Điếu ngư thì còn có những tầm quan trọng khác mới khiến hai nước căng thẳng như vậy : Tranh giành nguồn tài nguyên năng lượng dưới lòng biển, tranh giành ảnh hưởng trong khu vực, chính sách kích động dân tộc chủ nghĩa để hướng dư luận ra bên ngoài nhằm xoa dịu tình hình trong nước… Riêng đối với Trung Quốc, nước này ngày càng mạnh bạo cũng còn vì muốn khẳng định sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự trong thực tại của mình. Cuối cùng, Courrier International kết luận : Hai nước chưa phải đang bên bờ vực chiến tranh, nhưng nếu tình hình tiếp tục xấu đi thì có thể sẽ làm thay đổi cục diện và sẽ dẫn đến chạm trán quân sự.
Hàn Quốc : Bà Park Guen-hye là ai ?
Từ cuối tháng Hai, Hàn Quốc đã có tổng thống mới và lịch sử hiện đại nước này cũng biết đến nữ tổng thống đầu tiên là bà Park Guen-hye-ái nữ của cựu tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee. Từ khi bà nhậm chức, báo chí theo dõi từng cử chỉ của bà trong mục đích dự phóng được hướng đi sắp tới của chính phủ Hàn Quốc. Trong dòng chảy đó, tuần san Le Nouvel Observateur dành bài tìm hiểu về bà Park Guen-hye với dòng tựa khá ấn tượng : «Đức mẹ đồng trinh cứng rắn».
Tờ báo cho rằng, bà có cách hành xử cứng rắn so với dàng vẽ thùy mị và giọng nói nhỏ nhẹ của bà. Trong quan hệ với Bắc Triều Tiên, bà Park Guen-hye đã tỏ ra khác biệt so với người tiền nhiệm. Tờ báo nhắc lại, trước đây ông Lee Myung-bak không hài lòng với chính sách của người tiền nhiệm của ông là giang tay giúp đỡ miền Bắc mà không cần điều kiện. Vì thế, ông Lee Myung-bak tỏ ra cứng rắn đến mức chấm dứt các cuộc đàm phán với Bắc Triều Tiên.
Năm 2010, miền Bắc trả đũa bằng việc tấn công đánh chìm tàu và nã pháo lên một hòn đảo của miền Nam. Thế nhưng, đến lúc đó thì ông Lee Myung-bak lại chùn bước và không có phản ứng gì đáng kể. Chính sách đối với miền Bắc của bà Park Guen-hye thế nào ? Tờ báo cho biết, bà sử dụng chiêu thức kết hợp cương nhu với Bình Nhưỡng. Một mặt, bà tuyên bố sẳn sàng nối lại đàm phán liên Triều và muốn giúp đỡ miền Bắc phát triển, một mặt bày tỏ một « thái độ thép» khi nói rõ, các tướng lãnh Hàn Quốc có quyền dùng vũ lực phản công ngay lập tức khi bị miền Bắc tấn công mà không cần phải đợi lệnh tổng thống. Tức là quan điểm của bà Park Guen-hye đã rất rõ ràng : Sẳn sàng đàm phán và cũng sẳn sàng trả đủa nếu bị tấn công.
Nhìn về tương lai, tờ báo nhận định, dưới thời bà Park Guen-hye, quan hệ liên Triều có nhiều triển vọng. Hồi năm 2002, bà đã công du Bình Nhưỡng theo lời mời của nhà lãnh đạo miền Bắc Kim Jong-il. Mẹ bà đã bị ám sát bởi mật vụ miền Bắc dưới thời cha của ông Kim Jong-il. Thế nhưng, hồi năm 2002, bà được tiếp đón trọng thị tại Bình Nhưỡng và được đặc cách cho trở về miền Nam trực tiếp theo đường liên Triều mà không cần phải quá cảnh Bắc Kinh. Các cuộc hội đàm với ông Kim Jong-il tại Bình Nhưỡng cũng diễn ra trong không khí thân tình. Qua đó cho thấy hận thù giữa hai bên đã dịu đi, bà Park Guen-hye đã biết đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích gia đình.
Le Nouvel Observateur cho biết thêm, từ khi bà Park Guen-hye nắm quyền ở miền Nam, các phương tiện truyền thông miền Bắc dù có chỉ trích bà này kia, nhưng nếu so với người tiền nhiệm của bà, thì sự chỉ trích đã giảm đáng kể, và cho thấy miền Bắc có thiện cảm đặc biệt với bà. Điều đó cũng cho thấy việc nối lại đàm phán liên Triều không phải là không thể.
Thảm họa hạt nhân Fukushima đã được kiểm soát ?
Thảm họa Fukushima đã trôi qua hai năm, đến hiện tại đã thật sự được kiểm soát chưa ? Tuần san L’Express đăng bài của chuyên gia Jacques Attali khẳng định rằng : chưa, và cần phải có sự phối hợp của nhiều nước mới có thể giải quyết triệt để hồ sơ này.
Từ thảm họa 11/3/2011 với trận động đất 9 độ Richter và sóng thần cao đến 15m, nhà máy hạt nhân Fukushima có vẽ chưa gây thiệt hại về y tế nào bên ngoài nước Nhật. Ngay cả bên trong nước Nhật, về mặt chính thức, người ta cũng chưa tìm thấy ở một cửa hàng nào hay một thực phẩm nào có độ nhiễm phóng xạ cao hơn mức cho phép. Thế nhưng, theo một số nghiên cứu thực địa, tình hình vẫn còn rất phức tạp.
Hiện tại mỗi ngày có đến 400 tấn nước biển được đưa vào để làm nguội các lò phản ứng, tức là mỗi ngày có thêm ngần ấy số nước bị nhiễm xạ nặng, trong khi đã có đến 280 000 tấn nước nhiễm xạ nặng đang còn tích trữ trong khu vực nhà máy. Độ nhiễm phóng xạ có thể lên đến 800 millisivert (mSv) ở lò phản ứng số 1, 880 mSv ở lò phản ứng số 2, và 1510 ở lò phản ứng số 3, trong khi con người có nguy cơ tử vong nếu bị phơi nhiễm ở mức độ nhiễm xạ 1000 mSv.
Trong bán kính 15km xung quanh nhà máy, các thành phố vắng người ở. Ở các khu vực xa hơn một chút còn người ở nhưng tỷ lệ ung thư đã tăng lên. Còn ở trong lòng biển cách bờ 1km, người ta đã phát hiện cá bị nhiễm xạ đến 2000 becquerels (bq)/kilo, tức cao hơn 4 lần so vơi mức cho phép. Có những nơi cá nhiễm chất cesium cao hơn 7400 lần so với mức cho phép.Còn ở cách bờ biển vùng Fukushima 120km, người ta cũng đo được độ nhiễm xạ của cá là 380 bq/kilo.
Nhà cầm quyền Nhật dự phóng công tác tẩy rửa nhiễm xạ tại Fukushima sẽ kéo dài 40 năm. Trong bối cảnh đó, nhiều người lo ngại bởi nhà máy có thể không trụ nổi đến đó vì đã bị phá hủy nghiêm trọng. Thêm vào đó, các chuyên gia dự báo có thể sẽ xảy ra ở khu vực này một trận động đất 6 độ Richter gây sóng thần cao 10m. Nếu dự báo là chính xác, thì hệ thống làm lạnh của nhà máy sẽ lại bị phá hủy, các bức tường chắn sóng sẽ sụp đổ, 280 000 tấn nước nhiễm xạ đang ứ đọng sẽ đổ ra lòng đất và biển…Hậu quả sẽ khôn lường, ảnh hưởng đến cả Tokyo và vượt ra khỏi ranh giới Nhật Bản.
Chưa hết, rác tạo ra trong thảm họa sóng thần 2011 còn ứ đọng trên biển. Lượng rác này được ước lượng tương đương hai lần núi Phú Sĩ. Nhật Bản chỉ đủ sức quét dọn rác này ở độ sâu 30m và ở những vùng gần bờ. Bởi thế, những vùng xa ngoài biển và sâu trong lòng biển, rác còn ứ đọng rất nhiều.
Người Nhật hiện không đủ phương tiện để giải quyết tất cả những hồ sơ nêu trên. Tác giả kêu gọi cả thế giới huy động để tránh thảm họa hạt nhân cho nhân loại. Cụ thể theo tác giả, trong hội nghị thượng đỉnh G8 tháng 6 tới đây ở Ai Len, khối này nên khẳng định rằng Fukushima không phải là hồ sơ cá nhân của Nhật, mà có liên quan đến cả thế giới.
Vương Quốc Anh không giàu như người ta tưởng ?
Nhìn sang Châu Âu, Courrier International chạy tít lớn trên trang nhất : « Vương Quốc Anh đang bị chia rẽ ». Tờ báo dành một hồ sơ khá dài cho nước Anh nói riêng và các nước trong Vương Quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ailen nói chung. Liên Hiệp Châu Âu lâm khủng hoảng nợ công nghiêm trọng, nhiều tên nước đã nổi lên không phải vì sự tịnh vượng mà là vì suy thoái kinh tế. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Anh có vẽ vẫn khỏe mạnh và ít được báo chí nhắc đến trong dòng thác khủng hoảng Châu Âu.
Thế nhưng, trên thực tế nước Anh không mạnh khỏe như vẽ bề ngoài. Tựa đề nói trên của tờ báo trong tiếng Pháp là: « Royaume Uni désuni », trong đó Royaume là Vương quốc, Uni là thống nhất và Désuni là chia rẽ. Tức tờ báo chơi chữ Uni với Désuni để nhấn mạnh đến cái vẽ bên ngoài mạnh khỏe, nhưng bên trong có thể có những chia rẽ đảng phái, người dân bất mãn, kinh tế phát triển không đồng đều giữa hai miền đất nước.
Courrier International đăng bài xã luận nhận định về tương lai ảm đạm của nền kinh tế Anh.
Tờ báo cho biết, Anh có vẽ là nước Châu Âu đầu tiên thoát khỏi khủng hoảng, thế nhưng những chính sách kinh tế của Anh sẽ để hại những hệ lụy cho tương lai của nền kinh tế. Nước này không thuộc khối eurozone, đã cho đồng bảng Anh hạ giá tối đa để kích thích xuất khẩu. Thế nhưng, nước này quên rằng, thị trường xuất khẩu chính của Anh là Châu Âu, và người dân Châu Âu thì đang khó khăn nên sức mua dĩ nhiên bị hạ.
Còn trong hồ sơ việc làm, thất nghiệp của Anh đang có xu hướng tăng nhanh. Bàn về chính sách cắt giảm ngân sách, cựu thủ tướng Gordon Brown và thủ tướng đương nhiệm David Cameroon theo đuổi chính sách này và kết quả thì thảm hại, gây bất bình trong dân chúng. Courrier International cũng trích dẫn một số bài của báo chí Anh và Mỹ cho hay, kinh tế Anh đang èo ọt, tương lai nền kinh tế u ám, khoảng cách phát triển giữa miền Nam thịnh vượng và miền Bắc nghèo khổ của nước này ngày càng lớn, các tiếng phản đối đã vang lên, các đảng phái chí trị chia rẽ, làn sóng dân tộc chủ nghĩa và bài Châu Âu dâng cao.
Đạo đức của các dân biểu tại Anh liên tục bị đặt vấn đề. Theo thăm dò, chỉ có 14% người Anh cho biết là tin tưởng vào các vị dân biểu. Chưa hết, kênh phát thanh nổi tiếng của Anh trên thế giới là BBC thì liên tục bị các vụ tai tiếng tình dục và nghiệp vụ. Chỉ có 49% người Anh cho biết là còn tin tưởng vào đài phát thanh này. Đối với báo chí Anh nói chung, thì chỉ có 21% người Anh cho biết là còn tin tưởng các nhà báo.
Liên quan đến Vương Quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ai Len, thì người Scotland đang có xu hướng li khai. Scotland đang dự định tiến hành trưng cầu dân ý về tương lai độc lập của đất nước vào năm 2014.
Pháp : Mafia cũng khá đình đám
Thường, khi nói về tham nhũng người ta nghĩ đến Châu Phi, về mafia người ta nghĩ đến Ý. Thế nhưng, tuần san L’Express cho biết, anh bạn láng giềng của Ý là Pháp cũng đang mang trong người căn bệnh ung thư mang tên là Mafia. Hồ sơ này chạy tựa lớn trên trang nhất của tờ báo : «Hoạt động mafia tại Pháp ». Tờ báo cho biết, từ đảo Corse đến Marseille, từ Paris đến các khu ngoại ô…Tội phạm có tổ chức đang lớn mạnh tại Pháp. Vấn nạn này ít được để ý tại Pháp bởi vì các hoạt động mafia rất tinh vi, từ mua bán bất hợp pháp đến các hoạt động thu tiền kiểu xã hội đen, rồi hối lộ, rồi rữa tiền…Tất cả được hình thành trong một mạng lưới phức tạp và tinh vi.
Đến với đảo Corse, nơi nổi đình nổi đám nhất tại Pháp về các hoạt động mafia, L’Express cho biết, đây là nơi có tình trạng tội phạm thuộc hàng số một Châu Âu với những vụ thanh toán đẫm máu. Các bố già của vùng này có tài sản kết sù và đầu tư ở khắp nơi, từ trong nước Pháp đến các nước khác trên thế giới. Ngoài đảo Corse, thì các chuyên gia tại Pháp đều thừa nhận : Ở cả nước Pháp, tội phạm có tổ chức đang thịnh vượng.
Người ta vẫn còn chưa quên những vụ thanh toán theo kiểu xã hội đen gần đây tại Marseille. Hay vụ một công trường xây dựng ở ngoại ô Paris phải ngừng hoạt động do bị tấn công bởi bọn xã hội đen đòi tiền bảo kê. Hay như ở một địa phương khác ở ngoại ô Paris, vừa qua cảnh sát đã phá vỡ một nhóm người bán ma túy qui mô nhỏ và hoạt động khá yên lặng nhưng doanh số mỗi ngày lên đến 30 000 euro.
Tình hình nghiêm trọng đến mức mà chính phủ Pháp mấy năm gần đây đã phải tăng cường biện pháp chống mafia. Như biện pháp tịch thu tài sản có nguồn gốc mafia, thì hồi năm rồi, tại Pháp nhà chức trách đã tịch thu được đến 760 triệu euro tài sản như vậy. Còn tại đảo Corse, các khai báo tài sản bị nghi ngờ dính líu đến mafia hồi năm ngoái là 30 000 vụ.
Nhìn rộng ra Châu Âu, L’Express cho biết, các tổ chức tội phạm đã lợi dụng khủng hoảng, lợi dụng sự thiếu kiên quyết của các chính phủ, sự lỏng lẽo của các biên giới và sự mờ ám trên thị trường tài chính, bọn chúng đã mặt sức lớn mạnh và hiện tại trên toàn cõi Châu Âu có đến 3 600 tổ chức tội phạm được thống kê. Đến mức mà hồi tháng rồi, nghị viện Châu Âu đã phải thành lập một ban đặc trách công tác chống mafia.
Người Ukraina ra sức bảo vệ ngôn ngữ
Ở thời buổi toàn cầu hóa thương mại như ngày nay, ngôn ngữ của những nước có nền kinh tế mạnh luôn ngấp nghé lấn át ngôn ngữ của những nền kinh tế yếu hơn. Thế nhưng, có đôi khi sự lấn át này phải chùn bước như trường hợp tại Ukraina được tờ Oukrainsky Tyjden tại Kiev phản ảnh và được Courrier International dẫn lại với dòng tựa đáng chú ý : « Quí vị hãy nói chuyện với tôi bằng tiếng mẹ đẻ của tôi ».
Tờ báo cho biết, tại Ukraina, nhiều người bản địa đã cùng nhau gây sức ép buộc các công ty nước ngoài đến đây làm ăn phải chấp nhận dành phần tiếng Ukraina ghi trên sản phẩm. Hình thức gây sức ép thì có nhiều. Có người sau khi nhận hàng mua qua mạng, đã quyết định trả lại vì trên sản phẩm có phần hướng dẫn viết bằng tiếng Nga chứ không phải bằng tiếng Ukraina. Có người cùng nhau kiện công ty sản xuất kẹo không để tiếng Ukraina trên bao bì. Có người kiên quyết không dùng sản phẩm không có hướng dẫn bằng tiếng Ukraina. Các công ty làm ăn tại nước này còn bị gây sức ép trong việc phải có trang web bằng tiếng Ukraina…
Kết quả đấu tranh của người Ukraina theo một nhóm đấu tranh cho biết, các sản phẩm không có tiếng Ukraina đã giảm 5% doanh số bán ra trên thị trường Ukraina. Những người đấu tranh đặt mục tiêu nâng con số này lên 30% để buộc các công ty phải sử dụng tiếng Ukraina nếu muốn làm ăn trên lãnh thổ nước này.
Một tiểu thuyết mới về Điện Biên Phủ tại Pháp
Điện Biện Phủ tiếp tục là đề tài được chú ý tại Pháp. L’Express cho biết, quyển tiểu thuyết mang tên « L’Ombre douce » (Bóng mát dịu êm) vừa được xuất bản tại Pháp và vừa được nhận giải nhất Văn học Bỉ 2013.
Tác giả là một phụ nữ sinh năm 1976, tên là Nguyễn Hoài Hương, sinh ra và lớn lên trên đất Pháp. Cô đang là giảng viên tại Trung tâm văn hóa lịch sử đương đại thuộc Đại học Versailles Saint-Quentin-En-Yvelines Cộng Hòa Pháp.
« Bóng mát dịu êm » viết về một chuyện tình buồn của một thiếu nữ Việt Nam và một quân nhân Pháp trên chiến trường Điện Biên Phủ. Tác phẩm thu hút độc giả bởi chuyện tình lãng mạn nhưng đầy bi thương giữa Mai và Yann, cũng như những sự lột tả chân thật về những khía cạnh khác nhau của chiến tranh Đông Dương và trên chiến trường Điện Biên Phủ.
Tờ báo nhắc lại, đền Yasukuni được xây dựng hồi năm 1869. Ngôi đền ra đời trong bối cảnh Nhật Bản được hiện đại hóa ở cái thời mà sử sách gọi là Minh Trị. Sau chiến tranh Trung-Nhật 1895-1896, Nhật hoàng khi đó đã đích thân đến cúng bái tại ngôi đền. Hành động này không chỉ đơn thuần là khấn nguyện cho người đã khuất, mà còn là sự bày tỏ lòng tri ân đối với những người Nhật đã hy sinh cho đất nước.
Dưới thời quân phiệt Nhật Bản, Yasukuni trở thành một biểu tượng cho tinh thần chiến đấu của quân Nhật. Sau khi thất trận trong thế chiến thứ hai, đế chế Nhật Bản sụp đổ. Thủ tướng Nhật Tanzan Ishibashi giai đoạn 1956-1957 đã đề nghị đóng cửa ngôi đền. Khi chiếm đóng nước Nhật, Hoa Kỳ đã biến ngôi đền thờ tử sĩ này thành một cơ sở tôn giáo và định ra qui tắc nhà nước thế tục, tức tách tôn giáo ra khỏi chính trị. Điều này đã được ghi trong hiến pháp Nhật Bản.
Thế nhưng, các đời thủ tướng Nhật đã tiếp nối nhau đích thân đến viếng ngôi đền đến tận năm 1978-cái năm mà ngôi đền tiếp nhận thờ thêm 14 tử sĩ, mà điều đáng chú ý là 14 người này bị xếp vào danh sách tội phạm chiến tranh loại nguy hiểm nhất. Năm 1985, thủ tướng Nhật lúc bấy giờ là ông Yasuhiro Nakasone đích thân đến thăm đền Yasukuni, lập tức Trung Quốc phản đối dữ dội. Rồi đến khi ông Koizumi lên lãnh đạo chính phủ hồi đầu những năm 2000, ông cũng nhiều lần đích thân đến thăm ngôi đền và cũng gây phản ứng dữ dội từ Trung Quốc.
Tháng Tư rồi, nhiều nghị sĩ và một số thành viên chính phủ Nhật lại rầm rộ đến thăm ngôi đền. Thủ tướng Abe tỏ ra ủng hộ họ và cho rằng họ có quyền tự hành động. Lập tức, Trung Quốc có phản ứng dữ dội. Ngày 23/4, một đội tàu thuộc hải quân Trung Quốc đã thâm nhập vào vùng nước tranh chấp và truy đuổi 80 nhà đấu tranh dân tộc chủ nghĩa của Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên tàu tuần tra Trung Quốc đuổi tàu Nhật Bản ra khỏi khu vực. Trong ngày đó, 168 nghị sĩ Nhật Bản đã đến thăm đền Yasukuni-một con số kỷ lục kể từ năm 1989. Đây cũng là lần đầu tiên mà hai mối bất hòa Trung-Nhật đến cùng thời điểm.
Tờ báo Trung Quốc cho rằng, việc đến thăm ngôi đền Yasukuni không chỉ là nguồn gốc gây bất hòa trong quan hệ song phương, mà còn là hành động vi hiến ở Nhật Bản. Tờ báo nhắc lại, ông Koizumi đã nhiều lần bị tòa án Nhật xử vì tội vi hiến như vậy.
Nhìn về tương lai, tờ báo nhận định, khó có thể buộc Nhật đóng cửa đền Yasukuni, cũng khó lòng buộc Nhật rút ra khỏi danh sách thờ cúng 14 người nằm trong danh sách tội phạm chiến tranh. Theo tờ báo, giải pháp khả dĩ nhất là các quan chức Nhật Bản đừng nên đến thăm ngôi đền này nữa. Thế nhưng, tờ báo than rằng, thủ tướng Abe lại không có thiện chí và cũng không đủ khả năng để ngăn cản các quan chức chính phủ và các nghị sĩ làm việc đó.
Căng thẳng Trung-Nhật còn vì lợi ích thực tại
Phân tích thêm về chủ đề trên, Courrier International có bài chạy tựa : «Đối đầu ». Tờ báo khẳng định, căng thẳng Trung-Nhật không chỉ là vì hận thù quá khứ mà còn vì lợi ích hiện tại của mỗi nước. Tờ báo nhắc lại, từ năm 1970, quan hệ Trung-Nhật không ngừng dậy sóng chỉ vì hai mối bất hòa liên quan đến đảo Senkake-Điếu Ngư và ngôi đền Yasukuni. Cả hai mối bất hòa này đều có cội nguồn từ những xung đột quân sự giữa hai nước hồi cuối thế kỷ 19.
Ngôi đền Yasukuni thì rõ ràng là một quá khứ hận thù, còn Senkaku-Điếu ngư thì còn có những tầm quan trọng khác mới khiến hai nước căng thẳng như vậy : Tranh giành nguồn tài nguyên năng lượng dưới lòng biển, tranh giành ảnh hưởng trong khu vực, chính sách kích động dân tộc chủ nghĩa để hướng dư luận ra bên ngoài nhằm xoa dịu tình hình trong nước… Riêng đối với Trung Quốc, nước này ngày càng mạnh bạo cũng còn vì muốn khẳng định sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự trong thực tại của mình. Cuối cùng, Courrier International kết luận : Hai nước chưa phải đang bên bờ vực chiến tranh, nhưng nếu tình hình tiếp tục xấu đi thì có thể sẽ làm thay đổi cục diện và sẽ dẫn đến chạm trán quân sự.
Hàn Quốc : Bà Park Guen-hye là ai ?
Từ cuối tháng Hai, Hàn Quốc đã có tổng thống mới và lịch sử hiện đại nước này cũng biết đến nữ tổng thống đầu tiên là bà Park Guen-hye-ái nữ của cựu tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee. Từ khi bà nhậm chức, báo chí theo dõi từng cử chỉ của bà trong mục đích dự phóng được hướng đi sắp tới của chính phủ Hàn Quốc. Trong dòng chảy đó, tuần san Le Nouvel Observateur dành bài tìm hiểu về bà Park Guen-hye với dòng tựa khá ấn tượng : «Đức mẹ đồng trinh cứng rắn».
Tờ báo cho rằng, bà có cách hành xử cứng rắn so với dàng vẽ thùy mị và giọng nói nhỏ nhẹ của bà. Trong quan hệ với Bắc Triều Tiên, bà Park Guen-hye đã tỏ ra khác biệt so với người tiền nhiệm. Tờ báo nhắc lại, trước đây ông Lee Myung-bak không hài lòng với chính sách của người tiền nhiệm của ông là giang tay giúp đỡ miền Bắc mà không cần điều kiện. Vì thế, ông Lee Myung-bak tỏ ra cứng rắn đến mức chấm dứt các cuộc đàm phán với Bắc Triều Tiên.
Năm 2010, miền Bắc trả đũa bằng việc tấn công đánh chìm tàu và nã pháo lên một hòn đảo của miền Nam. Thế nhưng, đến lúc đó thì ông Lee Myung-bak lại chùn bước và không có phản ứng gì đáng kể. Chính sách đối với miền Bắc của bà Park Guen-hye thế nào ? Tờ báo cho biết, bà sử dụng chiêu thức kết hợp cương nhu với Bình Nhưỡng. Một mặt, bà tuyên bố sẳn sàng nối lại đàm phán liên Triều và muốn giúp đỡ miền Bắc phát triển, một mặt bày tỏ một « thái độ thép» khi nói rõ, các tướng lãnh Hàn Quốc có quyền dùng vũ lực phản công ngay lập tức khi bị miền Bắc tấn công mà không cần phải đợi lệnh tổng thống. Tức là quan điểm của bà Park Guen-hye đã rất rõ ràng : Sẳn sàng đàm phán và cũng sẳn sàng trả đủa nếu bị tấn công.
Nhìn về tương lai, tờ báo nhận định, dưới thời bà Park Guen-hye, quan hệ liên Triều có nhiều triển vọng. Hồi năm 2002, bà đã công du Bình Nhưỡng theo lời mời của nhà lãnh đạo miền Bắc Kim Jong-il. Mẹ bà đã bị ám sát bởi mật vụ miền Bắc dưới thời cha của ông Kim Jong-il. Thế nhưng, hồi năm 2002, bà được tiếp đón trọng thị tại Bình Nhưỡng và được đặc cách cho trở về miền Nam trực tiếp theo đường liên Triều mà không cần phải quá cảnh Bắc Kinh. Các cuộc hội đàm với ông Kim Jong-il tại Bình Nhưỡng cũng diễn ra trong không khí thân tình. Qua đó cho thấy hận thù giữa hai bên đã dịu đi, bà Park Guen-hye đã biết đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích gia đình.
Le Nouvel Observateur cho biết thêm, từ khi bà Park Guen-hye nắm quyền ở miền Nam, các phương tiện truyền thông miền Bắc dù có chỉ trích bà này kia, nhưng nếu so với người tiền nhiệm của bà, thì sự chỉ trích đã giảm đáng kể, và cho thấy miền Bắc có thiện cảm đặc biệt với bà. Điều đó cũng cho thấy việc nối lại đàm phán liên Triều không phải là không thể.
Thảm họa hạt nhân Fukushima đã được kiểm soát ?
Thảm họa Fukushima đã trôi qua hai năm, đến hiện tại đã thật sự được kiểm soát chưa ? Tuần san L’Express đăng bài của chuyên gia Jacques Attali khẳng định rằng : chưa, và cần phải có sự phối hợp của nhiều nước mới có thể giải quyết triệt để hồ sơ này.
Từ thảm họa 11/3/2011 với trận động đất 9 độ Richter và sóng thần cao đến 15m, nhà máy hạt nhân Fukushima có vẽ chưa gây thiệt hại về y tế nào bên ngoài nước Nhật. Ngay cả bên trong nước Nhật, về mặt chính thức, người ta cũng chưa tìm thấy ở một cửa hàng nào hay một thực phẩm nào có độ nhiễm phóng xạ cao hơn mức cho phép. Thế nhưng, theo một số nghiên cứu thực địa, tình hình vẫn còn rất phức tạp.
Hiện tại mỗi ngày có đến 400 tấn nước biển được đưa vào để làm nguội các lò phản ứng, tức là mỗi ngày có thêm ngần ấy số nước bị nhiễm xạ nặng, trong khi đã có đến 280 000 tấn nước nhiễm xạ nặng đang còn tích trữ trong khu vực nhà máy. Độ nhiễm phóng xạ có thể lên đến 800 millisivert (mSv) ở lò phản ứng số 1, 880 mSv ở lò phản ứng số 2, và 1510 ở lò phản ứng số 3, trong khi con người có nguy cơ tử vong nếu bị phơi nhiễm ở mức độ nhiễm xạ 1000 mSv.
Trong bán kính 15km xung quanh nhà máy, các thành phố vắng người ở. Ở các khu vực xa hơn một chút còn người ở nhưng tỷ lệ ung thư đã tăng lên. Còn ở trong lòng biển cách bờ 1km, người ta đã phát hiện cá bị nhiễm xạ đến 2000 becquerels (bq)/kilo, tức cao hơn 4 lần so vơi mức cho phép. Có những nơi cá nhiễm chất cesium cao hơn 7400 lần so với mức cho phép.Còn ở cách bờ biển vùng Fukushima 120km, người ta cũng đo được độ nhiễm xạ của cá là 380 bq/kilo.
Nhà cầm quyền Nhật dự phóng công tác tẩy rửa nhiễm xạ tại Fukushima sẽ kéo dài 40 năm. Trong bối cảnh đó, nhiều người lo ngại bởi nhà máy có thể không trụ nổi đến đó vì đã bị phá hủy nghiêm trọng. Thêm vào đó, các chuyên gia dự báo có thể sẽ xảy ra ở khu vực này một trận động đất 6 độ Richter gây sóng thần cao 10m. Nếu dự báo là chính xác, thì hệ thống làm lạnh của nhà máy sẽ lại bị phá hủy, các bức tường chắn sóng sẽ sụp đổ, 280 000 tấn nước nhiễm xạ đang ứ đọng sẽ đổ ra lòng đất và biển…Hậu quả sẽ khôn lường, ảnh hưởng đến cả Tokyo và vượt ra khỏi ranh giới Nhật Bản.
Chưa hết, rác tạo ra trong thảm họa sóng thần 2011 còn ứ đọng trên biển. Lượng rác này được ước lượng tương đương hai lần núi Phú Sĩ. Nhật Bản chỉ đủ sức quét dọn rác này ở độ sâu 30m và ở những vùng gần bờ. Bởi thế, những vùng xa ngoài biển và sâu trong lòng biển, rác còn ứ đọng rất nhiều.
Người Nhật hiện không đủ phương tiện để giải quyết tất cả những hồ sơ nêu trên. Tác giả kêu gọi cả thế giới huy động để tránh thảm họa hạt nhân cho nhân loại. Cụ thể theo tác giả, trong hội nghị thượng đỉnh G8 tháng 6 tới đây ở Ai Len, khối này nên khẳng định rằng Fukushima không phải là hồ sơ cá nhân của Nhật, mà có liên quan đến cả thế giới.
Vương Quốc Anh không giàu như người ta tưởng ?
Nhìn sang Châu Âu, Courrier International chạy tít lớn trên trang nhất : « Vương Quốc Anh đang bị chia rẽ ». Tờ báo dành một hồ sơ khá dài cho nước Anh nói riêng và các nước trong Vương Quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ailen nói chung. Liên Hiệp Châu Âu lâm khủng hoảng nợ công nghiêm trọng, nhiều tên nước đã nổi lên không phải vì sự tịnh vượng mà là vì suy thoái kinh tế. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Anh có vẽ vẫn khỏe mạnh và ít được báo chí nhắc đến trong dòng thác khủng hoảng Châu Âu.
Thế nhưng, trên thực tế nước Anh không mạnh khỏe như vẽ bề ngoài. Tựa đề nói trên của tờ báo trong tiếng Pháp là: « Royaume Uni désuni », trong đó Royaume là Vương quốc, Uni là thống nhất và Désuni là chia rẽ. Tức tờ báo chơi chữ Uni với Désuni để nhấn mạnh đến cái vẽ bên ngoài mạnh khỏe, nhưng bên trong có thể có những chia rẽ đảng phái, người dân bất mãn, kinh tế phát triển không đồng đều giữa hai miền đất nước.
Courrier International đăng bài xã luận nhận định về tương lai ảm đạm của nền kinh tế Anh.
Tờ báo cho biết, Anh có vẽ là nước Châu Âu đầu tiên thoát khỏi khủng hoảng, thế nhưng những chính sách kinh tế của Anh sẽ để hại những hệ lụy cho tương lai của nền kinh tế. Nước này không thuộc khối eurozone, đã cho đồng bảng Anh hạ giá tối đa để kích thích xuất khẩu. Thế nhưng, nước này quên rằng, thị trường xuất khẩu chính của Anh là Châu Âu, và người dân Châu Âu thì đang khó khăn nên sức mua dĩ nhiên bị hạ.
Còn trong hồ sơ việc làm, thất nghiệp của Anh đang có xu hướng tăng nhanh. Bàn về chính sách cắt giảm ngân sách, cựu thủ tướng Gordon Brown và thủ tướng đương nhiệm David Cameroon theo đuổi chính sách này và kết quả thì thảm hại, gây bất bình trong dân chúng. Courrier International cũng trích dẫn một số bài của báo chí Anh và Mỹ cho hay, kinh tế Anh đang èo ọt, tương lai nền kinh tế u ám, khoảng cách phát triển giữa miền Nam thịnh vượng và miền Bắc nghèo khổ của nước này ngày càng lớn, các tiếng phản đối đã vang lên, các đảng phái chí trị chia rẽ, làn sóng dân tộc chủ nghĩa và bài Châu Âu dâng cao.
Đạo đức của các dân biểu tại Anh liên tục bị đặt vấn đề. Theo thăm dò, chỉ có 14% người Anh cho biết là tin tưởng vào các vị dân biểu. Chưa hết, kênh phát thanh nổi tiếng của Anh trên thế giới là BBC thì liên tục bị các vụ tai tiếng tình dục và nghiệp vụ. Chỉ có 49% người Anh cho biết là còn tin tưởng vào đài phát thanh này. Đối với báo chí Anh nói chung, thì chỉ có 21% người Anh cho biết là còn tin tưởng các nhà báo.
Liên quan đến Vương Quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ai Len, thì người Scotland đang có xu hướng li khai. Scotland đang dự định tiến hành trưng cầu dân ý về tương lai độc lập của đất nước vào năm 2014.
Pháp : Mafia cũng khá đình đám
Thường, khi nói về tham nhũng người ta nghĩ đến Châu Phi, về mafia người ta nghĩ đến Ý. Thế nhưng, tuần san L’Express cho biết, anh bạn láng giềng của Ý là Pháp cũng đang mang trong người căn bệnh ung thư mang tên là Mafia. Hồ sơ này chạy tựa lớn trên trang nhất của tờ báo : «Hoạt động mafia tại Pháp ». Tờ báo cho biết, từ đảo Corse đến Marseille, từ Paris đến các khu ngoại ô…Tội phạm có tổ chức đang lớn mạnh tại Pháp. Vấn nạn này ít được để ý tại Pháp bởi vì các hoạt động mafia rất tinh vi, từ mua bán bất hợp pháp đến các hoạt động thu tiền kiểu xã hội đen, rồi hối lộ, rồi rữa tiền…Tất cả được hình thành trong một mạng lưới phức tạp và tinh vi.
Đến với đảo Corse, nơi nổi đình nổi đám nhất tại Pháp về các hoạt động mafia, L’Express cho biết, đây là nơi có tình trạng tội phạm thuộc hàng số một Châu Âu với những vụ thanh toán đẫm máu. Các bố già của vùng này có tài sản kết sù và đầu tư ở khắp nơi, từ trong nước Pháp đến các nước khác trên thế giới. Ngoài đảo Corse, thì các chuyên gia tại Pháp đều thừa nhận : Ở cả nước Pháp, tội phạm có tổ chức đang thịnh vượng.
Người ta vẫn còn chưa quên những vụ thanh toán theo kiểu xã hội đen gần đây tại Marseille. Hay vụ một công trường xây dựng ở ngoại ô Paris phải ngừng hoạt động do bị tấn công bởi bọn xã hội đen đòi tiền bảo kê. Hay như ở một địa phương khác ở ngoại ô Paris, vừa qua cảnh sát đã phá vỡ một nhóm người bán ma túy qui mô nhỏ và hoạt động khá yên lặng nhưng doanh số mỗi ngày lên đến 30 000 euro.
Tình hình nghiêm trọng đến mức mà chính phủ Pháp mấy năm gần đây đã phải tăng cường biện pháp chống mafia. Như biện pháp tịch thu tài sản có nguồn gốc mafia, thì hồi năm rồi, tại Pháp nhà chức trách đã tịch thu được đến 760 triệu euro tài sản như vậy. Còn tại đảo Corse, các khai báo tài sản bị nghi ngờ dính líu đến mafia hồi năm ngoái là 30 000 vụ.
Nhìn rộng ra Châu Âu, L’Express cho biết, các tổ chức tội phạm đã lợi dụng khủng hoảng, lợi dụng sự thiếu kiên quyết của các chính phủ, sự lỏng lẽo của các biên giới và sự mờ ám trên thị trường tài chính, bọn chúng đã mặt sức lớn mạnh và hiện tại trên toàn cõi Châu Âu có đến 3 600 tổ chức tội phạm được thống kê. Đến mức mà hồi tháng rồi, nghị viện Châu Âu đã phải thành lập một ban đặc trách công tác chống mafia.
Người Ukraina ra sức bảo vệ ngôn ngữ
Ở thời buổi toàn cầu hóa thương mại như ngày nay, ngôn ngữ của những nước có nền kinh tế mạnh luôn ngấp nghé lấn át ngôn ngữ của những nền kinh tế yếu hơn. Thế nhưng, có đôi khi sự lấn át này phải chùn bước như trường hợp tại Ukraina được tờ Oukrainsky Tyjden tại Kiev phản ảnh và được Courrier International dẫn lại với dòng tựa đáng chú ý : « Quí vị hãy nói chuyện với tôi bằng tiếng mẹ đẻ của tôi ».
Tờ báo cho biết, tại Ukraina, nhiều người bản địa đã cùng nhau gây sức ép buộc các công ty nước ngoài đến đây làm ăn phải chấp nhận dành phần tiếng Ukraina ghi trên sản phẩm. Hình thức gây sức ép thì có nhiều. Có người sau khi nhận hàng mua qua mạng, đã quyết định trả lại vì trên sản phẩm có phần hướng dẫn viết bằng tiếng Nga chứ không phải bằng tiếng Ukraina. Có người cùng nhau kiện công ty sản xuất kẹo không để tiếng Ukraina trên bao bì. Có người kiên quyết không dùng sản phẩm không có hướng dẫn bằng tiếng Ukraina. Các công ty làm ăn tại nước này còn bị gây sức ép trong việc phải có trang web bằng tiếng Ukraina…
Kết quả đấu tranh của người Ukraina theo một nhóm đấu tranh cho biết, các sản phẩm không có tiếng Ukraina đã giảm 5% doanh số bán ra trên thị trường Ukraina. Những người đấu tranh đặt mục tiêu nâng con số này lên 30% để buộc các công ty phải sử dụng tiếng Ukraina nếu muốn làm ăn trên lãnh thổ nước này.
Một tiểu thuyết mới về Điện Biên Phủ tại Pháp
Điện Biện Phủ tiếp tục là đề tài được chú ý tại Pháp. L’Express cho biết, quyển tiểu thuyết mang tên « L’Ombre douce » (Bóng mát dịu êm) vừa được xuất bản tại Pháp và vừa được nhận giải nhất Văn học Bỉ 2013.
Tác giả là một phụ nữ sinh năm 1976, tên là Nguyễn Hoài Hương, sinh ra và lớn lên trên đất Pháp. Cô đang là giảng viên tại Trung tâm văn hóa lịch sử đương đại thuộc Đại học Versailles Saint-Quentin-En-Yvelines Cộng Hòa Pháp.
« Bóng mát dịu êm » viết về một chuyện tình buồn của một thiếu nữ Việt Nam và một quân nhân Pháp trên chiến trường Điện Biên Phủ. Tác phẩm thu hút độc giả bởi chuyện tình lãng mạn nhưng đầy bi thương giữa Mai và Yann, cũng như những sự lột tả chân thật về những khía cạnh khác nhau của chiến tranh Đông Dương và trên chiến trường Điện Biên Phủ.
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét