"Để bảo vệ cho quyền tự do phát biểu và tụ họp ôn hòa, và để bảo đảm
là có sự trách nhiệm cho những vi phạm nhân quyền đã xảy ra vào ngày 5
và 6 tháng 5 năm 2013, Ân Xá Quốc Tế đề nghị là chính phủ của ngài: Ngay
lập tức tổ chức điều tra độc lập, vô tư và có hiệu quả về những vụ này,
và bảo đảm là những người có trách nhiệm vi phạm nhân quyền, đặc biệt
trong việc sử dụng vũ lực không cần thiết và ngược đãi những người tranh
đấu ôn hòa, phải được đem ra trước công lý..." - Isabelle Arradon (Amnesty International)
*
Ngài Đại tướng Trần Đại Quang
Bộ trưởng Công an – Bộ Công an
44 Yết Kiêu, Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Ngày 9 tháng 5 năm 2013
Thưa ông Bộ Trưởng
Tôi viết thư này gửi đến ông để bày tỏ sự quan ngại sâu xa của Ân Xá
Quốc Tế về những biến cố đã xảy ra vào ngày 5 và 6 tháng 5 năm 2013.
Những người trẻ tìm cách tổ chức những cuộc dã ngoại ôn hòa để thảo luận
về nhân quyền đã bị ngăn cản không cho làm việc đó bởi công an, và
nhiều bloggers tham gia cuộc dã ngoại đã bị bắt và bị đánh đập.
Những cuộc dã ngoại này được tổ chức bởi những người đã gặp gỡ ôn hòa và
bàn thảo cùng học hỏi về những quyền nằm trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế
Nhân Quyền (TNQTNQ) trong các công viên tại ba thành phố chính của Việt
Nam - Hà Nội, Hồ Chí Minh và Nha Trang.
Tuy nhiên, thay vì cho phép những cuộc tụ tập nhỏ ôn hòa này xảy ra,
công an đã tìm cách ngăn cản không cho người ta tham dự và tạo nên nhiều
chướng ngại để làm gián đoạn các cuộc tụ họp.
Một số lượng lớn công an đã hiện diện; rào cản và hàng rào kẽm gai được
dựng lên để chặn lối vào; âm nhạc mở lớn qua các loa phóng thanh để ngăn
cản các hoạt động; và vòi xịt nước được sử dụng để xịt nước vào những
người tham dự khiến họ phải rời khỏi nơi họ đang ngồi.
Đáng quan ngại hơn, nhiều bloggers tại các vụ này đã bị bắt và bị đánh
đập. Trong khi vụ ở Công viên Nghĩa Đô ở Hà Nội tiếp tục trước sự hiện
diện của một số lớn công an, những vụ tại Công viên 30 tháng 4 ở Thành
phố Hồ Chí Minh và tại Công viên Bạch Đằng ở Nha Trang đều rồi đã bị
giải tán.
Ở Nha Trang, cảnh sát ngăn chặn không cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (được biết dưới cái tên Mẹ Nấm) đến khu dã ngoại, và một số bạo động được biết đã gây nên cho những người tham dự.
Thêm vào đó, ở Hải Phòng, công an bao vây nhà của nhà văn Phạm Thanh Nghiên nơi một số đã dự định đến tụ họp và ngăn cản không cho khách vào, lên tiếng xúc phạm Phạm Thanh Nghiên và mẹ cô.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, hai bloggers Nguyễn Hoàng Vi và Vũ Quốc Anh đã bị bắt trong bạo động. Họ đã phân phát các bản của TNQTNQ. Hai người nữa, blogger Nguyễn Sỹ Hoàng, và Châu Văn Thi,
một thủy thủ - cũng bị bắt. Tất cả đều được trả tự do khoảng từ chín
đến 12 giờ sau đó, sau khi bị nói đã bị hành hung trong lúc hỏi cung.
Ngày hôm sau, vào ngày 6 tháng 5, Nguyễn Hoàng Vi, em của cô là Nguyễn Thảo Chi và mẹ là Nguyễn Thị Cúc,
trở lại đồn công an nơi Nguyễn Hoàng Vi đã bị giữ, để đòi lại tài sản
đã bị tịch thu. Đã có tin là họ bị xách nhiễu và hành hung bởi những tên
côn đồ, có thể có sự đồng lõa của cảnh sát: Nguyễn Thảo Chi bị gãy mấy
cái răng và Bà Nguyễn Thị Cúc bị một điếu thuốc đang cháy đâm vào mặt.
Sau khi họ rời công an để tìm an toàn và để chăm sóc y tế, những tên côn
đồ tiếp tục xách nhiễu họ.
TỰ DO PHÁT BIỂU VÀ HỘI HỌP ÔN HÒA
Ân Xá Quốc Tế nhắc nhở với ông là những quyền tự do phát biểu và hội họp
ôn hòa đều được đưa ra trong bản TNQTNQ, và cung ứng, trong hình thức
ép buộc pháp lý, bởi Hiến Chương Quốc Tế về Quyền Dân sự và Chính trị
(HCQTDSCT) mà Việt Nam là một quốc gia thành viên.
Hiến chương QTDSCT cung cấp, không kể những thứ khác, rằng mọi người đều
có quyền duy trì quan điểm mà không bị can thiệp, và rằng mọi người sẽ
có quyền tự do phát biểu, kể cả quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ
biến thông tin và ý kiến đủ loại, hoặc qua lời nói, qua chữ viết hay
trong bản in, trong hình thức nghệ thuật, hay qua bất cứ phương tiện nào
mà người đó lựa chọn (Điều 19). Hơn thế, quyền hội họp ôn hòa được bảo
đảm. Các quốc gia thành viên của HCQTDSCT sẽ không áp đặt một giới hạn
nào lên quyền được tụ họp ôn hòa ngoài những áp đặt phù hợp với luật
pháp và cần thiết vì lợi ích của an ninh quốc gia hoặc an toàn công
cộng, trật tự công cộng, để bảo vệ sức khỏe công cộng, hay đạo đức hoặc
bảo vệ quyền và tự do của những người khác (Điều 21).
Trong khi cả hai điều này cung cấp việc áp đặt những giới hạn trên những
quyền này trong một số hoàn cảnh, giới hạn cần phải được áp dụng rất
khắt khe. Trong Nhật xét Chung về Điều 19, Ủy Ban Nhân quyền vốn theo
dõi việc tuân thủ HCQTDSCT nói rằng những giới hạn “không thể để làm hại
đến quyền đó,” cần “đáp ứng một thử thách chặt chẽ để biện minh” và
“cần phải được áp dụng chỉ cho những mục đích mà đã được quy định và
phải trực tiếp liên hệ đến nhu cầu cụ thể mà họ đang xác định.” Cụ thể,
Ủy ban thêm là điều khoản giới hạn cho quyền tự do phát biểu “có thể
không bao giờ được đưa ra để biện minh cho việc bóp nghẹt của bất cứ sự
ủng hộ nào cho.. nhân quyền.”
Ân Xá Quốc Tế quan ngại là sự đàn áp, có lúc bạo động, về những buổi dã
ngoại ôn hòa để thảo luận về nhân quyền không thể biện minh là tuân thủ
những điều khoản giới hạn trong HCQTDSCT và do đó đã vi phạm những quyền
cốt yếu của tự do phát biểu và hội họp ôn hòa.
BẢO VỆ NHÂN QUYỀN
Tuyên bố về Người bảo vệ Nhân quyền, được nhất trí thông qua (không bỏ
phiếu) tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, các quốc gia, xác nhận không kể
những điều khác, rằng “mọi người đều có quyền, cá nhân hay hội họp cùng
những người khác, để thúc đẩy và cố gắng cho việc bảo vệ và thực hiện
nhân quyền và những quyền tự do căn bản ở cả mức quốc gia lẫn quốc tế
(Điều 1).”
Tuyên ngôn nói tiếp là mọi người đều có quyền tụ họp ôn hòa cho mục đích
thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền; và rằng mọi người đều có quyền tìm, nhận
và giữ các thông tin về mọi nhân quyền và các tự do căn bản. Điều này
bao gồm quyền học hỏi, thảo luận và có ý kiến về việc chấp hành nhân
quyền, và lôi cuốn sự chú ý của quần chúng cho điều này.
SỬ DỤNG BẠO LỰC KHÔNG CẦN THIẾT VÀ HÀNH HUNG
Ân Xá Quốc Tế rất quan ngại về việc sử dụng bạo lực không cần thiết bởi
nhà cầm quyền Việt Nam chống lại những người đã bị bắt và đánh đập cũng
như là xách nhiễu và các biện pháp khác đã được sử dụng để ngăn cản
không cho tổ chức những cuộc dã ngoại ôn hòa.
Ân Xá Quốc Tế còn thêm quan ngại về những tấn công vật chất lên em gái
của Nguyễn Hoàng Vi là Nguyễn Thảo Chi và mẹ là Nguyễn Thị Cúc có thể đã
vi phạm quyền tự do không bị tra tấn và đối xử tàn nhẫn, vô nhân hay
làm mất phẩm giá hay trừng phạt, vốn là tuyệt đối và được cung cấp,
không kể những thứ khác, ở Điều 7 của HCQTDQCT.
ĐỀ NGHỊ
Để bảo vệ cho quyền tự do phát biểu và tụ họp ôn hòa, và để bảo đảm là
có sự trách nhiệm cho những vi phạm nhân quyền đã xảy ra vào ngày 5 và 6
tháng 5 năm 2013, Ân Xá Quốc Tế đề nghị là chính phủ của ngài:
+ Ngay lập tức tổ chức điều tra độc lập, vô tư và có hiệu quả về những
vụ này, và bảo đảm là những người có trách nhiệm vi phạm nhân quyền, đặc
biệt trong việc sử dụng vũ lực không cần thiết và ngược đãi những người
tranh đấu ôn hòa, phải được đem ra trước công lý;
+ Cam kết công khai tôn trọng quyền tự do ngôn luận và hội họp ôn hòa,
và bảo vệ những công việc quan trọng đang được thực hiện bởi những người
bênh vực cho nhân quyền; và
+ Công khai lên án sử dụng những hành vi tàn ác, vô nhân và làm hạ phẩm
giá hay trừng phạt vào lúc bị bắt hay bị tạm giam, và bảo đảm những cơ
chế trách nhiệm nội tại mạnh mẽ được đặt ra để giải quyết những trường
hợp cảnh sát lạm quyền liên quan đến vi phạm nhân quyền.
Những cuộc đối thoại nhân quyền ôn hòa tương tự có thể xảy ra ở Việt Nam trong tương lai.
Chúng tôi thành thực hy vọng là những người tham gia sẽ được đến dự
những vụ như vậy không bị xách nhiễu, đe dọa hay lo sợ bị coi là tội
phạm.
Vì quyền lợi của minh bạch, chúng tôi sẽ phổ biến bức thư này trên địa
chỉ của chúng tôi từ 10 tháng 5 năm 2013. Nếu ngài có câu hỏi gì liên
quan đến sự quan tâm của Ân Xá Quốc Tế, chúng tôi rất chào đón cơ hội để
thảo luận những vấn đề này với ngài và các đại diện khác của chính
phủ.
Kính thư
Isabelle Arradon
Phó Giám đốc Á Châu Thái Bình Dương
Cc:
Đại sứ Vũ Quang Minh, Đại sứ quán Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Anh Quốc.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh, Bộ Ngoại Giao, Hà Nội, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
(Amnesty International gửi đến Defend the Defenders)
Copy từ: Dân Làm Báo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét