Người Buôn Gió
cuối tháng 4 năm 2013 trở về quê hương để dự lễ thượng
thọ cho cha già. Nhưng đến ngưỡng cửa của xứ thiên
đường, thánh an ninh gác cổng thiên đường không cho Điệp
vào. Lý do là Điệp hay lên mạng intenet nói chuyện chính trị,
thời sự Việt Nam.
Phạm Văn Điệp cực kỳ bất ngờ vì anh ta là người Việt Nam
mà không được vào Việt Nam, dù Điệp chất vấn thế nào thì
các thánh an ninh gác cổng xứ sở thiên đường đều lắc
đầu quầy quậy một là một, hai hai là hai.
Điệp đành ngậm ngùi rời khỏi cổng thiên đường, quay về
hạ giới. Làm đơn tấu trình quan sở tại dưới trần gian,
để quan đốt sớ dâng lên thiên đường xem xét.
http://phamvandiep.blogspot.ru/2013/04/toi-bi-mat-to-quoc-do-ang-cong-san-viet.html
Xứ thiên đường đâu phải thích đi là đi, thích về là về.
Phạm Văn Điệp trước kia đã từng vào xứ thiên đường trót
lọt, nhưng lúc anh muốn trở về hạ giới Liên Bang Nga. Người
gác cổng thiên đường ngăn không cho anh ta đi, vật vã 4 tháng
ròng xin xỏ. Phạm Văn Điệp hưởng sự nhân đạo của thiên
đường cho phép anh ta đi xuống hạ giới.
Có lẽ Phạm Văn Điệp mất 4 tháng nữa để quay về Việt Nam.
Tổng Bí Thư Đảng CSVN là người có thể nói là lãnh đạo cao
cấp nhất ở VN, từng công khai nói đến chuyện thanh niên,
người dân Việt Nam xa rời chính trị, chạy theo lối sống
vật chất đời thường. Ngài TBT hô hào người dân phải quan
tâm tìm hiểu, góp ý về các sự kiện chính trị diễn ra trong
nước...
Hưởng ứng lời kêu gọi ấy của TBT Đảng CS Việt Nam,
người công dân Phạm Văn Điệp đã bằng tấm lòng nhiệt
huyết với quê hương, anh đã dành thời gian còn lại sau những
ngày làm việc vất vả, để bàn luận về chính trị, chính
sách của Đảng và nhà nước trên nhiều diễn đàn. Không như
nhiều người người khác, Phạm Văn Điệp có cái nhìn rất đa
chiều, tuy rằng ở nước ngoài nhưng không phải lúc nào anh
cũng chê bai đường lối chính sách của Đảng và NN. Rất
nhiều lần anh đã bênh vực, thanh mình, giải thích cho hành
động của Đảng và NN Việt Nam trước những chỉ trích của
các luồng dư luận. Quan điểm và hành động của Phạm Văn
Điệp thiết nghĩ là khá tốt nếu xét theo lời yêu cầu của
ông TBT Đảng CSVN.
Nhưng nếu xét theo quan điểm của các thánh an ninh, thánh tuyên
truyền thì tên Phạm Văn Điệp chưa hiểu đủ và đúng quan
điểm của ông TBT Đảng CSVN. Ông TBT nói là người dân không
quan tâm đến chính trị, không có nghĩa là người dân quan tâm
đến chính trị theo cảm nhận của họ, mà cái quan tâm ở
đây là phải có đường lối, có định hướng, nếu không sẽ
bị trệch đường ray, sẽ bị thế lực thù địch xuyên tạc.
Đáng ra Phạm Văn Điệp phải chờ một nghị quyết bổ sung
đại loại mang cái tên là - <em>hướng dẫn quan tâm đến chính
trị...</em> chẳng hạn. Ở xứ thiên đường là vậy, luật
trên đưa ra, nhưng muốn chắc thì còn phải chờ văn bản
hướng dẫn nữa. Ví dụ như hiến pháp ghi công dân có quyền
biểu tình, nhưng chớ dại mà biểu tình, vì mới có nghị
định cấm tụ tập đông người chứ chưa có nghị định nào
hướng dẫn biểu tình. Và cũng chỉ có luật gây rối trật
tự công cộng chứ không có luật nào chỉ rõ việc biểu tình
ra sao?
Phạm Văn Điệp khi không vào được xứ thiên đường lần
này, Điệp tính nước khởi đơn kiện vói nội dung là Điệp
là người Việt Nam, có hộ chiếu VN, khẳng định là công dân
VN mà không được vào VN. Thời gian chờ đợi phân xử việc
này không biết kéo dài bao nhiêu lâu?
Nhưng Phạm Văn Điệp có thể gửi đơn khiếu nại về một
chuyện khác liên quan đến việc bị cấm vào. Đó là gửi đơn
đến Hội đồng lý luận trung ương ĐCSVN, ban tuyên giáo ĐCSVN
để khiếu nại về việc không có văn bản hướng dẫn việc
thực hiện lời ông TVB về chuyện người dân quan tâm đến
chính trị. Và vì bởi không có văn bản hướng dẫn ấy nên
ông không biết bàn thế nào để vừa ý Đảng, mặc dù nhiều
lần ông đã bênh vực cho Đảng, phản bác lại những ý kiến
chỉ trích Đảng.
Hy vọng con đường ấy giúp ông khỏi phải vật vã khi trở
về.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130501/nguoi-buon-gio-vat-va-tro-ve-vat-va-ra-di),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Copy từ: Dân Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét