Tường An, thông tín viên RFA, Paris
2013-05-22
2013-05-22
Nghe bài này
Cô Đỗ thị Minh Hạnh, vì đấu tranh cho quyền lợi công nhân nên đã bị kết án 8 năm tù giam. Vừa rồi cô đã chuyển trại giam, ở trại mới cô đã bị đánh đập, bạo hành nhiều lần. Thông tín viên Tường An cập nhật tình trạng của cô Đỗ thị Minh Hạnh như sau:
Luật rừng trong các trại giam ở Việt Nam
Đầu tháng 5 vừa qua, cô Đỗ thị Minh Hạnh đã bị chuyển từ trại giam Z30D Thủ Đức, tỉnh Bình Thuận về trại Z30A , Long Khánh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Trại Z30A gồm có 5 phân trại, phân trại 5 là nơi giam nữ tù nhân, 4 phân trại còn lại dành cho nam tù nhân.
Được biết, tuy chuyển sang trại mới chưa được một tuần mà Hạnh đã đánh hội đồng 2 lần. Bố Hạnh là ông Đỗ Ty cho biết đầu tháng năm gia đình có đến thăm Hạnh, tuy nhiên công an ngồi kế bên nên gia đình không nói chuyện được nhiều, chị của Hạnh chỉ nhận thấy Hạnh buồn và ít nói, cảm thấy bị cô lập vì không tin ai, không nói nói chuyện được với ai ở trại mới. Ông Đỗ Ty cho biết tình hình của Hạnh hiện nay:
“Sức khoẻ của Hạnh có kém nhiều so với lúc trước, Hạnh ít nói và có vẻ như bị cô lập”
Ông Võ văn Bửu, quê tại An Giang, chồng bà Mai thị Dung đến thăm vợ ngày10 tháng 5. Bà Mai thị Dung là tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo, trong khi bà đang hành đạo thì bắt và bị kết án 11 năm tù ngày 5 tháng 8 năm 2005 vì tội “ phá rối trật tự trị an “ Hiện bà bị sạn túi mật rất nặng, ông Bửu cho biết tình trạng hiện tại của vợ mình sau nhiều năm tháng bệnh hoạn trong tù như sau:
Bà Mai thị Dung bị nhốt cùng phân trại 5 với Hạnh nên đã chứng kiến cảnh Hạnh bị bạn tù hành hung. Tuy chưa biết rõ Hạnh là ai, nhưng cảm thương cho cô gái trẻ kiên cường mà bị bạo hành nên dù bị công an cấm nói và cảnh cáo nhiều lần, bà Dung cũng đã tìm cách kể lại cho chồng nghe. Ông Bửu tường thuật lại việc Hạnh bị đánh đập 2 lần qua lời kể của bà Mai thị Dung như sau:
“Hạnh mới chuyển vô đây được 1 tuần, nhưng cô đã bị đánh 2 lần, tôi hỏi Dung tại sao bị đánh thì Dung nói là lần đầu tiên Hạnh không chịu ra điểm danh. Cán bộ bắt chị em tù ra ngoài ngồi xếp hàng điểm danh, cô Hạnh không chịu ra điểm danh, thì nó ( can bộ tù) gài cái thế là cho các chị em tù ngồi ngoài nắng, cho nên người ta bực bội người ta kéo vô đánh cô Hạnh. Sau đó, buổi sáng ngày 10/5 là ngày tôi ra thăm nuôi vợ tôi là cô Mai thị Dung thì Dung nói “ Cô Hạnh mới bị đánh thức thời nè” tôi hỏi vụ gì bị đánh ? Dung nói “ Nó bắt cô Hạnh đi lao động, Hạnh không chịu đi thì cán bộ trại giam bắt hàng quân ngồi ở ngoài hoài, nó không cho những người ở cùng phòng với cô Hạnh xuất trại thì mấy người kia mới bực bộ, người ta tràn vô người ta đánh cô Hạnh. Nó nói trong đội tràn vô đánh. Tràn vô đánh thì tôi nghĩ không phải ít người “
Thường thường tôi ở trong trại giam tôi biết mỗi đội có trên dưới 30 người, cho nên nếu nó nói tràn vô đánh thì phải đông người đánh chứ không ít người. Tù trong đó thường là dân xã hội: trộm cắp, gái, cướp giựt…v.v… Nó đưa mình vô ở chung để những người đó họ khủng bố mình.
Bóc lột, tham nhũng và hối lộ
Ông Võ văn Bửu, tín đồ Phật giáo Hoà Hảo, ra tù ngày 8 tháng 5 năm 2012 sau 7 năm bị giam cầm, ông đã từng bị giam tại phân trại 2 của trại Z30A nên ông biết rõ tình hình tại đây. Ông cho biết trại này gồm 5 phân trại, mỗi phân trại ( còn gọi là “ ca “) có khoảng 800-1000 người , mỗi ca chia ra nhiều phòng, mỗi phòng nhốt khoảng 60-80 người, mỗi người được chia một diện tích không đầy 2 mét vuông:
“Luật tụi nó là luật rừng. Luật quy định là mỗi người được 2 mét vuông, nhưng có khi nó chia mỗi người có 1,2 mét vuông. Nó ém người ta như ém mắm.”
“ Ca em ở thì không có nữ. Đặc biệt ca 5 mới có nữ, còn 4 ca kia thì không có nữ. Ca em ở là ca nam, đặc biệt 5 ca đó chỉ có ca 5 là ca nữ, còn 4 ca kia là ca nam. Trại giam có nhiều công việc để làm , nhưng hình như là nữ thì làm hạt điều nhiều hơn. Ca em ở thì nó bắt làm đủ thứ chuyện. Còn chăn nuôi thì dành cho hạng đại gia, những ông làm giáp đốc, kinh tế ở tù, vô đó bỏ tiền ra lo lót cho họ. Họ cho ra đồng xây nhà chăn nuôi. Còn dạng anh em hình sự nó đưa đi ra đồng cuốc đất, trồng rau….Hồi trước họ đưa em và chú Hải Điếu Cày về đội trồng rau.”
Ngày 12 tháng 3 năm nay, nhóm đặc trách về Giam giữ tuỳ tiện của Liên Hiệp Quốc ( The Working Group On Arbitrary Detention) đã ra thông báo đòi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do và bồi thường cho Đỗ thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. Theo sát những chuyển biến trong tù của 3 nhà hoạt động công đoàn này là Tổ chức Lao Động Việt Tự Do, gọi tắt là Lao Động Việt. Lao Động Việt là một tổ chức liên kết các hiêp hội công nhân trong và ngoài nước để giúp đỡ cho người lao động gồm: Công đoàn Độc Lập, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, Phong trào Lao Động Việt và Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam với đại diện trong nước là bà Lê thị Công Nhân và đại diên ở hải ngoại là ông Trần Ngọc Thành. Ông Thành cho biết nhận định của Lao Động Việt về tình hình của Đỗ thị Minh Hạnh nói riêng và các tù nhân chính trị nói chung như sau:
Ngoài ra còn một hiện tượng nữa là cướp không trắng trợn những tài sản của tù nhân mỗi khi chuyển trại. Trong khi đó, mỗi khi họ ốm đau, thì bắt gia đình phải cung cấp thuốc men. Vật giá trong nhà tù thì đắt đỏ hơn nhiều so với bên ngoài, do đó tù nhân muốn tồn tại thì gia đình phải nuôi nấng, phải cung cấp vật liệu, nhưng mỗi lần chuyển trại thì nhà tù bắt để lại tất cả những thứ đó. Từ trước đến nay, khi nói về chế độ hà khắc của nhà tù Việt Nam chúng ta chỉ nghĩ đến chuyện đánh đập hay là truy bức hay lao động khổ sai, ta quên là nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bên cạnh việc bóc lột sức lao động của tù nhân còn cướp không một cách trắng trợn những tài sản rất là ít ỏi của tù nhân.
Thì đó là những điều chúng ta phải lên tiếng và không thể nào chấp nhận được “
Là thành viên của Phong trào Lao Động Việt, Đỗ thị Minh Hạnh đã cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương giúp công nhân hãng giày Mỹ Phong ở Trà Vinh biểu tình, rải truyền đơn đòi quyền lợi cho công nhân khi họ bị chủ đàn áp. Do đó 3 người bạn trẻ này đã nhận các bản án từ 7 đến 9 năm tù trong phiên toà phúc thẩm ở Trà Vinh ngày 18 tháng 3 năm 2011, lúc đó Hạnh vừa tròn 26 tuổi.
Cô Đỗ thị Minh Hạnh, vì đấu tranh cho quyền lợi công nhân nên đã bị kết án 8 năm tù giam. Vừa rồi cô đã chuyển trại giam, ở trại mới cô đã bị đánh đập, bạo hành nhiều lần. Thông tín viên Tường An cập nhật tình trạng của cô Đỗ thị Minh Hạnh như sau:
Luật rừng trong các trại giam ở Việt Nam
Đầu tháng 5 vừa qua, cô Đỗ thị Minh Hạnh đã bị chuyển từ trại giam Z30D Thủ Đức, tỉnh Bình Thuận về trại Z30A , Long Khánh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Trại Z30A gồm có 5 phân trại, phân trại 5 là nơi giam nữ tù nhân, 4 phân trại còn lại dành cho nam tù nhân.
Được biết, tuy chuyển sang trại mới chưa được một tuần mà Hạnh đã đánh hội đồng 2 lần. Bố Hạnh là ông Đỗ Ty cho biết đầu tháng năm gia đình có đến thăm Hạnh, tuy nhiên công an ngồi kế bên nên gia đình không nói chuyện được nhiều, chị của Hạnh chỉ nhận thấy Hạnh buồn và ít nói, cảm thấy bị cô lập vì không tin ai, không nói nói chuyện được với ai ở trại mới. Ông Đỗ Ty cho biết tình hình của Hạnh hiện nay:
“Sức khoẻ của Hạnh có kém nhiều so với lúc trước, Hạnh ít nói và có vẻ như bị cô lập”
Ông Võ văn Bửu, quê tại An Giang, chồng bà Mai thị Dung đến thăm vợ ngày10 tháng 5. Bà Mai thị Dung là tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo, trong khi bà đang hành đạo thì bắt và bị kết án 11 năm tù ngày 5 tháng 8 năm 2005 vì tội “ phá rối trật tự trị an “ Hiện bà bị sạn túi mật rất nặng, ông Bửu cho biết tình trạng hiện tại của vợ mình sau nhiều năm tháng bệnh hoạn trong tù như sau:
Mỗi tháng phải đem thuốc vô nhưng bệnh sỏi túi mật thì phải mổ để lấy sỏi ra chứ nếu không thì không hết được, bây giờ nó đã đến giải đoạn nhiễm trùng rồi. Bác sĩ nói Dung ký giấy nhận tội đi thì họ sẽ cho về trị bệnh, nếu không bệnh này sẽ bị nhiễm trung và dẫn đến tử vong“Đi thăm thì cũng như thường lệ, cô Dung đi thì có hai người kè ra, nhưng đặc biệt lần này thì thấy cô Dung bị sưng, có khi sưng, có khi xẹp. Mỗi tháng phải đem thuốc vô nhưng bệnh sỏi túi mật thì phải mổ để lấy sỏi ra chứ nếu không thì không hết được, bây giờ nó đã đến giải đoạn nhiễm trùng rồi. Bác sĩ nói Dung ký giấy nhận tội đi thì họ sẽ cho về trị bệnh, nếu không bệnh này sẽ bị nhiễm trung và dẫn đến tử vong”
Ông Võ văn Bửu
Bà Mai thị Dung bị nhốt cùng phân trại 5 với Hạnh nên đã chứng kiến cảnh Hạnh bị bạn tù hành hung. Tuy chưa biết rõ Hạnh là ai, nhưng cảm thương cho cô gái trẻ kiên cường mà bị bạo hành nên dù bị công an cấm nói và cảnh cáo nhiều lần, bà Dung cũng đã tìm cách kể lại cho chồng nghe. Ông Bửu tường thuật lại việc Hạnh bị đánh đập 2 lần qua lời kể của bà Mai thị Dung như sau:
“Hạnh mới chuyển vô đây được 1 tuần, nhưng cô đã bị đánh 2 lần, tôi hỏi Dung tại sao bị đánh thì Dung nói là lần đầu tiên Hạnh không chịu ra điểm danh. Cán bộ bắt chị em tù ra ngoài ngồi xếp hàng điểm danh, cô Hạnh không chịu ra điểm danh, thì nó ( can bộ tù) gài cái thế là cho các chị em tù ngồi ngoài nắng, cho nên người ta bực bội người ta kéo vô đánh cô Hạnh. Sau đó, buổi sáng ngày 10/5 là ngày tôi ra thăm nuôi vợ tôi là cô Mai thị Dung thì Dung nói “ Cô Hạnh mới bị đánh thức thời nè” tôi hỏi vụ gì bị đánh ? Dung nói “ Nó bắt cô Hạnh đi lao động, Hạnh không chịu đi thì cán bộ trại giam bắt hàng quân ngồi ở ngoài hoài, nó không cho những người ở cùng phòng với cô Hạnh xuất trại thì mấy người kia mới bực bộ, người ta tràn vô người ta đánh cô Hạnh. Nó nói trong đội tràn vô đánh. Tràn vô đánh thì tôi nghĩ không phải ít người “
Cô Hạnh mới bị đánh thức thời nè”...“ Nó bắt cô Hạnh đi lao động, Hạnh không chịu đi thì cán bộ trại giam bắt hàng quân ngồi ở ngoài hoài, nó không cho những người ở cùng phòng với cô Hạnh xuất trại thì mấy người kia mới bực bộ, người ta tràn vô người ta đánh cô HạnhTràn vô, có nghĩa không phải một người đánh, mà một số người, một đám người cùng nhau đánh hội đồng cô Hạnh. Theo ông Bửu, cán bộ không tự tay đánh tù, nhưng tạo điều kiện, mượn tay tù hình sự để đánh tù chính trị, tôn giáo.
Bà Mai thị Dung
Thường thường tôi ở trong trại giam tôi biết mỗi đội có trên dưới 30 người, cho nên nếu nó nói tràn vô đánh thì phải đông người đánh chứ không ít người. Tù trong đó thường là dân xã hội: trộm cắp, gái, cướp giựt…v.v… Nó đưa mình vô ở chung để những người đó họ khủng bố mình.
Bóc lột, tham nhũng và hối lộ
Ông Võ văn Bửu, tín đồ Phật giáo Hoà Hảo, ra tù ngày 8 tháng 5 năm 2012 sau 7 năm bị giam cầm, ông đã từng bị giam tại phân trại 2 của trại Z30A nên ông biết rõ tình hình tại đây. Ông cho biết trại này gồm 5 phân trại, mỗi phân trại ( còn gọi là “ ca “) có khoảng 800-1000 người , mỗi ca chia ra nhiều phòng, mỗi phòng nhốt khoảng 60-80 người, mỗi người được chia một diện tích không đầy 2 mét vuông:
“Luật tụi nó là luật rừng. Luật quy định là mỗi người được 2 mét vuông, nhưng có khi nó chia mỗi người có 1,2 mét vuông. Nó ém người ta như ém mắm.”
Chăn nuôi thì dành cho hạng đại gia, những ông làm giáp đốc, kinh tế ở tù, vô đó bỏ tiền ra lo lót cho họ. Họ cho ra đồng xây nhà chăn nuôi. Còn dạng anh em hình sự nó đưa đi ra đồng cuốc đất, trồng rauTrại giam là một xã hội thu nhỏ với nhiều bất công, tàn độc không kém ngoài đời. Cũng tham nhũng, hối lộ, cũng phân biệt đối xử. Lao động dành cho các nữ tù nhân là bóc vỏ hạt điều, một công việc vô cùng nguy hại cho sức khoẻ vì chất độc từ mủ hạt điều :
Ông Võ văn Bửu
“ Ca em ở thì không có nữ. Đặc biệt ca 5 mới có nữ, còn 4 ca kia thì không có nữ. Ca em ở là ca nam, đặc biệt 5 ca đó chỉ có ca 5 là ca nữ, còn 4 ca kia là ca nam. Trại giam có nhiều công việc để làm , nhưng hình như là nữ thì làm hạt điều nhiều hơn. Ca em ở thì nó bắt làm đủ thứ chuyện. Còn chăn nuôi thì dành cho hạng đại gia, những ông làm giáp đốc, kinh tế ở tù, vô đó bỏ tiền ra lo lót cho họ. Họ cho ra đồng xây nhà chăn nuôi. Còn dạng anh em hình sự nó đưa đi ra đồng cuốc đất, trồng rau….Hồi trước họ đưa em và chú Hải Điếu Cày về đội trồng rau.”
Ngày 12 tháng 3 năm nay, nhóm đặc trách về Giam giữ tuỳ tiện của Liên Hiệp Quốc ( The Working Group On Arbitrary Detention) đã ra thông báo đòi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do và bồi thường cho Đỗ thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. Theo sát những chuyển biến trong tù của 3 nhà hoạt động công đoàn này là Tổ chức Lao Động Việt Tự Do, gọi tắt là Lao Động Việt. Lao Động Việt là một tổ chức liên kết các hiêp hội công nhân trong và ngoài nước để giúp đỡ cho người lao động gồm: Công đoàn Độc Lập, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, Phong trào Lao Động Việt và Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam với đại diện trong nước là bà Lê thị Công Nhân và đại diên ở hải ngoại là ông Trần Ngọc Thành. Ông Thành cho biết nhận định của Lao Động Việt về tình hình của Đỗ thị Minh Hạnh nói riêng và các tù nhân chính trị nói chung như sau:
Chúng ta chỉ nghĩ đến chuyện đánh đập hay là truy bức hay lao động khổ sai, ta quên là nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bên cạnh việc bóc lột sức lao động của tù nhân còn cướp không một cách trắng trợn những tài sản rất là ít ỏi của tù nhân“Trước tình hình đó, chúng tôi tiếp tục thu nhận tất cả những hồ sơ, những chứng cứ mà gia đình cũng như các nhân chứng để tiếp tục cùng với tổ chức Freedom Now cũng như luật sư Lâm Chấn Thọ tiếp tục đưa vấn đề này ra Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Ở đây có một sự việc rất nghiêm trọng mà các trại tù thường hay sử dụng: tức là, để tránh tiếng là công an đánh đập tù nhân thì họ thường mượn tay tù hình sự để đánh tù nhân chính trị , trường hợp Hạnh đã nhiều lần bị như vậy. Quản giáo đẩy những nổi căm thù hay bất bình đó sang tù nhân chính trị.
Ngoài ra còn một hiện tượng nữa là cướp không trắng trợn những tài sản của tù nhân mỗi khi chuyển trại. Trong khi đó, mỗi khi họ ốm đau, thì bắt gia đình phải cung cấp thuốc men. Vật giá trong nhà tù thì đắt đỏ hơn nhiều so với bên ngoài, do đó tù nhân muốn tồn tại thì gia đình phải nuôi nấng, phải cung cấp vật liệu, nhưng mỗi lần chuyển trại thì nhà tù bắt để lại tất cả những thứ đó. Từ trước đến nay, khi nói về chế độ hà khắc của nhà tù Việt Nam chúng ta chỉ nghĩ đến chuyện đánh đập hay là truy bức hay lao động khổ sai, ta quên là nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bên cạnh việc bóc lột sức lao động của tù nhân còn cướp không một cách trắng trợn những tài sản rất là ít ỏi của tù nhân.
Thì đó là những điều chúng ta phải lên tiếng và không thể nào chấp nhận được “
Là thành viên của Phong trào Lao Động Việt, Đỗ thị Minh Hạnh đã cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương giúp công nhân hãng giày Mỹ Phong ở Trà Vinh biểu tình, rải truyền đơn đòi quyền lợi cho công nhân khi họ bị chủ đàn áp. Do đó 3 người bạn trẻ này đã nhận các bản án từ 7 đến 9 năm tù trong phiên toà phúc thẩm ở Trà Vinh ngày 18 tháng 3 năm 2011, lúc đó Hạnh vừa tròn 26 tuổi.
Copy từ: RFA
..........................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét