Tình trạng phá rừng vẫn không ngừng gia tăng trên thế giới.
Global Witness
Global Witness khẳng định vẫn duy trì quan điểm cũng như đang
nắm trong tay các bằng cớ. Tổ chức này nói rằng có các tài liệu chứng
minh việc Hoàng Anh Gia Lai trồng cao su tại Cam Bốt và Lào trong năm
2012 là vi phạm quy định.
Báo cáo công bố ngày 13/05/2013 của Global Witness đưa ra các bằng chứng cho thấy làm thế nào Hoàng Anh Gia Lai có thể thu tóm được một diện tích đất đai rộng lớn, gần gấp năm lần giới hạn cho phép ở Cam Bốt. Công ty cũng đã làm ngơ trước các quy định về môi trường và xã hội, làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân địa phương và gây tổn hại cho các khu rừng.
Theo bà Megan MacInnes, người phụ trách vấn đề đất đai của Global Witness, thì thay vì giải quyết các vấn đề bị cáo buộc và cải thiện tình hình, Hoàng Anh Gia Lai lại ưu tư nhiều hơn về việc duy trì hình ảnh của mình trước công chúng.
Thông cáo của Global Witness cho biết, tổ chức này đã gặp gỡ đại diện của Hoàng Anh Gia Lai vào ngày 22/08/2012 tại Pleiku để trình bày các bằng chứng và đưa ra khuyến cáo về các biện pháp khắc phục. Việc ông Đoàn Nguyên Đức nói rằng không hề có cuộc gặp này, theo Global Witness là sai sự thật, vì trước đó đôi bên đã trao đổi qua lại bằng email trong nhiều tuần lễ. Đến tháng 3/2013, Global Witness đã gởi thư cho Hoàng Anh Gia Lai để cập nhật tình hình, nhưng không được hồi âm.
Tổ chức phi chính phủ này cũng cho biết đang đối thoại với ông Đoàn Nguyên Đức và các cộng sự để gặp gỡ một lần nữa tại Pleiku vào tháng 6/2013. Về lời mời tham quan các đồn điền cao su của Hoàng Anh Gia Lai, Global Witness cho biết đã đến thăm những nơi này nhiều lần trong năm 2012. Thông cáo cũng bày tỏ mong muốn cùng thảo luận trực tiếp với tập đoàn Việt Nam để tìm ra giải pháp.
Báo cáo công bố ngày 13/05/2013 của Global Witness cáo buộc hai công ty lớn của Việt Nam là Hoàng Anh Gia Lai và Tổng công ty Cao su Việt Nam (VRG) đã thuê các vùng đất rộng lớn để trồng cao su tại Lào và Cam Bốt. Hai công ty trên có liên quan đến việc chặt đốn rừng trong và ngoài ranh giới nhượng quyền, qua việc liên kết với các ông trùm và viên chức địa phương, bên cạnh đó còn gây ảnh hưởng đến sinh kế của người dân.
Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ ngày 14/05/2013, ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã khẳng định là không hề chiếm đất của Lào và Cam Bốt, mà ngược lại đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Được biết Global Witness là tổ chức phi chính phủ chuyên đấu tranh chống xâm phạm tài nguyên thiên nhiên như dầu hỏa, rừng, kim cương tại các nước đang phát triển dưới sự hỗ trợ của các giới chức tham nhũng. Có thể kể một số vụ mà tổ chức này đã tham gia như vụ công ty trung gian về dầu hỏa Glencore của Thụy Sĩ, vấn đề khai thác và buôn lậu kim cương châu Phi, vụ buôn lậu vũ khí Liên Xô cũ cho Angola năm 1994…Ngân sách hoạt động của Global Witness từ nhiều quỹ tài trợ, các chính phủ như Na Uy, Anh và một số tổ chức từ thiện.
Báo cáo công bố ngày 13/05/2013 của Global Witness đưa ra các bằng chứng cho thấy làm thế nào Hoàng Anh Gia Lai có thể thu tóm được một diện tích đất đai rộng lớn, gần gấp năm lần giới hạn cho phép ở Cam Bốt. Công ty cũng đã làm ngơ trước các quy định về môi trường và xã hội, làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân địa phương và gây tổn hại cho các khu rừng.
Theo bà Megan MacInnes, người phụ trách vấn đề đất đai của Global Witness, thì thay vì giải quyết các vấn đề bị cáo buộc và cải thiện tình hình, Hoàng Anh Gia Lai lại ưu tư nhiều hơn về việc duy trì hình ảnh của mình trước công chúng.
Thông cáo của Global Witness cho biết, tổ chức này đã gặp gỡ đại diện của Hoàng Anh Gia Lai vào ngày 22/08/2012 tại Pleiku để trình bày các bằng chứng và đưa ra khuyến cáo về các biện pháp khắc phục. Việc ông Đoàn Nguyên Đức nói rằng không hề có cuộc gặp này, theo Global Witness là sai sự thật, vì trước đó đôi bên đã trao đổi qua lại bằng email trong nhiều tuần lễ. Đến tháng 3/2013, Global Witness đã gởi thư cho Hoàng Anh Gia Lai để cập nhật tình hình, nhưng không được hồi âm.
Tổ chức phi chính phủ này cũng cho biết đang đối thoại với ông Đoàn Nguyên Đức và các cộng sự để gặp gỡ một lần nữa tại Pleiku vào tháng 6/2013. Về lời mời tham quan các đồn điền cao su của Hoàng Anh Gia Lai, Global Witness cho biết đã đến thăm những nơi này nhiều lần trong năm 2012. Thông cáo cũng bày tỏ mong muốn cùng thảo luận trực tiếp với tập đoàn Việt Nam để tìm ra giải pháp.
Báo cáo công bố ngày 13/05/2013 của Global Witness cáo buộc hai công ty lớn của Việt Nam là Hoàng Anh Gia Lai và Tổng công ty Cao su Việt Nam (VRG) đã thuê các vùng đất rộng lớn để trồng cao su tại Lào và Cam Bốt. Hai công ty trên có liên quan đến việc chặt đốn rừng trong và ngoài ranh giới nhượng quyền, qua việc liên kết với các ông trùm và viên chức địa phương, bên cạnh đó còn gây ảnh hưởng đến sinh kế của người dân.
Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ ngày 14/05/2013, ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã khẳng định là không hề chiếm đất của Lào và Cam Bốt, mà ngược lại đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Được biết Global Witness là tổ chức phi chính phủ chuyên đấu tranh chống xâm phạm tài nguyên thiên nhiên như dầu hỏa, rừng, kim cương tại các nước đang phát triển dưới sự hỗ trợ của các giới chức tham nhũng. Có thể kể một số vụ mà tổ chức này đã tham gia như vụ công ty trung gian về dầu hỏa Glencore của Thụy Sĩ, vấn đề khai thác và buôn lậu kim cương châu Phi, vụ buôn lậu vũ khí Liên Xô cũ cho Angola năm 1994…Ngân sách hoạt động của Global Witness từ nhiều quỹ tài trợ, các chính phủ như Na Uy, Anh và một số tổ chức từ thiện.
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét