Máy ảnh kỹ thuật số
ngày này trở thành vật dụng quen thuộc với chúng ta. Nhờ có ảnh kỹ thuật số, mỗi
chúng ta có thể sở hữu từ hàng trăm đến hàng ngàn tấm ảnh cá nhân,, gia đình và
bạn bè. Bên cạnh máy ảnh kỹ thuật số chúng ta còn có thể trang bị cho mình một
chiếc điện thoại tích hợp sẵn chức năng quay phim chụp ảnh. Những chiếc điện
thoại này giúp chúng ta thỏa mãn “cơn ghiền” ghi lại những khoảnh khắc kỷ niệm
ấn tượng khi không mang theo máy ảnh. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang có tiềm
năng trở thành một cameramen.
Nhưng sau khi chụp hình, nhìn lại những tấm ảnh tự chụp, bạn luôn cảm
thấy chưa vừa ý. Có tấm ảnh không rõ nét, có tấm ảnh bị tối hoặc có tấm ảnh bố
cục không như ý. Vậy phải làm sao?
Thật ra chụp hình
nghiệp dư cũng không khó, Ăn Mày giới thiệu với bạn một số vấn đề căn bản để có
một tấm ảnh nghiệp dư thật…. vừa ý …bạn.
Bỏ qua các loại máy
chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp, ở đây Ăn Mày chỉ muốn nói đến loại máy ảnh
bình dân hoàn toàn nghiệp dư.
Máy ảnh kỹ thuật số
có khả năng lấy hình đẹp nhất nằm trong khoảng cách tối đa 4m từ đối tượng chụp
đến máy. Vì vậy trước khi chụp bạn nên ước lượng khoảng cách này để chọn khoảng
cách hợp lý. Trên thân máy ảnh có bố trí một nút (phím) zoom hỗ trợ bạn lấy
khung ảnh. Bạn có thể dùng nút zoom để "kéo" lại gần hoặc
"đẩy" ra xa theo ý đồ lấy cảnh của bạn.
- Chụp hình: Phím ghi hình (phím chụp hình) có hai vị trí. Khi chụp hình, bạn ấn phím “chụp” xuống ½ giữ nguyên chờ cho máy tự động lấy nét (khoảng 2 - 3 giây có khi lâu hơn tùy theo bộ xử lý trong của từng loại máy) Đến khi thấy hình sáng rõ, bạn ấn tiếp để thực hiện chụp ảnh(ghi ảnh). Ít người để ý đến điều này, thông thường khi lấy được cảnh vừa ý thì bấm luôn một lần. Như vậy máy chưa kịp xử lý tín hiệu phải ghi hình ngay sẽ cho ra tấm hình mất nét.
- Quay clip: Tốt nhất bạn nên dùng chân của máy ảnh hoặc đặt cố định vào một vị trí có thể lấy được khung hình như vậy ảnh sẽ không bị rung lắc. Khi chuyển cảnh bạn nên quay ống kính (camera) từ từ hoặc pause đến khi chọn được góc quay vừa ý thì bấm play để tiếp tục.
Chụp ảnh hay quay clip đám đông, để có khung ảnh đẹp, bạn nên chọn vi trí cao hơn đám đông. Bạn có thể đứng trên mô đất, ghế hoặc bàn….. nếu như mọi người đang ngồi bạn có thể đứng. Như vậy bạn vừa lấy được cảnh đẹp vừa tránh được chuyện có người nào đó đi ngang qua ống kính che khuất trong lúc bạn lấy hình. Để hiểu rõ hơn vấn đề này bạn nên quan sát thợ chụp hình di chuyển trong các đám cưới.
- Chụp hình: Phím ghi hình (phím chụp hình) có hai vị trí. Khi chụp hình, bạn ấn phím “chụp” xuống ½ giữ nguyên chờ cho máy tự động lấy nét (khoảng 2 - 3 giây có khi lâu hơn tùy theo bộ xử lý trong của từng loại máy) Đến khi thấy hình sáng rõ, bạn ấn tiếp để thực hiện chụp ảnh(ghi ảnh). Ít người để ý đến điều này, thông thường khi lấy được cảnh vừa ý thì bấm luôn một lần. Như vậy máy chưa kịp xử lý tín hiệu phải ghi hình ngay sẽ cho ra tấm hình mất nét.
- Quay clip: Tốt nhất bạn nên dùng chân của máy ảnh hoặc đặt cố định vào một vị trí có thể lấy được khung hình như vậy ảnh sẽ không bị rung lắc. Khi chuyển cảnh bạn nên quay ống kính (camera) từ từ hoặc pause đến khi chọn được góc quay vừa ý thì bấm play để tiếp tục.
Chụp ảnh hay quay clip đám đông, để có khung ảnh đẹp, bạn nên chọn vi trí cao hơn đám đông. Bạn có thể đứng trên mô đất, ghế hoặc bàn….. nếu như mọi người đang ngồi bạn có thể đứng. Như vậy bạn vừa lấy được cảnh đẹp vừa tránh được chuyện có người nào đó đi ngang qua ống kính che khuất trong lúc bạn lấy hình. Để hiểu rõ hơn vấn đề này bạn nên quan sát thợ chụp hình di chuyển trong các đám cưới.
Khi bạn đi dự đám cưới, giỗ hoặc những buổi lễ có thợ chụp
hình. Bạn nên theo thợ vì họ rất có kinh nghiệm trong việc chọn góc máy để lấy
ảnh. Vấn đề là bạn chọn đứng bên cạnh hoặc phía sau họ và khung hình của
bạn không vướng lưng, cánh tay của họ. Như thế bạn (nghiệp dư) cũng tránh
được việc gây phiền cho họ (chuyên nghiệp) trong lúc họ tác nghiệp.
Gợi ý: Khi thợ ngồi thì bạn đứng sau lưng, khi thợ đứng thì
bạn ngồi phía trước.
Máy kỹ thuật số còn
có nhiều chức năng nữa như chụp ban đêm, chụp ngược sáng, chụp đối tượng chuyển
động….Ăn Mày khuyên bạn không nên dùng những chức năng này vì ảnh thu được thường
không được như ý. Bạn nên để chế độ chụp auto như thế sẽ tốt hơn.
Trong trường hợp
chụp chủ thể chuyển động liên tục, thí dụ như trẻ em, bạn nên chọn chế độ chụp
sport, một lần bấm ghi lại vài chục tấm hình, sau đó đưa lên máy vi tính chọn tấm hình nào vừa ý thì giữ lại.
Vấn đề chọn khung
hình:
-
Nhân vật trong ảnh (trừ trường hợp chụp chân dung) ở
vào vị trí lệch 1/3 sang phải hoặc trái tránh nằm vào trung tâm của tấm ảnh.
-
Nhân vật trong ảnh nếu có đội mũ, nón tránh sao cho ánh
nắng chiếu vào mặt chia khuôn mặt ra một nửa sáng một nửa tối. Tránh đứng dưới
tàn cây có ánh nắng lọt qua làm nhân vật bị đốm bởi ánh sáng.
-
Nhìn trong khung ảnh, quan sát phía sau nhân vật có cành
cây chĩa lên hoăc trụ (cột) không? Nếu
có thì bạn nên chọn góc máy khác. Vì hình ảnh này dễ liên tưởng đến dựa cột xử
bắn hoặc mọc sừng.
-
Khung ảnh chụp cảnh nên tránh đường chân trời nằm giữa để tránh cảm giác tấm ảnh bị chia đôi. Tùy
theo ý đồ bạn có thể chọn đường chân trời lệch khoảng 1/3 lên phía trên hoặc
phía dưới khung ảnh.
Trên đây là những
vấn đề cơ bản, ngoài ra bạn có thể rút được nhiều kinh nghiệm hơn trong lúc “
tác nghiệp”.
Chúc bạn có những
tấm hình, những đoạn clip kỷ niệm thật đẹp, thật vừa ý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét