10m là đe dọa được an ninh toàn miền Nam?
Liên quan đến sự cố gây mất điện toàn
miền Nam ngày 22/5, một chiếc xe cẩu cây dầu cao 10m đã tiến quá gần,
gây sự cố phóng điện trên đường dây 500 kV. Sự cố này gây ra hiệu ứng
dây chuyền và rã lưới đối với các đường dây truyền tải 220 kV, 110 kV
kết nối khác. Các trạm biến áp tất cả các tỉnh thành buộc phải ngưng
phát để hệ thống điều độ quốc gia rà soát, tìm ra điểm xảy ra sự cố. Hệ
thống điện bị rã lưới hoàn toàn, các tỉnh từ Ninh Thuận, Bình Thuận trở
vào đều bị mất điện.
Nếu chiếu theo quy định về an toàn
điện thì độ cao an toàn cho đường dây cao thế là 19 m so với mặt đất.
Như vậy, trường hợp này có thể quy trách nhiệm lắp đường truyền tải của
EVN là sai, EVN có lỗi chứ không thể khởi tố và đổ hết cho 3 đối tượng
liên quan?
Nguyên nhân mất điện được xác định là do chiếc cần cẩu cây dầu cao 10m |
Theo các đại biểu QH, sự cố mất điện
tại nhiều địa phương phía Nam do một lái xe cẩu bất cẩn cho thấy công
tác đảm bảo an ninh, an toàn lưới điện quốc gia, sẵn sàng đối phó với
các tình huống xấu phải được tính đến.
Ông Trương Trọng Nghĩa, ĐBQH TP.HCM
nói: “Với trình độ khoa học công nghệ, ở các nước, những hành vi như cần
cẩu va vào cây không thể xảy ra tình trạng mất điện trên diện rộng trên
20 tỉnh như vậy được. Rõ ràng chúng ta phải xem xét lại vấn đề công
nghệ và quản lý”.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh:
“Điều này cho thấy ở góc độ an ninh và quốc phòng cũng hết sức nguy
hiểm. Đây chỉ là trường hợp cá biệt mà đã gây mất điện trên diện rộng,
vậy nếu có những kẻ khủng bố khoặc cố tình phá hoại thì còn thiệt hại
đến chừng nào”.
Trong khi đó, trả lời trên báo chí,
ông Vũ Ngọc Minh, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc
gia luôn khẳng định, đây là trường hợp bất khả kháng.
"Tổng công ty đã giao cho các đơn vị
đi kiểm tra từng khu vực, từng vị trí cột, thậm chí soi cả việc phát
nhiệt để tránh sự cố chủ quan gây ra. Nhưng thực tế, chỉ cần đứng ở
khoảng cách chừng 4m là đã xảy ra phóng điện, gây mất điện", ông Minh
nói.
EVN phải bồi thường?
Cho rằng nguyên nhân EVN đưa ra chưa
hợp lý, chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh thẳng thắn nói: “Chiều
qua, tôi ở miền Nam và chứng kiến việc mất điện đó, việc giải thích
chính thức của EVN là do 1 cái xe cẩu. Vậy câu hỏi đặt ra là hệ thống an
ninh điện đã được bố trí tốt chưa? Tại sao đường 500kv lại thấp như vậy
vì quy định là cao hơn như thế. Đề nghị EVN làm rõ để xảy ra sự việc
tai hại như hôm qua”.
Cũng theo ông Doanh, sự cố mất điện
chiều qua, tuy đến nay vẫn chưa có tính toán cụ thể về thiệt hại, nhưng
chắc chắn con số sẽ rất lớn, nhất là với ngành sản xuất thép và xi măng.
Ông Doanh cũng mong muốn làm rõ ngoài
nguyên nhân là chiếc cần cẩu thì còn lý do gì khác không đồng thời phải
xem xét lại hệ thống an ninh điện.
Cũng theo ông Doanh, theo Luật điện
lực, nếu không phải trường hợp bất khả kháng thì EVN cũng sẽ phải chịu
trách nhiệm. Vì vậy, cần phải xem xét xem đây có phải là trường hợp bất
khả kháng hay không?
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng cho rằng, việc lý giải mất điện do xe cẩu là rất khó nghe.
Cũng theo ông Long, sau sự cố này,
ngành điện phải làm rõ lại vấn đề an ninh năng lượng, không thể nói vì
chiếc xe cẩu làm điện mất, và hàng nghìn doanh nghiệp phải thiệt hại với
số tiền lớn. Ai sẽ chịu trách nhiệm và đền bù cho các doanh nghiệp này?
Trao đổi với Đất Việt, LS Trần Thu Nam
cho biết, việc quy trách nhiệm hay yêu cầu EVN phải bồi thường là rất
khó vì hiện EVN đang độc quyền về cung cấp điện, chính vì vậy, vấn đề
đền bù để khắc phục hậu quả là điều không tưởng.
Tuy nhiên, cũng cần có một điều khoản,
quy định cụ thể đối với các công ty, tập đoàn thuộc nhà nước phải đứng
ra gánh trách nhiệm đối với người dân sau mỗi sự việc như thế này xảy
ra.
Đồng thời cũng cần phải có điều tra rõ
ràng, về nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trong trường
hợp này, phải xét xem EVN đã thực hiện khắc phục hậu quả như thế nào,
trong thời gian bao lâu? EVN thực hiện công tác đảm bảo an ninh đường
điện như thế nào. Độ cao đường điện đã đủ an toàn chưa...? Đó là những
điều kiện khách quan nhưng hoàn toàn có thể làm được vậy tại sao không
làm?, LS Nam đặt câu hỏi.
Còn theo luật sư Ngô Thanh Tùng, Chủ
tịch Công ty Luật VILAF Hồng Đức, sự cố về điện trên có thể trở thành
một vụ việc pháp lý nghiêm trọng liên quan đến nhiều bên. Để xác định
được trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này, trước hết,
các đương đơn cần phải xét đến yếu tố lỗi, trách nhiệm bồi thường của ai
và chứng minh thiệt hại thực tế do sự cố mất điện gây ra.
Người tiêu dùng có thể căn cứ vào hợp
đồng với nhà cung cấp điện (EVN) để yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại nếu
chứng minh được đơn vị này vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng. "Người
khiếu kiện cũng có thể nhờ các chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực điện
để thẩm định về độ cao an toàn của đường dây 500 KV đã thực sự được lắp
đặt đúng tiêu chuẩn chưa. Từ đó, xách định có hay không lỗi của EVN",
Vnexpress trích lời LS Hùng cho biết.
Quan bay ghế vì mất điện
Năm 2012, tại Ấn Độ sự cố đường dây tải điện liên vùng yếu, đường
dây cao thế 400kV quá tải, khiến hơn 670 triệu người bị ảnh hưởng. Sự cố
khiến Ấn Độ có ngay Bộ trưởng Điện lực mới ngay trong ngày xảy ra sự
cố.
Năm 2005, tại Indonesia đường dây tải điện Cilegon tới Sanguling
bị hỏng, làm bốn tổ máy tại nhà máy Paiton ở Đông Java và sáu tổ máy tại
nhà máy Suralaya ngừng hoạt động.
Sự cố khiến Tập đoàn điện lực nhà nước đưa ra lời xin lỗi chính thức và hứa sẽ bồi thường cho 293.235 khách hàng bị ảnh hưởng.
Năm 2009, tại Brazil và Paraguay do mưa to gió mạnh làm ba máy
biến thế trên một đường dây tải điện cao thế then chốt bị đoản mạch. Kết
quả là nhà máy Itaipu dừng hoạt động lần đầu tiên trong 25 năm, 18/26
bang của Brazil mất điện.
Từ sự cố này Bộ trưởng Năng lượng Brazil phải ra điều trần trước Quốc hội
Năm 2003, tại Mỹ và Canada, do lỗi phần mềm trong hệ thống quản lý
lưới điện của General Electric khiến một nhà máy Eastlake, Ohio ngừng
hoạt động đúng vào giờ cao điểm. Một đường dây cao thế ở vùng nông thôn
vốn đang “chạm” phải cây, nay chập mạch vì quá tải. Kết quả là hơn 100
nhà máy phát điện ngừng hoạt động.
Thủ hiến bang Ontario, Canada mất ghế trong cuộc bầu cử hai tháng sau đó vì sự cố này.
|
Điều 26, Luật điện lực năm 2004 và được sửa đổi năm 2012.
1. Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện phải bảo đảm
điện áp, tần số dòng điện phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam, công suất,
điện năng và thời gian cung cấp điện theo hợp đồng.
Trường hợp không bảo đảm tiêu chuẩn điện áp, tần số dòng điện,
công suất, điện năng và thời gian cung cấp điện theo hợp đồng đã ký mà
gây thiệt hại cho bên mua điện thì bên bán điện phải bồi thường cho bên
mua điện theo quy định của pháp luật.
|
Copy từ: Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét