.
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam
(Vinacomin) vừa có đề xuất lên Chính phủ tăng giá than bán cho điện. Và
liệu ngành điện có “ngồi yên”, khi trước đó, hai “quả đấm thép” này bắt
tay nhau ký thoả thuận hợp tác chiến lược?.
Vinacomin cho rằng giá bán than cho điện đang ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. |
Cái lý để đòi tăng giá, theo Vinacomin,
nếu nếu giá bán than cho điện không được điều chỉnh kịp thời sẽ ảnh
hưởng lớn đến ngành và thu nhập của người lao động. Bởi, trước đó, những
thông tin “ảm đạm” cũng được ngành than công khai với người dân, như
than đang tồn kho lớn, đang gặp nhiều khó khăn do giá xuất khẩu giảm
mạnh, giá bán than cho điện đang thấp dưới giá thành. Ngoài ra, nhiều
yếu tố của nền kinh tế đang khiến ngành này đứng trước nguy cơ thua lỗ
trầm trọng.
Trước đó không lâu, cũng với "điệp khúc”
kêu khó này, Vinacomin đã đưa ra rất nhiều cái cớ để xin được giảm thuế
xuất khẩu than.
Để điều chỉnh giá bán than cho ngành
điện trong lần đề xuất này, theo Vinacomin thì giá bán than cho điện
hiện chỉ tương đương trên 60% so với giá thành năm 2013. Để giá than
theo được cơ chế giá thị trường, tập đoàn này đã có nhiều văn bản đề
nghị Bộ Công Thương, đề nghị Chính phủ cho phép điều chỉnh giá than theo
lộ trình, đảm bảo cuối quý I/2013 giá than ngang bằng giá thành năm
2011 đã được kiểm toán, từ quý III/2013 giá than sẽ bằng giá thành 2013,
sau đó tiến tới theo giá thị trường như chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ.
Dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa
có động thái gì trước đề xuất của Vinacomin, nhưng nếu đề xuất của
ngành than được thông qua, người dẫn cũng đang thấp thỏm “đón chờ” phía
EVN điều chỉnh giá bán điện. Lo ngại này không hẳn thiếu căn cứ, bởi
ngày 26/2/2013, ba “quả đấm thép” là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam -
PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Vinacomin đã tổ chức thành
công lễ ký thỏa thuận hợp tác chiến lược giai đoạn 2013 – 2018.
Dư luận tỏ ra hoài nghi khi có chiều
hướng cho thấy hợp đồng nói trên là “liên minh độc quyền” tác động trực
tiếp với những mặt hàng thiết yếu đến đời sống xã hội và người tiêu dùng
sẽ phải “chịu” mức giá theo sự điều chỉnh giữa ba tập đoàn. Bởi riêng
trong hoạt động sản xuất điện, ba tập đoàn này chiếm tới 80% tổng công
suất nguồn điện toàn hệ thống.
Dù EVN chưa “ra đòn”, nhưng nếu đề xuất
tăng giá than được thông qua, việc đón nhận biểu giá mới tăng lên của
ngành điện cũng hoàn toàn “trong tầm tay” như người dân lo ngại. Bởi,
theo quy chế về điều chỉnh giá điện hiện hành, EVN được phép điều chỉnh
giá điện khi thông số đầu vào tăng 5%, còn nếu theo dự thảo về giá điện
đang được Bộ Công thương lấy ý kiến, chỉ cần các thông số đầu vào tăng
2% là EVN đã có thể toàn quyền được quyết định điều chỉnh giá điện.
Và nếu đề xuất của Vinacomin được chấp
thuận, tức khi giá than bán cho điện được tăng lên, thì EVN cũng rất có
thể không ngại ngần vì đã “trang bị” cho mình đủ lý do thuyết phục để
tăng giá bán. Cú “bắt tay độc quyền”, như cách lo ngại của truyền thông
đối vởi bản hợp tác ngày 26/2, có thể sẽ phát huy hiệu quả bởi sự “đồng
lòng” của chính các đại gia năng lượng này.
Xăng dầu "lời to"
Theo giá xăng dầu thành phẩm tại thị
trường Singapore, trong phiên giao dịch ngày 16/4, xăng A92 tại
Singapore đóng cửa ở mức giá 104,93 USD/thùng, giảm khoảng 7 USD/thùng
so với giá ngày 9/4 và giảm 15 USD/thùng so với cùng thời điểm vào tháng
3-2012. Như vậy, với giá nhập khẩu trung bình trong 10 ngày gần nhất,
giá xăng A92 chỉ còn hơn 109 USD/thùng.
Dựa vào mức giá thế giới thì có thể
thấy giá cơ sở của xăng A92 khoảng 22.600 đồng/lít, nhưng giá bán lẻ của
Tập đoàn Xăng dầu VN là 24.050 đồng/lít, giá cơ sở xăng A92 đang thấp
hơn 1.450 đồng/lít.
Với mức lãi khủng nói trên, nhưng chưa thấy đơn vị xăng dầu đầu mối nào “nhanh chóng” xin điều chỉnh giá bán xuống thấp.
|
Như Trang
Copy từ: Pháp Luật Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét