Bài liên quan:
-- Nhân quyền VN 2012 (1): Quyền chính trị bị triệt tiêu
– Nhân quyền VN 2012 (2): Quyền tự do phát biểu và ngôn luận bị chà đạp
– Nhân quyền VN 2013 (3): Tòa án phục vụ lợi ích của
– Nhân quyền VN 2012 (4): Chính sách bao hành công an trị
– Nhân quyền VN 2012 (5): Không có tự do tôn giáo (Chuacuuthe)
Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế
-- Nhân quyền VN 2012 (1): Quyền chính trị bị triệt tiêu
– Nhân quyền VN 2012 (2): Quyền tự do phát biểu và ngôn luận bị chà đạp
– Nhân quyền VN 2013 (3): Tòa án phục vụ lợi ích của
– Nhân quyền VN 2012 (4): Chính sách bao hành công an trị
– Nhân quyền VN 2012 (5): Không có tự do tôn giáo (Chuacuuthe)
VRNs (17.04.2013)
– Sài Gòn – Cũng như đối với các nhân quyền căn bản khác, quyền được
đối xử bình đẳng trước pháp luật (Điều 52 HPVN) và được xét xử đúng luật
(Điều 130 HPVN) của công dân đã được quy định trong hiến pháp của VN.
Tuy nhiên trong thực tế bất cứ người dân nào cũng có thể bị bắt giam,
truy tố và xét xử một cách tùy tiện. Tiêu chuẩn tối hậu của nền tư pháp
VN là lợi ích của đảng cầm quyền. Sự lệ thuộc của tòa án vào ĐCSVN là
một hệ luận tất yếu của nhà nước “dân chủ nhân dân”, trong đó tòa án là
một công cụ trọng yếu để bảo vệ chế độ. Điều đó đã được minh nhiên khẳng
định trong Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2002 “…Tòa án có nhiệm vụ
bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và
quyền làm chủ của nhân dân; …” (Điều 1)
Cho dù
trong những năm gần đây nhiều tổ chức quốc tế và và các quốc gia chi
viện đã khuyến cáo VN phải cải tổ luật pháp và tổ chức tòa án, việc vi
phạm nhân quyền trong lãnh vực tư pháp càng ngày càng trầm trọng thêm.
Trong năm 2012 việc vi phạm đó được biểu lộ qua một số nét đặc trưng
sau: Hình sự hóa các sinh hoạt chính trị, vi phạm trầm trọng các thủ tục
tố tụng hình sự, và quyền bào chữa của luật sư bị triệt tiêu.
1. Hình Sự Hóa Mọi Hành Vi Đi Ngược Lại Quyền Lợi Của ĐCSVN
Không lạ
gì khi nhà nước VN luôn rêu rao không có tù chính trị tại VN; bởi vì tất
cả mọi biểu lộ quyền chính trị chính đáng của người dân, dù ôn hòa,
cũng bi quy kết với những tội danh của Bộ Luật Hình Sự ban hành năm
1999, đặc biệt là điều 79 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân), điều 87 (Tội phá hoại chính sách đoàn kết), và điều 88 (Tội tuyên
truyền chống Nhà nước CHXHCNVN). Những điều luật nầy quy định việc bày
tỏ chính kiến qua các hình thức ôn hòa như tranh luận, lưu trữ, hoặc phổ
biến tài liệu khác với chính sách của ĐCSVN là “tội”, và “phạm nhân” có
thể bị xử đến 20 năm tù (Điều 88), hoặc đến tử hình nếu có “hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79).
Trong năm
2012 đã có ít nhất 50 người bất đồng chính kiến bị truy tố hoặc xử tù
bởi việc lạm dụng luật hình sự nầy. Nhiều người khác bị giam giữ và chưa
bị đưa ra tòa. Trong số Những người bị kết án, có những trường hợp được
dư luận thế giới chú ý:
- § 6-3-2012, Tòa án tỉnh Nghệ An xử Bà Võ Thị Thu Thủy, cư dân thị xã Ðồng Hới, 5 năm tù và Ông Nguyễn Văn Thanh, cư dân xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, 3 năm tù vì tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN.”
- § 26-3-2012, Tòa án tỉnh Gia Lai xử mục sư Nguyễn Công Chính 11 năm tù giam với các tội danh “phá hoại chính sách đoàn kết.”
- § 19-4-2012, công an đã bắt giữ một nông dân, Ông Võ Viết Dziễn ở Bình Dương, về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và phá hoại lễ kỷ niệm 30-4.
- § 8-5-2012, công an tỉnh Gia Lai bắt giữ một số người ở ba làng thuộc tỉnh Gia Lai, với cáo buộc có “hoạt động chống phá chính quyền nhân dân”. Cụ thể họ bị xem là “lợi dụng tà đạo Hà Mòn để hoạt động Fulro”, chống phá chính quyền.
- § 24-5-2012, bốn sinh viên Công giáo thuộc giáo phận Vinh là Chu Mạnh Sơn, Trần Hữu Ðức, Ðậu Văn Dương và Hoàng Phong bị kết án tổng cộng gần 10 năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” theo Ðiều 88 Bộ luật Hình sự, sau khi bị chính quyền bắt giữ vì rải truyền đơn kêu gọi đa nguyên đa đảng, dân chủ nhân quyền và phủ nhận cuộc bầu cử Quốc Hội hồi cuối năm 2011.
- § 30-5-2012, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An y án tù giam đối với hai nhà đấu tranh nhân quyền, bà Hồ Thị Bích Khương và Mục sư Tin lành Nguyễn Trung Tôn, với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN.”
- § 6-6-2012, Tòa án Nhân dân tỉnh Ninh Thuận tuyên phạt 5 năm tù giam ông Phan Ngọc Tuấn, ngụ tại Phan Rang, với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN.”
- § 16-7-2012, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm Nguyễn Kim Nhàn, Đinh Văn Nhượng và Đỗ Văn Hoa.về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN.”
- § 9-8-2012, Tòa án tỉnh Đak Nông xử blogger Đinh Đăng Định 6 năm tù giam vì tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN.”
- § 10-8-2012, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên ký cáo trạng truy tố 22 người trong giáo phái “Ân đàn Đại đạo” về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo điều 79 Bộ Luật hình sự VN trong vụ được mệnh danh là vụ án ‘Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn’ tại Phú Yên.
- § 10-8-2012, nhà dân chủ Lê Thanh Tùng bị tuyên án 5 năm tù giam vì tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” sau một phiên án chớp nhoáng tại Toà án Nhân dân tại Hà nội.
- § 24-9-2012, Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử 3 bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhbaSaigon với bản án từ 4 đến 12 năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN.”
- § 30-10-2012, Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên án 4 năm tù giam và 2 năm quản chế đối với nhạc sĩ Việt Khang, và 6 năm tù giam và 2 năm quản chế đối với nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình vì tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN.”
- § 3-11-2012, công an CSVN xác nhận đã bắt giữ cô Nguyễn Phương Uyên, nữ sinh viên trường Ðại Học Công Nghệ Thực Phẩm Sài Gòn với cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN.”
- § 13-12-2012, bốn người H’Mông đã bị lãnh các bản án từ ba đến bảy năm tù giam vì tội danh mưu toan lật đổ chế độ. Những người này, năm ngoái, đã tham gia các cuộc biểu tình bị chính quyền cho là phong trào ly khai và bị trấn áp.
2.Vi Phạm Những Nguyên Tắc Cơ Bản Của Luật Tố Tụng Hình Sự
Tuy VN đã
ban hành Bộ Luật Tố tụng Hình sự vào năm 2003 với đầy đủ bảo đảm cho
người dân trong lãnh vực tư pháp, việc vi phạm những nguyên tắc do chính
mình đặt ra được thể hiện suốt quá trình tố tụng hình sự từ việc bắt
người tùy tiện, ngụy tạo bằng chứng, tra tấn ép cung, ngăn cản luật sư,
xử án qua loa vì bản án đã có sẵn, v.v. Các nghi can thường bị tra tấn
trong khi lấy cung, bị cách ly khỏi gia đình và luật sư. Hầu hết các vụ
xử án được diễn ra không quá một ngày, có khi chỉ vài giờ. Sự hiện diện
của luật sư nếu có chỉ là để trang trí cho phiên tòa. Thông thường thì
thời gian nghị án nhanh hơn thời gian tuyên án.
Đặc biệt
đối với các vụ án chính trị, việc vi phạm các thủ tục tố tụng hình sự
càng trầm trọng hơn. Trong tất cả các vụ án chính trị bị hình sự hóa nêu
ở mục một ở trên, các nguyên tắc tố tụng hình sự cơ bản đã bị vi phạm
trong mọi giai đoạn: bắt giữ không có lệnh tòa án, không có sự chứng
kiến của chính quyền địa phương và người quen; tạm giam quá thời hạn
luật định mà không có cáo trạng; không trưng dẫn được vật chứng và nhân
chứng; ngăn cản việc tiếp xúc với luật sư và gia đình; nhiều phiên tòa
không có luật sư hoặc giới hạn việc biện hộ của luật sư; không cho thân
nhân tham dự phiên tòa…
Nhóm Công
Tác về Giam Giữ Tùy Tiện của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ trong năm 2012 đã
thụ lý ba vụ khiếu nại đối với việc chính quyền VN đã giam giữ tùy tiện
24 nhà hoạt động nhân quyền, và đã đưa ra phán quyết quy trách cho chính
quyền VN vi phạm luật quốc tế nhân quyền đối với hai khiếu nại. Khiếu
nại thứ nhất liện hệ đến vụ bắt giữ và giam cầm bốn nhà hoạt động dân
chủ Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, và Lê Thăng
Long.[1]
Khiếu nại thứ hai liên quan đến trường hợp ba nhà hoạt động cho quyền
của người lao động là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, và Đoàn
Huy Chương.[2] Khiếu nại thứ ba liên hệ đến mười bảy thanh niên công giáo thuộc Mạng Truyền Thông Dòng Chú Cứu Thế (Redemptorist News Information Network) đang được cứu xét.[3]
3. Vai Trò Trang Trí Của Luật Sư
Bào chữa
là một trong những quyền cơ bản của bị cáo đã được nói rõ trong Công Ước
Dân Sự Chính Trị (Điều 14,d) và bộ Luật hình sự Tố tụng của VN cũng quy
định việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo. (Điều 12 và điều
36). Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện quyền tự biện hộ hoặc nhờ
luật sư biện hộ thường xuyên bị vi phạm nặng nề.
Cách đây
mấy năm, chính ông Bộ trưởng Tư pháp VN Hà Hùng Cường trong một báo cáo
với Quốc Hội đã cho biết chỉ có chừng 20% vụ án là có luật sư. Trong
năm 2012, Bộ Tư pháp VN đưa ra kế hoạch phát triển nghề luật sư đến năm
2020, với chỉ tiêu 50% vụ án hình sự tòa án xét xử có luật sư tham gia.[4]
Nền tư pháp VN què quặt không những ở số lượng luật sư ít ỏi, trình độ
thấp, mà hơn thế nữa chính ở thái độ của chính quyền đối với giới luật
sư. Công an và tòa án luôn cản trở, gây khó dễ cho luật sư trong tiến
trình tham gia các vụ án. Muốn bào chữa cho một bị cáo, luật sư phải xin
phép tòa án, và hầu như không bao giờ có được giấy phép đúng thời hạn
luật định. Và dù có giấy chứng nhận bào chữa, luật sư vẫn phải xin phép
của cơ quan điều tra. Luật sư phải nhờ vả các cơ quan điều tra để được
gặp thân chủ trong những thời khắc vội vàng. Trước tòa án, hội đồng xét
xử ít khi để ý đến lời biện hộ của luật sư; trái lại luật sư thường
không dám phản bác công tố viên. Nhiệm vụ của luật sư trong hầu hết các
vụ án chỉ là xin khoan hồng cho thân chủ.[5] Một vị phó viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã khuyên gia đình bị cáo rằng, “Mời luật sư, tội sẽ nặng thêm”[6]
Luật sư Hà Huy Sơn, người biện hộ cho blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
đã nói với phóng viên đài VOA, “Ở nhà nước VN chúng tôi, vai trò luật sư
rất bị hạn chế. Nhiều khi cơ quan tố tụng cũng không thực hiện đúng quy
định của luật tố tụng hình sự do chính họ ban hành. Chúng tôi cũng đấu
tranh nhưng nhiều khi cũng không được giải đáp.”[7]
Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội cũng thú nhận, “trong nhiều phiên tòa, sự
hiện diện của luật sư chỉ mang tính hình thức, một thứ “trang điểm thêm
đẹp” trong quá trình xét xử.[8]
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam
[1]
Quê Mẹ, “UN Working Group on Arbitrary Detention pronounced detention
of Vietnamese pro-democracy activists a violation of international law,”
http://www.queme.net/eng/news_detail.php?numb=1942 (Truy cập 12-2-2013)
[2] Freedom Now, “UN Finds Continued Detention of Vietnamese Labor Activists Arbitrary Under International Law,” http://www.freedom-now.org/news/un-finds-continued-detention-of-vietnamese-labor-activists-arbitrary-under-international-law/ (Truy cập 2-3-2013)
[3] Stanford Law School, “Stanford
Law School’s Allen Weiner Files Petition with the United Nations
Working Group on Arbitrary Detention on Behalf of Seventeen Vietnamese
Social and Political Activists,” http://blogs.law.stanford.edu/newsfeed/2012/07/25/stanford-law-schools-allen-weiner-files-petition-with-the-united-nations-working-group-on-arbitrary-detention-on-behalf-of-seventeen-vietnamese-social-and-political-activists/ (Truy cập 21-11- 2012)
[4] Tin Tức Pháp Luật, “Đề xuất phân hạng trình độ luật sư,” http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/3265/de-xuat-phan-hang-trinh-do-luat-su (Truy cập 22-11-2012)
[5] An Ninh Thủ Đô, “Luật sư chỉ định, có cho đủ… thủ tục,” http://www.anninhthudo.vn/Ky-su-phap-dinh/Luat-su-chi-dinh-co-cho-du-thu-tuc/487759.antd (Truy cập 1-3-2013)
[6] Tạp chí Pháp Luật, ““Mời luật sư, tội sẽ nặng thêm”?!” http://phapluattp.vn/2012062911375624p0c1063/moi-luat-su-toi-se-nang-them.htm (Truy cập 12-12-2012)
[7] VOA, “Blogger Điếu Cày tố cáo các vi phạm trong vụ án của mình,” http://www.voatiengviet.com/content/blogger-dieu-cay-to-cao-nhung-vi-pham-trong-vu-an-cua-minh/1598940.html (Truy cập 7-2-2013)
[8] Công ty luật Dragon, “Vai trò của luật sư trong phiên tòa rất mờ nhạt,” http://ngheluatsu.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=141 (Truy cập 12-12-2012)
Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét