Đoàn Vương Thanh

Cuộc CCRĐ hai năm 1955 và 1956 diễn ra ở quê tôi, một xã vùng đồng bằng thuần nông, khi đó còn rất nghèo vì rất nghèo nên có tinh thần cách mạng chống đế quốc rất cao, năm 2001 đã được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, vì nghèo nên, cuộc đấu tranh “giành lại ruộng đất từ tay địa chủ chia cho nông dân nghèo cũng diễn ra rất “quyết liệt”. Mới sau hòa bình lập lại 7-1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng chưa được một năm, đội giảm tô được UBCCRĐ trung ương cử về xã, phát động nông dân tiến hành bước giảm tô, liền sau đó là tiến hành CCRĐ. Thật ra, bây giờ nhìn lại thì, nông dân, kể cả nông dân có học đôi chút hồi đó cũng không có mấy ai hiểu rõ thế nào là giảm tô, giảm tức, thế nào là CCRĐ và giảm tô, cải cách ruộng đất để làm gì, tất nhiên, khẩu hiệu đầy đường là để “giành ruộng đất về cho dân cày, nhất là dân cày nghèo”.


Nguyễn Đức được Tỉnh ủy mời về tham gia học nghị quyết sửa sai sau đó tỉnh cử làn đội trưởng sửa sai ngay tại xã mình. Còn “đồn trưởng hương dũng” cung là một đảng viên của đảng lao động, đã bị đội cải cách xử trí “lên bờ xuống ruông”. Ấy cũng có cái tài là, có lênh triển khai nghị quyết sửa sai hôm trước thì hôm sau, Đội CCRĐ lựn mắt tăm, để lại ba bốn “cô cốt cán” mang trống đồng… Thời kỳ đầu sửa sai, làng xóm loạn cả lên. Con cái ông Vũ Kiểm đêm nào cung vác dao đi tìm “cốt cán” đã bắn bố để hỏi tội, sau nhờ có cán bộ đội sửa sai đến tận nhà khuyên giải nên tình hình mới lắng đi và dần di vào thế ổn định. Chỉ một năm sau, năm 1958, phát động nông dân đưa ruộng đất vào “tập thể hóa”, phát huy “tính ưu việt” của phương thức làm ăn tập thể xây dựng hợp tác xã nông nghiệp cả làng, tiến tới xây dựng “nông trang tập thể” như Liên Xô, bà con nông dân sẽ được sống “ở thiên đường”.
Nhưng 30 năm sau, hợp tác xã nông nghiệp động viên xã viên “Mỗi người làm việc bằng hai/Để cho chủ nhiệm (và Ban quản trị) mua Đài mua xe” (một chiếc ra-đi-o Nhật ba băng trị giá băng hơn một tấn thóc. Hồi ấy cán bộ có Đài suốt ngày “nheo nhéo” bên hông, oai lắm. Khi hoàn thành xây dựng HTX bậc cao thì “Mỗi người làm việc bằng ba/ Để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân” hoặc “Mất mùa thì tại thiên tai/ Được mùa nhờ ở thiên tài Đảng ta !” Cuối cùng, sau ba mươi năm, “thiên tài” ấy cũng phải ra đi vì có Nghị quyết 100 và nghị quyết 10 và công cuộc đổi mới sau Đại hội VI, nông dân (và các thành phần khác được cởi trói” đã giúp cho Đảng và Nhà nước ta có con số thống kê sản xuất được 45 triệu tấn thóc, dành ra 7,5 tấn quy gạo xuất khẩu, không những đủ ăn cho gần 90 triệu dân trong nước mà còn góp phần “cứu đói” nhiều vạn người trên thế giới !
Ba cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nông dân nói riêng và nhân dân nói chung đã cống hiến hàng chục triệu con em mình cho các lực lượng vũ trang ở cả hai miền chiến đấu hơn 31 năm giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà. Hàng nghìn liệt sĩ có tên và chưa biết tên đã nằm xuống, trong đó cũng một phần vì ruộng đất cho dân cảy như Đảng dạy. Năm 1953, việc xử tử địa chủ Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên được coi là tài liệu điển hình chỉnh huấn bộ đội các sư đoàn chủ lực tham gia chiến đấu ở mặt trận Điện Biên Phủ, là động cơ quan trọng thúc đẩy bộ đội hi sinh chiến đấu giành thắng lợi “lừng lấy địa cầu”. Ở quê tôi, có đồng chí T. ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đang họp thường vụ được lệnh của Đoàn CCRĐ đưa về quê để “nông dân hỏi tội” vì đồng chí ấy xuất thân một nhà địa chủ giầu có trong tỉnh. Khi xe đưa đồng chí T về đến trường đấu bị dân quân du kích và Đội CCRĐ lôi xuống bịt mắt và bắn ngay. Được tin, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy vội cho người đánh xe về “cứu” đồng chí T, nhưng muộn rồi, về chỉ còn thấy xác đồng chí T còn nóng hổi chưa kịp khâm liệm.

Thông tin về vụ xử Đoàn Văn Vươn và người thân ở Hải Phòng làm nhiều người nhức nhối và khó hiểu dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng ta, tại sao những người nông dân ấy lại bị xử án một cạch “bí mật” và oan khuất? Luật sự Trần Đình Triển có bài tương thuật bước đầu cho biết, nói rằng xe công khai những không một người nào tự do đến phong “xem xử án” mà mạng lưới an ninh siết rất chặt. Nếu ta chính đáng, quang minh chính đại thì làm gì phải úp úp mở mở như vậy chưa nói đến những mờ ám khuất tất từ khi điều tra lấy tài liệu từ “bị cáo”. Biết làm thế nào bây giờ, Hãy cứu lấy Đoàn Văn Vươn và gia đình của họ !
Tác giả gửi Quê Choa
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
Copy từ: Quê Choa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét