CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Về việc công an được quyền nổ súng


Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-03-23
Cảnh công an đang đánh người.
Cảnh công an đang đánh người.
Photo courtesy of Nữ vương Công lý


Trong mấy ngày qua, công luận tiếp tục xôn xao và phản ứng mạnh mẽ về việc Bộ Công An đề xướng biện pháp công an được quyền nổ súng “nếu thấy” nghi can “có dấu hiệu chống người thi hành công vụ”.
Trong thời gian gần đây, những bi cảnh trong nước khiến công luận phẫn nộ phát xuất từ “kiêu binh công an” xem chừng như ngày càng gia tăng đáng ngại – mà, nói theo lời nhạc sĩ Tô Hải, “người dân vào đồn công an là người sống, ra khỏi đồn công an thành người chết”; nói theo nhà văn Thùy Linh, “người dân vào trụ sở công an đã không trở về thì khá nhiều”; nói theo Trịnh Kim Tiến có thân phụ bị công an đánh chết tức tưởi, “Người chết không biết cãi, người sống không thể cãi khi luật trong tay kẻ mạnh, nắm quyền lực, khi tội ác vẫn đang bị bao che lấp liếm, dung túng”; nói theo blogger Ngô Minh, “có rất nhiều vụ… bị bắn chết, đập chết ở đồn, hoặc vào đồn rồi không trở về nữa.
Người dân chết do công an đánh, bắn diễn ra khắp nơi như Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Gia Lai, Sài Gòn, Hải Phòng.v.v… không thể kể xiết”…, thì mới đây, Bộ Công An lại đề xuất cho “công an được nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm” để vô hiệu hóa các trường hợp gọi là “có dấu hiệu chống người thi hành công vụ”.

Giấy phép giết dân

Đề xướng ấy lập tức bị công luận đồng loạt lên án bằng đủ thứ ngôn từ quan ngại và phẫn nộ. Từ Hà Nội, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn lên tiếng:
"Xu hướng của thế giới ngày nay, của xã hội ngày nay là phải đi đến dân chủ hóa và tôn trọng các quyền con người, tôn trọng sinh mạng của nhân dân. Nhưng Bộ Công an và Nhà nước CSVN lại tùy tiện đưa ra một nghị định để trình Quốc hội và có thể trở thành luật hóa và thực thi trong bối cảnh như vậy khiến dân chúng trong nước, khiến những người có lương tri hết sức căm phẫn, bởi vì nó đi ngược lại nguyên tắc nhân quyền cùng sự tôn trọng sinh mệnh, quyền sống của nhân dân. Nếu như dự luật này được thông qua thì rất nguy hiểm vì đã trao cho công an sự lạm quyền, sự lũng đoạn và sự tùy tiện để vận dụng quyền được bắn thẳng vào nhân dân."
Trước “hung tin” như vậy, ông Nguyễn Quang Phục, cha của nạn nhân Trần Quốc Bảo tử vong về tay công an, chua chát rằng:
"Chúng ta phải hỏi các cơ quan chính đảng của ta đã bảo vệ được cái quyền, lợi ích hợp pháp của công dân chưa? Và pháp luật của nước VN này đã bảo vệ quyền và tính mạng của người dân hay không?"
trinh-xuan-tung-250.jpg
ÔngTrịnh Xuân Tùng bị còng tay đánh gẫy cổ, vào đến nhà thương công an vẫn không cho tháo còng.
Là người trực tiếp phải chịu cảnh thương tâm tột cùng và mãi mãi do cái chết trong dằn vặt đau đớn, đói khát, oan khuất về tay công an của thân phụ Trịnh Xuân Tùng, Trịnh Kim Tiến bày tỏ quan ngại rằng nếu đề xuất này của Bộ Công an được duyệt, thì không biết rồi đây sẽ có thêm “bao nhiêu người mẹ mất con, bao nhiêu người vợ mất chồng, bao nhiêu người con mất cha một cách oan ức” giống như chính nạn nhân Kim Tiến. Cách nay ít lâu, khi đề cập tới tình trạng công an giết người, nhà báo Nguyễn Minh Cần từ Mascơva báo động:
"Đó là cái gì? Là sự khuyến khích của nhà nước dẫn tới tình trạng CA hành hung người dân. Chưa bao giờ số người dân bị CA giết chết nhiều như vậy."
Nhà báo Huy Đức nhận xét rằng “Trong khi người dân đang cần được bảo vệ trước sự lạm quyền của người thi hành công vụ, đặc biệt là công an, thì Bộ lại đề nghị cho CA dùng súng bắn dân (bị cho là) chống người thi hành công vụ.”
Đó là cái gì? Là sự khuyến khích của nhà nước dẫn tới tình trạng CA hành hung người dân.
Nhà báo Nguyễn Minh Cần
Nhà báo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh báo động đề xướng của Bộ Công an như vậy chẳng khác nào là một hình thức “giấy phép giết dân” với một điều kiện đơn giản dành cho phía công an là “nếu thấy”, như ghi trong dự thảo đề nghị “nếu thấy hành vi chống đối sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho mình hoặc người khác, cán bộ thi hành công vụ được nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm”.
Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, thì câu trả lời cho sự “nếu thấy” ấy của công an khiến tái diễn “những Trịnh Xuân Tùng, Nguyễn Quốc Bảo, Nguyễn Công Nhựt, Trần Văn Tân… khác của năm 2013, 2014, 2015”, và về sau nữa!
Hai từ “nếu thấy” đó – tức dựa vào mức độ tùy tiện và cảm tính cá nhân - để mở đường cho công an nổ súng bắn dân là điều đáng ngại và nguy hiểm nhất. Trong khi Mẹ Nấm nêu lên câu hỏi rằng thế nào là “nếu thấy” của công an, thì nhà văn Thùy Linh lưu ý rằng “ngay khái niệm chống người thi hành công vụ” cũng rất mơ hồ.
Nhà văn Thùy Linh nêu lên một loạt câu hỏi rằng thế nào là chống người thi hành công vụ? Ở mức độ nào được phép nổ súng? Thái độ của người thi hành công vụ khi tham gia xử lý các vụ việc cần tuân thủ nguyên tắc làm việc nào giữa lúc người dân hiện nay “có quá nhiều bất bình với lực lượng hành pháp này”.
Và nhà văn Thùy Linh không khỏi thắc mắc rằng đề nghị ấy của Bộ Công an có thực sự phát xuất từ yêu cầu thực tế hay không, hay chỉ là cách mà giới cầm quyền chuẩn bị ứng phó sự bất bình ngày càng dâng cao của dân chúng?

Đứng trên luật

duong-van-bac-250.jpg
Anh Dương Văn Bắc bị trung tá công an Trần Bảo Lâm, thuộc phường Trần Phú, dùng dùi cui đánh vào mặt do không đội mũ bảo hiểm ngày 04/04/2012.
Theo blogger Ngô Minh, dự thảo nghị định ấy của Bộ Công an “mới nghe đã kinh hồn, bạt vía”, vì, nếu nghị định được quyền nổ súng này có hiệu lực, thì “không còn pháp luật nữa”, do tiếng súng giết người của công an đã biến tất cả những ai bị cho là “chống người thi hành công vụ” thành tử tội trực tiếp mà không cần xử án. Blogger Ngô Minh nhân tiện nhắc tới chuyện những người biểu tình yêu nước chống TQ xâm lược từng bị công an cho là “gây mất trật tự công cộng” và rồi “chống người thi hành công vụ”; hoặc những người có tâm huyết với vận nước chỉ vì đến theo dõi các phiên toà gọi là “xét xử công khai” với những bản “án bỏ túi” đã từng bị công an ngăn chận và quy chụp “chống người thi hành công vụ”.
Do đó, theo blogger Ngô Minh, nếu công an được phép nổ súng bắn chết người, nghĩa là không cần xét xử, như vậy là “xử án không cần luật”. Nói cách khác, lúc đó “công an đứng trên luật, ngoài luật”.
Theo luật gia Giang Quyết thì “không ai có quyền tước đi sinh mạng của người khác”, không thể chỉ vì một hành vi “có dấu hiệu chống người thi hành công vụ” mà có thể tước đoạt ngay tức khắc mạng sống con người.
Nhà văn Đào Tuấn thì cảnh báo về “một cái quyền to quá liên quan trực tiếp đến sinh mạng con người” mà chỉ được quy định chung chung trong một nghị định, do một bộ soạn thảo, mà bộ đó lại chính là cơ quan đặc trách điều tra, xử lý một khi xảy ra cảnh “người dân vào đồn công an là người sống và ra khỏi đồn công an thành người chết”.




Copy từ: RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét