Thiền Lâm, gửi RFA từ Việt Nam
2013-03-25
2013-03-25
Chứng nhận hình ảnh những công an viên và dân phòng nghênh ngang
hoạt náo trước tượng chúa Jesus trong nhà thờ, khối tín đồ Công giáo
thành kính mới có thể nhận chân vì sao chính nhóm nhân viên công vụ
nhiệt thành ấy, chứ không phải ai khác, mới vươn tới xác tín “lòng tin
chở được núi lớn” nhanh chóng đến thế.
“Cần có quy định bắt buộc người khiếu nại tố cáo ứng ra một khoản tiền đặt cọc. Thua thì coi như mất tiền đặt cọc, còn kiện đúng thì tiền cọc mới được nhà nước hoàn trả”
Nguyên văn ý kiến đề xuất từ đại biểu quốc hội Phan Xuân Dũng, cũng là người đóng vai trò phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội.
Đề xuất chưa từng có tiền lệ này được cảm hứng từ cuộc họp của Ủy ban thường vụ quốc hội về dự thảo Luật tiếp công dân vào trung tuần tháng 3/2013.
Ngay cả thời kỳ cao điểm của hoạt động khiếu tố đông người trong những năm 2007-2008, cũng chưa từng có một cơ quan hay cá nhân quản lý nào ở Việt Nam nghĩ ra một sáng kiến mang dấu ấn thụt lùi đến mức như thế.
Sáng kiến ấy cũng làm cho người ta nhớ lại một ấn tượng khác không thể phai mờ trong trí não dư luận là chỉ trong vài tháng qua, nghị trường Việt Nam đã chợt sôi động hẳn lên với những phát ngôn bắt đầu từ hành lang quốc hội.
Hoàng Hữu Phước - vị đại biểu bị một số cử tri TP.HCM công khai bày tỏ là “chọn lầm người”, cũng là người được một blogger trong nước đặt cho biệt danh “nghị sĩ phản phản biện” - là một đồng điệu không kém cạnh so với đại biểu Phan Xuân Dũng.
Vào dịp tết nguyên đán 2013, ông Hoàng Hữu Phước đã kỷ niệm sự kiện truyền thống dân tộc này bằng một bài viết trên blog của mình, xoáy sự công kích vào một người đồng nhiệm của ông là đại biểu, nhà sử học Dương Trung Quốc.
Tuy nhiên, điều mà ông nghị Phước đã không thể ngờ tới là cái “tứ đại ngu” mà ông áp chế cho nhà sử học lại chỉ nhận được một làn sóng phản ứng dữ dội từ khắp dư luận báo chí trong nước cho đến các trang mạng truyền thông xã hội.
Cách thức và từ ngữ nhẹ nhàng nhất mà công luận mô tả về ông Phước là não trạng thiếu sáng suốt và mơ hồ về lý trí của vị đại biểu được coi là đang tồn tại trên ý nguyện của nhân dân.
Một ý thức có chủ đích được tiếp nối bởi một hoang tưởng gần như vô thức.
Logic này cũng gần tương tự như hai khái niệm “đĩ” và “đa đảng” mà nghị Phước dành để tôn vinh cho Dương Trung Quốc, hẳn đã làm cho phát ngôn và bài viết của “nghị sĩ phản phản biện” này đi xa đến mức mà người đời phải dành cho ông ta một ngữ nghĩa còn vượt quá cả điều được gọi là hoang tưởng.
Công tâm mà xét, Hoàng Hữu Phước và Phan Xuân Dũng - cả hai ông đã cống hiến cho nghị trường Việt Nam một tiền đề của chân không trí tuệ.
Sau tết nguyên đán 2013, báo chí và dư luận trong nước cũng không kém bức bối trước một đề xuất về cái được gọi là “quyền được bắn”, hay theo ngôn ngữ phim hành động là “quyền nổ súng” - nằm trong một dự thảo nghị định của Bộ công an, dự kiến sẽ trình cho Chính phủ.
Nếu nghị định cho lực lượng chức năng được bắn người chống đối, có nghĩa là người thi hành công vụ đã được quyền phán xét tính mạng người khác thay tòa án - một nhận định của thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao TP.HCM Phan Công Hùng.
Còn hơn cường độ và liều lượng của công luận phản biện về bài viết của đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước, “quyền được bắn” của Bộ công an đã gây một chất men phản ứng mạnh mẽ cả trong và ngoài nước.
Khá trùng với thời điểm dự thảo nghị định của Bộ công an được trưng ra, đã xảy ra một vụ tấn công công của nhóm thanh niên làm một số công an và dân phòng bị thương.
Nhưng trước đó, lại đã diễn ra không ít vụ việc lực lượng cảnh sát lạm dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ gây thương tổn nặng nề cho “kẻ chống đối”, trong đó có những trường hợp chưa được kết luận minh bạch về việc người bị bắn hoặc bị đánh có thực sự chống đối hay chỉ biểu hiện hành động tự vệ chính đáng.
Trên tất cả, vụ án một trung tá công an giao thông tên Ninh đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng vào đầu năm 2011 ở Hà Nội là một minh chứng quyết liệt cho việc viên công an kia vẫn cố sát mà chưa cần phải dùng đến vũ khí.
Cảnh sát giao thông lại là lực lượng biểu lộ điển hình cho bộ mặt của ngành công an ngoài xã hội. Nhưng qua nhiều năm, bất chấp quá nhiều tai tiếng từ nạn nhũng nhiễu và mãi lộ, cơ chế xử lý các cảnh sát giao thông “có vấn đề” vẫn luôn chìm ẩn trong một chủ đề chưa bao giờ được tiết lộ công khai.
Hiển nhiên, nếu “quyền nổ súng” thuộc về cảnh sát giao thông và được “một bộ phận không nhỏ” trong số này lạm dụng để đòi “đạn”, vô hình trung ngành công an sẽ rước lấy những phiền toái vô cùng tận từ phản ứng của người dân - vốn đã quá uất ức trước cảnh ăn tiền công khai của những sắc phục bị coi là “đứng đường”, và có thể từ cả chính phủ hoặc ban bí thư - những lãnh đạo không muốn gầy dựng thêm bất kỳ “điểm nóng chính trị” nào trong bối cảnh đã quá thừa thãi các loại điểm nóng.
“Công an đánh dân!” - một khẩu ngữ nhuốm tính tự phát và bị coi là kích động của người dân - cũng vì thế có nguy cơ được diễn biến một cách chẳng mấy hòa bình sang “Công an bắn dân!”.
Một chuyển biến xáo động dữ dội như thế từ phía người dân có thể sẽ làm cho uy tín của ngành công an, bao gồm cả lực lượng an ninh vốn không mấy liên quan đến “quyền được bắn” và luôn bị cách biệt với lớp “đứng đường” bởi hố phân hóa giàu nghèo rất đáng kể, bị giảm sút đến khó lường trong lý trí của nhân dân và cả trong con mắt nhân quyền quốc tế.
Một cách nào đó, có thể hiểu thái độ tự tin khi nêu ra đề xuất cũng chính là sự tự mãn và cả tự tôn của chủ thể kiến nghị.
Trong xã hội Việt Nam đương đại, thái độ tự tôn như thế cũng đang diễn ra trong một vấn nạn mà người dân gọi là “kiêu binh”.
Thích quyền lực và tận dụng cơ hội để giương cao ngọn cờ quyền lực, thái độ tự tôn này đã trở nên một hình ảnh quá thiếu ánh sáng trong bầu không khí xã hội đang chực chờ nhiều bóng đen xung đột.
Chứng nhận hình ảnh những công an viên và dân phòng nghênh ngang hoạt náo trước tượng chúa Jesus trong nhà thờ, khối tín đồ Công giáo thành kính mới có thể nhận chân vì sao chính những nhân viên thừa hành công vụ nhiệt thành ấy, chứ không phải ai khác, mới vươn tới xác tín “lòng tin chở được núi lớn” nhanh chóng đến thế.
Một trong những sang chấn được coi là hoang tưởng tột đỉnh là đề xuất của ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM - về việc đánh thuế trên lãi tiền gửi tiết kiệm của người dân. Một lần nữa, người dân và ngay cả các nhà báo lại trở nên kinh ngạc về một kiến nghị không tiền khoáng hậu như thế.
Vẫn cảm thông cho cơn ác mộng của thị trường bất động sản ở Việt Nam nói chung và tại TP.HCM nói riêng đang tồn ứ đến ít nhất hàng trăm ngàn căn hộ cao cấp, nợ xấu bất động sản lên tới vài trăm ngàn tỷ đồng và cảnh đóng băng không lối thoát đang khiến cho nhiều đại gia nhà đất phải nhập viện tâm thần.
Nhưng để giải cứu thị trường này mà phát ra một sáng kiến như của ông Lê Hoàng Châu thì quả là “dã man và phi đạo đức” - như tiêu đề hết sức giận dữ của của một bài báo trong nước, cũng như đã đẩy tình thế vào một trạng thái hoang tưởng gần như cực đại.
Giờ đây, khi quý cuối cùng của năm bò sát đã gần trôi qua, nhìn lại những đề xuất trên, giới chuyên gia xã hội học hẳn đã nhận ra rằng nhiều năm qua đã không xảy ra cái tình trạng oái oăm đến cực đoan như thời gian gần đây.
Những năm trước, dù trong một xã hội nhiễu nhương và tha hóa về mặt bằng văn hóa, nhưng một số đề xuất của các cơ quan quản lý nhà nước cũng chỉ mang tính “bất hợp lý” chứ không đến mức bị coi là không tưởng về tính khả thi, hoang tưởng về lý trí và bất chấp cả đạo lý như hiện nay.
Một quan chức như ông Phan Xuân Dũng, người nằm ngay trong một cơ quan về khoa học của Quốc hội, lại đã quá tự tin vào cái được gọi là “quyền lực của dân, do dân và vì dân” sẽ biến thành vũ khí để chống lại chính người dân.
Bị mô tả là hoàn toàn thiếu tính khoa học và chỉ nhằm thắt buộc hơn nữa những kẻ bần hàn đi tìm lại ánh sáng công bằng qua khiếu tố, đề xuất của ông Dũng đã tiến rất nhanh đến khái niệm “khoa học què quặt” của nhà bác học Albert Einstein.
Nhiều câu hỏi, nhiều giả thiết có thể được nêu ra, kể cả việc cần và buộc phải tham khảo những lý thuyết và khảo sát về phân tâm học và căn bệnh tâm thần phân liệt của vị bác sĩ người Áo - Sigmund Freud.
Trong cuộc đời nghiên cứu và thể nghiệm phong phú của mình, Freud lại đã không quên đề cập đến những kẻ hoang tưởng do bị bất lực.
Chỉ là lớp hậu sinh của Freud, nhưng chúng ta lại có kinh nghiệm tràn đầy về ứng nghiệm nghiên cứu của ông: Lẽ nào quyền lực trở thành hoang tưởng khi nó bị hành hạ bởi căn bệnh bất lực?
Sau biểu hiện hoang tưởng tiền đề, sẽ còn những hoang tưởng phát triển nào khác với mức độ trầm trọng hơn?
Và phải chăng hoang tưởng quyền lực là giai đoạn cuối của một thứ quyền lực thực chất là hoang tưởng?
(Thiền Lâm, Việt Nam 25-03-2013)
Hoang tưởng nghị trường
Xã hội hiện đại Việt Nam đang bất thần ngoặt vào một khúc cua rêu phong ngay trong quý đầu tiên của năm con giáp tượng trưng cho loài bò sát.“Cần có quy định bắt buộc người khiếu nại tố cáo ứng ra một khoản tiền đặt cọc. Thua thì coi như mất tiền đặt cọc, còn kiện đúng thì tiền cọc mới được nhà nước hoàn trả”
Nguyên văn ý kiến đề xuất từ đại biểu quốc hội Phan Xuân Dũng, cũng là người đóng vai trò phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội.
Đề xuất chưa từng có tiền lệ này được cảm hứng từ cuộc họp của Ủy ban thường vụ quốc hội về dự thảo Luật tiếp công dân vào trung tuần tháng 3/2013.
Ngay cả thời kỳ cao điểm của hoạt động khiếu tố đông người trong những năm 2007-2008, cũng chưa từng có một cơ quan hay cá nhân quản lý nào ở Việt Nam nghĩ ra một sáng kiến mang dấu ấn thụt lùi đến mức như thế.
Sáng kiến ấy cũng làm cho người ta nhớ lại một ấn tượng khác không thể phai mờ trong trí não dư luận là chỉ trong vài tháng qua, nghị trường Việt Nam đã chợt sôi động hẳn lên với những phát ngôn bắt đầu từ hành lang quốc hội.
Hoàng Hữu Phước - vị đại biểu bị một số cử tri TP.HCM công khai bày tỏ là “chọn lầm người”, cũng là người được một blogger trong nước đặt cho biệt danh “nghị sĩ phản phản biện” - là một đồng điệu không kém cạnh so với đại biểu Phan Xuân Dũng.
Vào dịp tết nguyên đán 2013, ông Hoàng Hữu Phước đã kỷ niệm sự kiện truyền thống dân tộc này bằng một bài viết trên blog của mình, xoáy sự công kích vào một người đồng nhiệm của ông là đại biểu, nhà sử học Dương Trung Quốc.
Tuy nhiên, điều mà ông nghị Phước đã không thể ngờ tới là cái “tứ đại ngu” mà ông áp chế cho nhà sử học lại chỉ nhận được một làn sóng phản ứng dữ dội từ khắp dư luận báo chí trong nước cho đến các trang mạng truyền thông xã hội.
Cách thức và từ ngữ nhẹ nhàng nhất mà công luận mô tả về ông Phước là não trạng thiếu sáng suốt và mơ hồ về lý trí của vị đại biểu được coi là đang tồn tại trên ý nguyện của nhân dân.
Một ý thức có chủ đích được tiếp nối bởi một hoang tưởng gần như vô thức.
Logic này cũng gần tương tự như hai khái niệm “đĩ” và “đa đảng” mà nghị Phước dành để tôn vinh cho Dương Trung Quốc, hẳn đã làm cho phát ngôn và bài viết của “nghị sĩ phản phản biện” này đi xa đến mức mà người đời phải dành cho ông ta một ngữ nghĩa còn vượt quá cả điều được gọi là hoang tưởng.
Công tâm mà xét, Hoàng Hữu Phước và Phan Xuân Dũng - cả hai ông đã cống hiến cho nghị trường Việt Nam một tiền đề của chân không trí tuệ.
“Lòng tin chở được núi lớn”
Nhưng hoang tưởng không nhất thiết là một trạng thái hoàn toàn mất lý trí.Sau tết nguyên đán 2013, báo chí và dư luận trong nước cũng không kém bức bối trước một đề xuất về cái được gọi là “quyền được bắn”, hay theo ngôn ngữ phim hành động là “quyền nổ súng” - nằm trong một dự thảo nghị định của Bộ công an, dự kiến sẽ trình cho Chính phủ.
Nếu nghị định cho lực lượng chức năng được bắn người chống đối, có nghĩa là người thi hành công vụ đã được quyền phán xét tính mạng người khác thay tòa án - một nhận định của thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao TP.HCM Phan Công Hùng.
Còn hơn cường độ và liều lượng của công luận phản biện về bài viết của đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước, “quyền được bắn” của Bộ công an đã gây một chất men phản ứng mạnh mẽ cả trong và ngoài nước.
Khá trùng với thời điểm dự thảo nghị định của Bộ công an được trưng ra, đã xảy ra một vụ tấn công công của nhóm thanh niên làm một số công an và dân phòng bị thương.
Nhưng trước đó, lại đã diễn ra không ít vụ việc lực lượng cảnh sát lạm dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ gây thương tổn nặng nề cho “kẻ chống đối”, trong đó có những trường hợp chưa được kết luận minh bạch về việc người bị bắn hoặc bị đánh có thực sự chống đối hay chỉ biểu hiện hành động tự vệ chính đáng.
Trên tất cả, vụ án một trung tá công an giao thông tên Ninh đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng vào đầu năm 2011 ở Hà Nội là một minh chứng quyết liệt cho việc viên công an kia vẫn cố sát mà chưa cần phải dùng đến vũ khí.
Cảnh sát giao thông lại là lực lượng biểu lộ điển hình cho bộ mặt của ngành công an ngoài xã hội. Nhưng qua nhiều năm, bất chấp quá nhiều tai tiếng từ nạn nhũng nhiễu và mãi lộ, cơ chế xử lý các cảnh sát giao thông “có vấn đề” vẫn luôn chìm ẩn trong một chủ đề chưa bao giờ được tiết lộ công khai.
Hiển nhiên, nếu “quyền nổ súng” thuộc về cảnh sát giao thông và được “một bộ phận không nhỏ” trong số này lạm dụng để đòi “đạn”, vô hình trung ngành công an sẽ rước lấy những phiền toái vô cùng tận từ phản ứng của người dân - vốn đã quá uất ức trước cảnh ăn tiền công khai của những sắc phục bị coi là “đứng đường”, và có thể từ cả chính phủ hoặc ban bí thư - những lãnh đạo không muốn gầy dựng thêm bất kỳ “điểm nóng chính trị” nào trong bối cảnh đã quá thừa thãi các loại điểm nóng.
“Công an đánh dân!” - một khẩu ngữ nhuốm tính tự phát và bị coi là kích động của người dân - cũng vì thế có nguy cơ được diễn biến một cách chẳng mấy hòa bình sang “Công an bắn dân!”.
Một chuyển biến xáo động dữ dội như thế từ phía người dân có thể sẽ làm cho uy tín của ngành công an, bao gồm cả lực lượng an ninh vốn không mấy liên quan đến “quyền được bắn” và luôn bị cách biệt với lớp “đứng đường” bởi hố phân hóa giàu nghèo rất đáng kể, bị giảm sút đến khó lường trong lý trí của nhân dân và cả trong con mắt nhân quyền quốc tế.
Một cách nào đó, có thể hiểu thái độ tự tin khi nêu ra đề xuất cũng chính là sự tự mãn và cả tự tôn của chủ thể kiến nghị.
Trong xã hội Việt Nam đương đại, thái độ tự tôn như thế cũng đang diễn ra trong một vấn nạn mà người dân gọi là “kiêu binh”.
Thích quyền lực và tận dụng cơ hội để giương cao ngọn cờ quyền lực, thái độ tự tôn này đã trở nên một hình ảnh quá thiếu ánh sáng trong bầu không khí xã hội đang chực chờ nhiều bóng đen xung đột.
Chứng nhận hình ảnh những công an viên và dân phòng nghênh ngang hoạt náo trước tượng chúa Jesus trong nhà thờ, khối tín đồ Công giáo thành kính mới có thể nhận chân vì sao chính những nhân viên thừa hành công vụ nhiệt thành ấy, chứ không phải ai khác, mới vươn tới xác tín “lòng tin chở được núi lớn” nhanh chóng đến thế.
Sang chấn quyền lực
Hoang tưởng quyền lực cũng đang được xem là một đặc trưng ghê gớm trong xã hội ngày nay. Không nhận ra hoặc kém ý thức về việc quyền lực không phải là một phạm trù vĩnh viễn, và cũng như mọi thể chế, nó có thể mất đi vào một ngày nào đó, “một bộ phận không nhỏ” vẫn cố gắng níu giữ quyền lực bằng mọi cách và bằng vào cả tâm thế hoang tưởng đang ngày càng bị tác động bởi sang chấn xen cài ngay trong nội tâm họ.Một trong những sang chấn được coi là hoang tưởng tột đỉnh là đề xuất của ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM - về việc đánh thuế trên lãi tiền gửi tiết kiệm của người dân. Một lần nữa, người dân và ngay cả các nhà báo lại trở nên kinh ngạc về một kiến nghị không tiền khoáng hậu như thế.
Vẫn cảm thông cho cơn ác mộng của thị trường bất động sản ở Việt Nam nói chung và tại TP.HCM nói riêng đang tồn ứ đến ít nhất hàng trăm ngàn căn hộ cao cấp, nợ xấu bất động sản lên tới vài trăm ngàn tỷ đồng và cảnh đóng băng không lối thoát đang khiến cho nhiều đại gia nhà đất phải nhập viện tâm thần.
Nhưng để giải cứu thị trường này mà phát ra một sáng kiến như của ông Lê Hoàng Châu thì quả là “dã man và phi đạo đức” - như tiêu đề hết sức giận dữ của của một bài báo trong nước, cũng như đã đẩy tình thế vào một trạng thái hoang tưởng gần như cực đại.
Giờ đây, khi quý cuối cùng của năm bò sát đã gần trôi qua, nhìn lại những đề xuất trên, giới chuyên gia xã hội học hẳn đã nhận ra rằng nhiều năm qua đã không xảy ra cái tình trạng oái oăm đến cực đoan như thời gian gần đây.
Những năm trước, dù trong một xã hội nhiễu nhương và tha hóa về mặt bằng văn hóa, nhưng một số đề xuất của các cơ quan quản lý nhà nước cũng chỉ mang tính “bất hợp lý” chứ không đến mức bị coi là không tưởng về tính khả thi, hoang tưởng về lý trí và bất chấp cả đạo lý như hiện nay.
Một quan chức như ông Phan Xuân Dũng, người nằm ngay trong một cơ quan về khoa học của Quốc hội, lại đã quá tự tin vào cái được gọi là “quyền lực của dân, do dân và vì dân” sẽ biến thành vũ khí để chống lại chính người dân.
Bị mô tả là hoàn toàn thiếu tính khoa học và chỉ nhằm thắt buộc hơn nữa những kẻ bần hàn đi tìm lại ánh sáng công bằng qua khiếu tố, đề xuất của ông Dũng đã tiến rất nhanh đến khái niệm “khoa học què quặt” của nhà bác học Albert Einstein.
Phân tâm học bất lực
Trên phương diện xã hội học, hiện tượng đầy bất thường về các loại hình và trạng thái hoang tưởng như trên lại là một vấn đề rất thú vị để mổ xẻ và đánh giá.Nhiều câu hỏi, nhiều giả thiết có thể được nêu ra, kể cả việc cần và buộc phải tham khảo những lý thuyết và khảo sát về phân tâm học và căn bệnh tâm thần phân liệt của vị bác sĩ người Áo - Sigmund Freud.
Trong cuộc đời nghiên cứu và thể nghiệm phong phú của mình, Freud lại đã không quên đề cập đến những kẻ hoang tưởng do bị bất lực.
Chỉ là lớp hậu sinh của Freud, nhưng chúng ta lại có kinh nghiệm tràn đầy về ứng nghiệm nghiên cứu của ông: Lẽ nào quyền lực trở thành hoang tưởng khi nó bị hành hạ bởi căn bệnh bất lực?
Sau biểu hiện hoang tưởng tiền đề, sẽ còn những hoang tưởng phát triển nào khác với mức độ trầm trọng hơn?
Và phải chăng hoang tưởng quyền lực là giai đoạn cuối của một thứ quyền lực thực chất là hoang tưởng?
(Thiền Lâm, Việt Nam 25-03-2013)
Copy từ: RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét